Đầu tư chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ trang trí nội thất – Vivaldi Home Vietnam
I. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Kinh doanh bán lẻ là hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tới những cá nhân người tiêu dùng hoặc những tổ chức có nhu cầu trong quá trình hoạt động của mình.
Trong những năm gần đây nhu cầu gia tăng về nhà đất kéo theo nhu cầu về nội thất và trang trí nhà ở khiến thị trường nội thất Việt Nam đang hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi Tổ chức kết nối thương mại Liên minh châu Âu – Việt Nam (EU – Vietnam Business Network – EVBN), Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất và đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu đồ gỗ.
Cũng theo phân tích của EVBN, thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu, có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan,…
Báo cáo về thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2019 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cũng chỉ ra rằng, tuy đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ nhưng thị trường trong nước với sức tiêu thụ 90 triệu người dân, ước đạt 2 – 3 tỉ USD một năm lại chưa được chú ý đúng mức. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của ngành trang trí nội thất Việt Nam được dự báo đạt trung bình khoảng 9,4%/năm giai đoạn đến năm 2030.
Với nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6% mỗi năm, đi cùng với đó là sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và bất động sản, thu nhập mỗi hộ gia đình tăng cũng sẽ giúp gia tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ nội thất. Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến TP HCM, tổng mức tiêu thụ đồ nội thất trong nước ước đạt khoảng 4 tỷ USD.
Trong bối cảnh các công ty trong nước đang tập trung nhiều cho xuất khẩu, EVBN nhận định thị trường nội thất tại Việt Nam đang có cơ hội tốt để đầu tư kinh doanh, cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa.
Từ những tiềm năng thị trường như trên, kết hợp với việc đáp ứng nhu cầu phát triển của chúng tôi trong thời kỳ mới. Chúng tôi tiến hành nghiện cứu và lập dự án “Đầu tư chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ trang trí nội thất” kính trình các tổ chức tín dụng, đơn vị – cá nhân có liên quan… xem xét và đồng hành cùng chúng tôi thực hiện dự án đầu tư trên, với mục tiêu chung tay góp phần phát triển thị trường trang trí nội thất Việt Nam, cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
II. Mục tiêu dự án.
1. Mục tiêu chung.
- Nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Đảm bảo sự liên kết thống nhất giữa hệ thống chuỗi cửa hàng và xưởng sản xuất, qua đó tạo vị thế riêng cho loại hình, đảm bảo sự phát triển lâu dài và hiệu quả của công ty.
- Từng bước xây dựng thương hiệu và phấn đấu đến năm 2025 trở thành thương hiệu trang trí nội thất hàng đầu Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể.
- Ổn định và phát triển chuỗi cửa hàng trang trí nội thất với quy mô giai đoạn I là 6 cửa hàng tập trung tại các thành phố lớn trên phạm vi cả nước trong giai đoạn đầu 2 năm thực hiện dự án. Gồm: Thành phố Hồ Chí Minh: 03 cửa hàng; Thành phố Hà Nội: 02 cửa hàng; Thành phố Đà Nẵng: 01 cửa hàng.
- Xây dựng website để phát triển kinh doanh online và cung cấp dịch vụ của chuỗi trong thời kỳ công nghiệp 4.0
- Xây dựng chuỗi của hàng kinh doanh trang trí nội thất với thương hiệu Vivaldi Home. Hoạt động của chuỗi cửa hàng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng sản phẩm tủ bếp Kitchen Cabinet, living room trung và cao cấp theo phong cách thiết kế đến từ Italia.
- Góp phần tạo môi trường kinh doanh hiện đại văn minh. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xứng đáng của khách hàng.
III. Tổng vốn đầu tư của dự án.
STT | Nội dung | Thành tiền trước thuế (1.000 đồng) | Thuế VAT (10%) | Thành tiền sau thuế (1.000 đồng) |
I | Xây dựng | 1.447.200 | 144.720 | 1.591.920 |
1 | Cải tạo cửa hàng (sơn sửa, chiếu sáng,…) | 1.200.000 | 120.000 | 1.320.000 |
2 | Hệ thống thông tin liên lạc và camera giám sát | 240.000 | 24.000 | 264.000 |
3 | Thiết bị phòng cháy chữa cháy cầm tay | 7.200 | 720 | 7.920 |
II | Thiết bị | 1.230.000 | 123.000 | 1.353.000 |
1 | Bàn ghế đón khách các loại | 180.000 | 18.000 | 198.000 |
2 | Quầy thanh toán (bàn ghế, máy tính tiền, ….) | 210.000 | 21.000 | 231.000 |
3 | Hệ thống tính tiền thông minh | 360.000 | 36.000 | 396.000 |
4 | Bảng hiệu các loại | 480.000 | 48.000 | 528.000 |
III | Chi phí quản lý dự án | 92.444 | 9.244 | 101.688 |
IV | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác | 6.189.633 | 18.963 | 6.208.596 |
1 | Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi | 20.266 | 2.027 | 22.293 |
2 | Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi | 33.759 | 3.376 | 37.135 |
3 | Chi phí thiết kế bản vẽ thi công cửa hàng | 40.232 | 4.023 | 44.255 |
4 | Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi | 7.523 | 752 | 8.275 |
5 | Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng | 4.197 | 420 | 4.617 |
6 | Chi phí thẩm tra dự toán | 4.081 | 408 | 4.489 |
7 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng | 7.945 | 795 | 8.740 |
8 | Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB | 6.753 | 675 | 7.428 |
9 | Chi phí giám sát thi công xây dựng | 50.768 | 5.077 | 55.845 |
10 | Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị | 14.108 | 1.411 | 15.519 |
11 | Chi phí hàng hóa vốn lưu động ban đầu | 6.000.000 | 6.000.000 | |
V | Dự phòng phí | 895.928 | 29.593 | 925.520 |
Tổng cộng | 9.855.204 | 325.520 | 10.180.724 |
IV. Hiệu quả kinh tế của dự án.
1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.
Kết thúc năm thứ 2 (sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động) phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 800 triệu đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 1.086% trả được nợ.
2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.
Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.
Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 16,05 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 16,05 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.
Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 5 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 5 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.
Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.
Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 2 tháng kể từ ngày hoạt động.
3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 8,26 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 8,26 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 7,14%).
Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 5 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 5.
Kết quả tính toán: Tp = 4 năm 5 tháng tính từ ngày hoạt động.
4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).
Hệ số chiết khấu mong muốn 7,14%/năm.
Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 69.731.616.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 69.731.616.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.
5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 52,81% > 7,14% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.