Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí giao thông Dasan Vina

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí giao thông Dasan Vina

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí giao thông Dasan Vina

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

GTVT đường bộ có vị trí trọng yếu trong hệ thống GTVT quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ lớn nhất so với các phương thức vận tải khác. Hàng năm, 70% khối lượng hàng hóa và 90% lượng hành khách được vận chuyển bằng đường bộ. Do đó, vận tải đường bộ có ý nghĩa quan trọng nhất, phổ biến nhất, chiếm khối lượng lớn nhất trong lưu thông hàng hóa và hành khách trong nội địa.

Theo dữ liệu thống kê từ Tổng cục ĐBVN, mạng lưới đường bộ bao gồm hệ thống quốc lộ với 21.100km, chiếm tỉ lệ 4%; đường đô thị có 26.950km, chiếm 5%; đường tỉnh 28.910km, chiếm 5,1%; đường huyện 58.430km, chiếm 10%; đường liên xã 144.670km, chiếm 25%; đường thôn xóm, đường trục nội đồng 289.790km, chiếm 51% và 741km đường cao tốc. Trong những năm vừa qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội; chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng – an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 25/02/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định 355/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định GTVT là bộ phận quan trọng, một trong 3 khâu đột phá cần ưu tiên đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng tâm, các giai đoạn thực hiện phù hợp, theo định hướng hiện đại; đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; coi trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; mục tiêu là vận tải đường bộ khối lượng vận tải hành khách chiếm 86% – 90%, vận chuyển đường bộ chiếm 65% – 70%.

Trong đó, phát triển đường bộ ưu tiên: Trục dọc – đầu tư xây dựng QL1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc- Nam; đầu tư một số đoạn đường bộ ven biển gắn với đê biển.

Phía Bắc: Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam – Trung Quốc, một số cao tốc nối Hà Nội với các khu vực…; miền Trung: Xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường thuộc hành lang kinh tế Đông – Tây, nối ven biển với Tây Nguyên và kết nối với Lào, Campuchia; phía Nam: Xây dựng các tuyến đường cao tốc khu vực TP. Hồ Chí Minh, các tuyến đường bộ nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long…

Trước năm 2013, Việt Nam chỉ có 167km đường cao tốc đưa vào khai thác. Đến nay, tổng số đường cao tốc đã đưa vào khai thác là 741km, tăng hơn 4 lần; hiện nay đang xây dựng đường ô tô cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dài 127km, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 55km, Hòa Lạc – Hòa Bình dài 26km, Hải Phòng – Hạ Long dài 29km, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 64km và một phần của đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn mới được hoàn thành. Trong thời gian tới sẽ xây dựng đoạn cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, Ninh Bình – Thanh Hóa (75km), Thanh Hóa – Hà Tĩnh (160km), Dầu Giây – Phan Thiết (98km), Phan Thiết – Nha Trang (160km)… Số vốn dành cho đường cao tốc giai đoạn đến 2020 ước tính khoảng 392.300 tỷ VND (khoảng 18 tỷ USD).

Từ những yếu tố trên cho thấy, ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho thi công duy tu, bão dưỡng đường giao thông cũng vô cùng quan trọng, góp phần phát triển mạng lưới giao thông Việt Nam.

Trong khi đó, hiện tại Việt Nam mới chỉ có 1 nhà máy sản xuất hộ lan phục vụ cho ngành ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế là Công ty Thắng Lợi xây dựng nhà máy tại Nam Định, với công suất khoảng 160.000 mét/năm. Cho thấy ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể là sản xuất hộ lan đạt tiêu chuẩn quốc tế vẫn còn rất hạn chế tại Việt Nam.

Từ những yếu tố trên, với kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất hộ lan của chúng tôi tại Hàn Quốc, các sản phẩm của Công ty đều đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế (cụ thể là đáp ứng các yêu cầu khắt khe theo tiêu chuẩn AASHTO – Mỹ hoặc  tiêu chuẩn 22TCN của Bộ GTVT Việt Nam). Để phát triển trong thời kỳ mới, với mục tiêu chung tay phát triển ngành công nghiệp sản xuất hộ lan đạt chất lượng cao, cung cấp cho nhu cầu xây dựng duy tu bảo dưỡng mạng lưới đường giao thông của Việt Nam, đặc biệt là đường cao tốc và quốc lộ, Công ty Dasan Vina phối hợp với đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần Lập dự án Á Châu tiến hành nghiên cứu và lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí giao thông Dasan Vina” kính trình các cơ quan, ban ngành và tổ chức tín dụng xem xét và chấp thuận phương án đầu tư của chúng tôi.

II. Mục tiêu dự án.

  • Đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ dây chuyền sản xuất hộ lan phục vụ ngành giao thông đường bộ Việt Nam trong xây dựng và duy tu bảo dưỡng.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá cao trong quá trình sản xuất hộ lan, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 540.000 mét hộ lan có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn AASHTO – Mỹ và tiêu chuẩn 22TCN của Bộ GTVT Việt Nam.
  • Giải quyết việc làm cho người lao động, cũng như góp phần phát triển kinh tế của địa phương thông qua hiệu quả kinh doanh của nhà máy.

III. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất hộ lan với dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động có công suất là 2.000 mét hộ lan các loại/ngày, để hàng năm đáp ứng nhu cầu thị trường với tổng sản lượng thiết kế khoảng 600.000 mét/năm.

IV. Tổng vốn đầu tư của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (US$)
I Xây dựng 1.577.500
1 Nhà xưởng sản xuất (đã bao gồm cầu trục) 745.000
2 Sân đường giao thông nội bộ 92.400
3 Nhà điều hành 143.200
4 Nhà ở cán bộ công nhân viên 194.400
5 Hệ thống PCCC và chống sét 94.000
6 Hệ thống cấp điện tổng thể 170.000
7 Hệ thống cấp nước khu điều hành 21.500
8 Hệ thống chiếu sáng công cộng 105.000
9 Hệ thống thông tin liên lạc 12.000
II Thiết bị 16.067.600
1 Thiết bị điều hành (bàn ghế, máy tính văn phòng,…) 63.500
2 Dây chuyền thiết bị sản xuất 15.580.100
3 Xe tải 15 tấn có cẩu 424.000
III Chi phí quản lý dự án  227.784
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 2.757.836
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  13.823
2 Chi phí khảo sát địa hình – địa chất  6.000
3 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  37.037
4 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công  18.337
5 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi  7.222
6 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng  1.885
7 Chi phí thẩm tra dự toán  1.801
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng  2.836
9 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB  9.554
10 Chi phí giám sát thi công xây dựng  36.467
11 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị  35.055
12 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường  15.000
13 Chi phí thuê đất trả tiền 1 lần 1.680.000
14 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 892.820
V Dự phòng phí 2.063.072
Tổng cộng 22.693.792

V. Các thông số tài chính của dự án.

  1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 2 triệu US$. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 204% trả được nợ.

  1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 8,58 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 US$ vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 8,58 US$ thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 8 tháng kể từ ngày hoạt động.

  1. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 4,75 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 4,75 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 4,97%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11.

Kết quả tính toán: Tp = 10 năm 1 tháng tính từ ngày hoạt động.

  1. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 4,97%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 46.591.231 US$. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 46.591.231 US$ > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

  1. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 15,84% > 4,97% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *