Từ trước đến nay không ai có thể chắc chắn một người có thành công hay không, nhưng khi nhìn những người thành công luôn có một số điểm chung nhất định. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình không hề thua kém nhưng lại không thành công như những người khác? Vậy sự khác nhau nằm ở đâu?
Người thành công và người thất bại khác nhau ở đâu?
Người thành công nắm bắt sự thay đổi, người thất bại luôn sợ sự thay đổi
“Nắm bắt sự thay đổi là một trong những điều khó nhất mà một người có thể làm”, Kerpen – tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Nghệ thuật con người” trong bài đăng trên LinkedIn năm 2014 của mình. Với thế giới của công nghệ đang phát triển nhanh chóng, điều bắt buộc là chúng ta phải nắm lấy những thay đổi này và thích nghi. Thay vì sợ hãi, phủ nhận hoặc che giấu chúng, người thành công chắc chắn biết nắm bắt.
Người thành công luôn nói về ý tưởng, người thất bại luôn nói về người khác
Thay vì nói về những người mà chẳng làm bạn đi đến đâu, thì người thành công sẽ muốn thảo luận nhiều về ý tưởng. Kerpen nói “Chia sẻ ý tưởng với mọi người sẽ làm họ trở nên tốt hơn.”
Người thành công luôn nhận trách nhiệm trong thất bại của họ, người thất bại luôn kiếm lí do đổ lỗi cho người khác
Những nhà lãnh đạo và cả doanh nhân đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống nhưng điểm chung là họ luôn chấp nhận trách nhiệm khi thất bại. Còn với những kẻ thất bại, họ chẳng giải quyết được việc gì mà luôn cố gắng quăng hai chữ “trách nhiệm” lên người khác.
Người thành công luôn chia sẻ thành quả cho người khác khi thắng lợi, người thất bại luôn muốn dành hết về phần mình và chiếm đoạt từ thành công của người khác
Bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo hoặc đồng nghiệp tốt nếu như biết cách san sẻ hào quang của mình cho những người khác cùng tỏa sáng. Do đó họ càng có động lực để phát triển mạnh mẽ hơn.
Người thành công luôn muốn mọi người cùng thành công, người thất bại luôn mong người khác gặp thất bại
“Khi bạn ở trong một tổ chức nhiều người, để thành công, tất cả các bạn phải thành công”, Kerpen nói. Đây là lý do tại sao những người thành công nhất không mong muốn sự sụp đổ của họ – họ muốn thấy đồng nghiệp của mình thành công và phát triển.
Người thành công luôn tìm cách học hỏi, người thất bại chỉ làm những việc không cần kiến thức và kỹ năng
Cách duy nhất để phát triển thành một người lãnh đạo chuyên nghiệp chính là không ngừng học hỏi. Bạn sẽ vượt trội so với đối thủ nếu biết nhiều hơn. Còn trong trường hợp cứ an phận thủ thường thì sẽ chẳng bao giờ khá lên được.
Người thành công luôn tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để giúp đỡ người khác, người thất bại luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để giúp đỡ chính mình.
Kerpen trả lời phỏng vấn với B.I rằng với một người có ảnh hưởng lần đầu gặp bạn, câu hỏi hay nhất dành cho họ không phải là “Bạn có thể làm gì để giúp đỡ tôi không?” mà là “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ bạn chứ?”. Tất nhiên, bạn nên sẵn sàng và có thể giúp đỡ người đó nếu họ đưa ra lời đề nghị với bạn. Sau này, họ cũng sẽ nhiệt tình giúp bạn khi bạn cần.
Người thành công luôn nắm lấy cơ hội, người thất bại luôn sợ những rủi ro
Nếu bạn không dám tận dụng thời cơ và can đảm để đi tiếp thì bạn sẽ không thể biết dư vị thành công ở phía cuối con đường. Chẳng có một thành tựu nào cho bạn khi bạn ngồi ở một chỗ và lo sợ về thất bại.
Người thành công luôn tìm cách để hiểu được chính mình, người thất bại luôn thờ ơ với nội tâm
Kerpen viết trong cuốn sách của mình “Bước đầu tiên để gây ảnh hưởng tới người khác nhằm đạt những thành tựu trong công việc và cuộc sống chính là hiểu rõ bản thân.” Cụ thể, bạn nên hiểu những động lực vô thức của bạn, điều gì làm thay đổi tâm trạng và cách bạn tương tác tốt nhất với người khác.
Người thành công luôn lắng nghe, người thất bại luôn nói nhiều
Kerpen nói rằng kỹ năng quan trọng nhất nhưng luôn bị đánh giá thấp trong kinh doanh chính là lắng nghe. Thật khó để lắng nghe bởi ý tưởng của chúng ta thì ai cũng muốn nói nhiều về nó. Tuy nhiên khi bạn giảm nói đi một chút, mọi người bỗng bị thuyết phục hơn đó.
Người thành công liêm khiết dễ bị tổn thương, người thất bại quá thận trọng và bí hiểm
Trong cuốn sách của mình, Kerpen nói từ bé mỗi người đã được dạy rằng việc khóc và bộc lộ cảm xúc là biểu hiện của sự yếu đuối. Tuy nhiên, tại một khóa tu của những người quản lý, anh ấy đã phát hiện ra sức mạnh từ việc bị tổn thương. Khi Kerpen yêu cầu mọi người chia sẻ về trải nghiệm và bài học của họ, thì ai cũng bật khóc và thấy như được kết nối.
Người thành công luôn giữ thái độ tiêu cực, người thất bại luôn giữ thái độ tiêu cực
Một tinh thần tích cực chắc chắn sẽ dễ lan tỏa tới mọi người xung quanh và giúp họ muốn gắn kết với bạn hơn. Ngược lại, sự tiêu cực sẽ phá vỡ bầu không khí vui vẻ và không giúp chúng ta thoải mái để làm việc.
Người thành công luôn đối xử tốt với mọi người, người thất bại luôn đưa mình lên trước
Sự tốt bụng và tử tế sẽ giúp chúng ta ghi điểm trong mắt của người khác. Bạn có thể chưa thực sự xuất sắc trong công việc nhưng nếu bạn có một trái tim ấm áp thì người khác dễ muốn hợp tác cùng bạn hơn.
Người thành công luôn khen người khác, người thất bại luôn chỉ trích người khác
Kerpen viết trên LinkedIn “Một lời khen mang lại năng lượng tự nhiên cho ai đó, và là một hành động tử tế giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Ngược lại, phê bình tạo ra sự tiêu cực.” Dù vậy chúng ta nên tỉnh táo những lời “khen đểu” kiểu như “Đúng là hợp với độ tuổi của bạn” hay “Nhìn bạn trông không giống những người phụ nữ/đàn ông khác nhỉ!”…
Người thành công luôn có sự biết ơn, người thất bại không biết ơn với mọi người xung quanh
Kerpen khẳng định, chẳng có ai tự lực hoàn toàn thành công. Chắc chắn đã có những người giúp đỡ họ. Ông nói thêm “Lòng biết ơn là chìa khóa cuối cùng để thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống.” Một lời cảm ơn sẽ giúp bạn trở nên tốt đẹp trong mắt của đối tác.
Người thành công luôn tha thứ cho người khác, người thất bại luôn mang hận thù
“Là con người, ai cũng mắc những sai lầm. Cách duy nhất để vượt qua sai lầm là tha thứ và bước tiếp. Sống trong sự tức giận chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn đối với bạn.” – Kerpen viết. Nếu ai đó làm điều sai với bạn, các nhà tâm lý học khuyên bạn không nên cố gắng gấp rút quá trình tha thứ. Thay vào đó, hãy dành thời gian để giải quyết những cảm xúc của mình và đặt mình vào vị trí của người khác.