Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao theo đề án 04 của tỉnh Ủy Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao theo đề án 04 của tỉnh Ủy Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao theo đề án 04 của tỉnh Ủy Bà Rịa – Vũng Tàu.

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết, bởi nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.

Xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 800 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên 7.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo được giống mới có mang gen kháng sâu bệnh; các giống mới có chất lượng cao và đồng nhất.

Sự xuất hiện của ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức thành sản xuất hàng hóa.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy, để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng hiện đại hoá.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.

Từ những yếu tố phân tích trên, để phát triển trong thời kỳ hội nhập. Công ty Công Lâm tiến hành nghiên cứu, triển khai lập dự án “Trồng và sơ chế bơ ứng dụng công nghệ cao Công Lâm”.

II. Mục tiêu cụ thể.

  • Áp dụng quy trình công nghệ canh tác bơ theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc cây bơ với công nghệ tưới tiết kiệm nước tự động.
  • Hàng năm dự án cung cấp cho thị trường khoảng trên 400 tấn sản phẩm bơ chất lượng cao.
  • Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất được giao.

III. Nhu cầu sử dụng đất của dự án.

Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án

TT Nội dung Diện tích(m²) Tỷ lệ(%)
I Khu điều hành và các công trình phụ trợ 1.156 0,39
1  Nhà điều hành 250  0,08
2 Nhà bảo vệ 16  0,01
3 Nhà vệ sinh công nhân viên 40  0,01
4 Nhà xưởng sơ chế đóng gói 400  0,13
5 Kho chứa thành phẩm 200  0,07
6 Kho nguyên vật liệu 100  0,03
7 Nhà nghỉ công nhân và nhà ăn 150  0,05
II Khu sản xuất 285.000 95,00
1 Vườn trồng bơ theo tiêu chuẩn VietGAP 280.000  93,33
2 Hồ chứa nước tưới, đồng thời là hồ sinh thái 5.000  1,67
III Các hạng mục tổng thể 13.844 4,61
1 Hệ thống giao thông sân bãi tổng thể 13.844  4,61
Tổng cộng 300.000 100,00

IV. Tổng mức đầu tư của dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 12.843.000
II Thiết bị 3.350.000
III Chi phí quản lý dự án  467.273
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng  990.799
V Chi phí khác(Gk) 14.934.900
VI Chi phí dự phòng 2.923.597
  Tổng cộng 35.509.568

V. Hiệu quả của dự án.

Từ kết quả tính toán phân tích của dự án (thể hiện chi tiết phụ lục kèm theo). Cho chúng ta kết quả phân tích cụ thể như sau:

  1. Phân tích khả năng trả nợ của dự án: Sau 2 năm đầu xây dựng cơ bản chưa có nguồn thu nên dự án đề xuất ân hạn 2 năm, đến năm thứ 3 tiến hành trả nợ gốc, thời gian trả nợ gốc là 8 năm, kể cả nợ gốc và lãi, trung bình mỗi năm trả khoảng 2,3 tỷ đồng. Kết quả phân tích cho thấy dự án hoàn toàn có thể trả được nợ với khả năng trả đạt 416%.
  2. Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn: Phân tích dự án trong điều kiện lý tưởng thì kết quả mang lại rất khả quan, khả năng hoàn vốn = 4,15 và thời gian hoàn vốn là 7 năm 4 tháng, tính từ ngày bắt đầu triển khai.
  3. Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu (7,62%): Phân tích dự án trong điều kiện có chiết khấu (có nghĩa là trong điều kiện kinh tế có lạm phát và ảnh hưởng lãi suất với hệ số chiết khấu là 7,62%) thì kết quả mang lại rất khả quan, khả năng hoàn vốn = 1,93 và thời gian hoàn vốn là 9 năm 4 tháng, tính từ ngày bắt đầu triển khai.
  4. Phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án: Với vòng đời phân tích dự án trong thời gian 20 năm, hệ số chiết khấu 7,62% thì kết quả NPV = 29.401.111.000 đồng > 0 cho thấy dự án có hiệu quả kinh tế.
  5. Phân tích tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): từ kết quả phân tích cho thấy IRR = 17,65% > 7,62% cho thấy dự án có khả năng sinh lời.

Kết luận: Từ các thông số phân tích tài chính như trên cho thấy hiệu quả kinh tế của dự án mang lại, xét trên khía cạnh kinh tế thì dự án hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện đầu tư để sinh lời.

TRÊN ĐÂY LÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN. QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU CẦN TƯ VẤN CHI TIẾT. XIN VUI LÒNG GỌI VÀO SỐ 0908.551.477 ĐỂ ĐƯỢC LẬP DỰ ÁN Á CHÂU TƯ VẤN CỤ THỂ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *