Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương giai đoạn 2017 – 2020”

Dự án Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương giai đoạn 2017 – 2020”

Dự án “Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương giai đoạn 2017 – 2020”

I. Sự cần thiết phải lập dự án.

Công tác quản lý nhà nước về một số lĩnh vực thuộc ngành công thương như chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và thay đổi mô hình hoạt động chợ truyền thống đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi cơ quan chức năng mới đây phát hiện hàng loạt những vi phạm, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đến sức khỏe, khả năng lao động, chất lượng cuộc sống của con người. Ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng yêu cầu, là đòn bẩy để phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Phước.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành hệ thống chính sách pháp luật cơ bản đầy đủ và hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương thực thi quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, công nghiệp phụ trợ và hoạt động của chợ, nên chất lượng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản, công nghiệp phụ trợ và phát triển các chợ,… từng bước được cải thiện đáng kể.

Bình Phước là tỉnh nông nghiệp có các vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao đã hình thành và phát triển. Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016 ước thực hiện 55.668 tấn, Giá trị sản xuất Công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 30.081,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, mất ATTP, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm sử dụng vẫn còn xảy ra và đang là nỗi lo, là bức xúc của nhân dân và ảnh hưởng nhiều đến việc tăng sản lượng và giá trị các loại sản phẩm hàng hóa của ngành nông nghiệp tỉnh. Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu đã hình thành và phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, hoạt động của chợ truyền thống phát sinh một số vấn đề như không đáp ứng được tiêu chí của thời kỳ mới, hoạt động bất hợp lý dẫn đến việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước một số lĩnh vực trọng tâm trên là: Bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ ,… trên địa bàn tỉnh chưa được kiện toàn và củng cố; các văn bản phân công, phân cấp chưa được rà soát, sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng quản lý xuyên suốt từ tỉnh đến địa phương; hệ thống kiểm soát, kêu gọi đầu tư,… của ngành chưa được chú trọng nâng cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa được đầu tư đúng mức; năng lực đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước tại địa phương chưa bắt kịp tình hình mới, dẫn đến nghiệp vụ hạn chế…

Vì vậy, để khắc phục các tồn tại trên là phải nâng cao năng lực quản lý thông qua hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao năng lực tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, cơ chế hoạt động nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về về một số lĩnh vực thuộc ngành Công thương là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, Sở Công thương phối hợp với Lập dự án Á Châu xây dựng Đề án Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về một số lĩnh vực thuộc ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 – 2022” để thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

II. Quan điểm.

II.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Đảm bảo chất lượng an toàn là yếu tố quyết định phát triển bền vững, tạo lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm góp phần tăng giá trị trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu.
  • Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, trang trại và sự hưởng ứng của người dân.
  • Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát theo chuỗi sản phẩm an toàn; phân tích được mối nguy và kiểm soát được mối nguy.
  • Hệ thống cơ quan Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo tính chuyên trách, thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã. Đẩy mạnh phân công, phân cấp và nâng cao vai trò quản lý của cấp xã đối với sản xuất nhỏ lẻ, thủ công.
  • Huy động tối đa các nguồn lực, phát huy vai trò của các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể chính trị, các hiệp hội ngành, nghề trong việc tham gia Quản lý Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

II.2. Công nghiệp hỗ trợ.

  • Phát triển CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Bình Phước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2022.
  • Phát triển CNHT trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Phát triển CNHT trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Bình Phước, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nước đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế.
  • Phát triển CNHT theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược – các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
  • Phát triển CNHT theo hướng tập trung theo từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh. Mà trọng tâm là 3 ngành công nghiệp được xác định có lợi thế của tỉnh Bình Phước.

II.3. Phát triển mô hình chợ kiểu mẫu.

  • Nhằm xây dựng chợ kinh doanh các ngành hàng thực phẩm đạt tiêu chí xác định, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, nâng cao phục vụ văn minh thương mại, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo an toàn cũng như do ngộ độc thực phẩm gây ra trong quá trình sử dụng thực phẩm tại chợ.
  • Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
  • Hướng dẫn các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thực hiện các quy định của nhà nước về hàng hóa kinh doanh, về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

III. Mục tiêu.

III.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nâng cao năng lực hệ thống quản lý của ngành công thương từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn nhằm bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, ATTP cho thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển ổn định và bền vững, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm. Với mục tiêu cụ thể như sau:

  1. Mục tiêu của ngành.
  • Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các đối tượng:
  • 100% chủ cơ sở, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý (bao gồm lãnh đạo Sở; lãnh đạo và chuyên viên quản lý các phòng, đơn vị trực thuộc Sở và các phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng; lãnh đạo và cán bộ nhân viên các đơn vị quản lý chợ; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương) có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.
  • Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm ngành Công Thương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
  • Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm:
  • Ít nhất 70% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Ít nhất 10 % cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000…; khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.
  • Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh (chợ, siêu thị) thực phẩm:
  • 100% siêu thị được kiểm soát an toàn thực phẩm; ít nhất 50% chợ trong quy hoạch được kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát) theo hướng dẫn Bộ Công Thương.
  • Xây dựng và triển khai mô hình chợ thí điểm về an toàn thực phẩm.
  1. Cơ cấu tổ chức.

Kiện toàn tổ chức bộ máy của Phòng Quản lý thương mại và Chi cục Quản lý thị trường. Mỗi huyện có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách và mỗi xã có 01 cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

  1. Cơ sở vật chất.
  • Cấp tỉnh: Mua sắm các trang thiết bị dụng cụ kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản, dụng cụ kiểm tra nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư 1 xe chuyên dụng xét nghiệm về an toàn thực phẩm, có thể tiến hành xét nghiệm nhanh các mẫu rau, củ, quả, thịt, cá…
  • Cấp huyện: Trang bị các dụng cụ kiểm tra nhanh cho Phòng Kinh tế để chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra.

III.2. Công nghiệp hỗ trợ.

Trên cơ sở thực trạng phát triển các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy các ngành công nghiệp triển vọng để phát triển CNHT là các ngành: (1) dệt – may, giày – da; (2) cơ khí; (3) điện – điện tử theo đúng định hướng phát triển theo Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với mục tiêu cụ thể như sau:

  1. Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may, giày – da.
  2. Ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt – may

Trên cơ sở thực trạng ngành công nghiệp dệt – may, CNHT ngành dệt – may ở Bình Phước có thể được xác định ở một số lĩnh vực sản xuất như sau:

  • Công nghiệp sản xuất sợi cung cấp sợi cho ngành công nghiệp dệt; Công nghiệp dệt cung cấp vải cho ngành công nghiệp may;
  • Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành may: bao gồm sản xuất chỉ, nút, dây kéo, nhãn mác, logo,…;
  • Công nghiệp cơ khí: chủ yếu sản xuất những chi tiết đơn giản như khung, gá lắp, kéo cắt chỉ, lược dệt…
  • Công nghiệp hóa chất: chủ yếu là các doanh nghiệp nhuộm, gồm: Các loại thuốc nhuộm; chất trợ, hóa chất cơ bản, chế phẩm sinh học…
  1. Các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành giày – da

Trên cơ sở thực trạng ngành công nghiệp giày – da Bình Phước, công nghiệp hỗ trợ ngành giày – da ở Bình Phước có thể được xác định ở một số lĩnh vực sản xuất như sau:

  • Công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu ngành giày – da;
  • Công nghiệp sản xuất da đã thuộc;
  • Công nghiệp hóa chất;
  • Công nghiệp cơ khí: sản xuất các loại dao dùng cho ngành da – giày.
  1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí.

Trên cơ sở thực trạng ngành công nghiệp cơ khí Bình Phước, công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí ở Bình Phước có thể được xác định ở một số lĩnh vực sản xuất như sau:

  • Nhóm sản phẩm cơ khí ô tô, xe máy: (1) Nhóm sản phẩm CNHT bên ngoài như: Khung, vỏ (ca bin, vỏ), bánh xe; (2) Nhóm sản phẩm phụ kiện, các chi tiết ô tô như: sản xuất đèn xe, còi xe, ống dây, cuộn dây xoăn, ron giấy, ron cao su, nắp, vỏ bọc, ghế đệm, lái, gương kính, sản phẩm nhựa và gia công sơn mạ ô tô.
  • Nhóm sản xuất sản phẩm phục vụ trong xây dựng: tôn, tấm lợp, xà gồ, cấu kiện xây dựng, ống thép, sắt thép xây dựng, panel cách nhiệt, cửa và cửa sổ các loại, các thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,…
  • Nhóm sản phẩm cơ khí tiêu dùng: gồm các sản phẩm thông thường như nồi xoong chảo, dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp (kệ inox, móc, vĩ, lọc rác…), thùng thiếc, khung bàn ghế, bàn ghế, kệ sắt, thùng, xô chậu, tủ,…
  • Nhóm sản phẩm cơ khí chế tạo: Linh kiện, phụ tùng phục vụ chế tạo máy móc thiết bị nông nghiệp, phục vụ ngành công nghiệp chế biến; sản phẩm cơ khí chính xác (ống thép dẫn dầu và chi tiết van dầu khí), đúc, gia công cơ khí và luyện kim loại màu, van kim loại, bồn tự hoại và bồn chứa dầu. Các sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp khác, như: Chế tạo khuôn mẫu, bồn áp lực, các thiết bị phụ tùng cho ngành hoá chất, chế biến gỗ,…
  1. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử.

Trên cơ sở thực trạng ngành công nghiệp điện – điện tử Bình Phước, công nghiệp hỗ trợ ngành điện – điện tử ở Bình Phước có thể được xác định ở một số lĩnh vực sản xuất như sau:

  • Nhóm sản phẩm thiết bị điện, vật liệu điện: Các sản phẩm này gồm: Máy biến thế, ổn áp, quạt công nghiệp, dây điện các loại, công tắc, cầu chì, bóng đèn…
  • Nhóm sản phẩm linh kiện điện – điện tử:: Đây là những linh kiện phục vụ cho máy móc thiết bị công nghiệp, linh kiện điện tử gia dụng, linh kiện điện cho lắp ráp ô tô, xe máy,… Đây là nhóm sản phẩm có nhiều triển vọng trong tương lai, nhất là xuất khẩu. Các sản phẩm này gồm: sản phẩm nguyên phụ liệu, sản phẩm linh kiện điện tử, ép nhựa và đầu nối hệ thống làm linh kiện điện tử cho ngành ô tô,…

III.3. Phát triển mô hình chợ kiểu mẫu.

  • Xây dựng thí điểm mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm được tỉnh phê duyệt. Sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các chợ kinh doanh thực phẩm khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  • Đến năm 2020, xây dựng thành công chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và văn minh thương mại; tổng kết và nhân rộng mô hình. Đến năm 2022, áp dụng trên tất cả các chợ thị trấn, chợ phường có kinh doanh các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *