Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Dự án Trồng nho lấy lá xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao – kết hợp chế biến nước giải khát lá nho

Dự án Trồng nho lấy lá xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao – kết hợp chế biến nước giải khát lá nho

Dự án Trồng nho lấy lá xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao – kết hợp chế biến nước giải khát lá nho

I. Sự cần thiết xây dựng dự án.

Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cung cấp sinh kế cho gần 10 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% số dân, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu. Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở tạo tiền đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế phát triển nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Quốc hội đã ban hành Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Nhưng từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta đã chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực. Nếu so sánh với Hàn Quốc, Trung Quốc, tốc độ tăng năng suất trong nông nghiệp nước ta chưa bằng một nửa của họ. Có sự chênh lệch lớn như vậy là bởi sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông – lâm – thủy sản chưa cao và đang phải đối mặt với những thách thức lớn:

– Dân số tăng, nhu cầu về nông sản thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Dân số nước ta hiện nay trên 90 triệu người, dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu người. Do dân số tăng, hàng năm nước ta có thêm ít nhất 0,9 triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn, trong khi quỹ đất nông nghiệp tiếp tục suy giảm do công nghiệp hóa và đô thị hóa.

– Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra cũng ảnh hưởng lớn đến diện tích đất nông nghiệp. Theo các nhà khoa học, nếu nước biển dâng lên 1m thì 9 tỉnh Bến Tre, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tiền Giang và Cần Thơ sẽ bị ngập từ 24,7% đến 50,1% diện tích trên tổng số 11.475 km2.

– Do dân số tăng nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm của nước ta sẽ tăng lên ít nhất 11% – 12% so với hiện nay nên đòi hỏi nông nghiệp không chỉ tăng về số lượng mà cả là chất lượng. Nhu cầu thực phẩm sạch cũng “nóng” lên hàng ngày. Hàng nông sản làm sao phải ngon, bổ, rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Diện tích đất bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu, sức cạnh tranh chất lượng hàng nông – lâm – thủy sản ngày càng quyết liệt, đó quả là những thách thức, sức ép rất lớn với nông nghiệp Việt Nam. Nếu cứ sản xuất manh mún, không đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi… và không phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì nông nghiệp nước ta không tăng trưởng mà còn thụt lùi xa hơn nữa với khu vực và thế giới. Vì thế đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel… là lời giải đúng nhất của nông nghiệp nước nhà.

“Nông nghiệp thông minh” hay còn gọi là “Nông nghiệp công nghệ cao” là nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, với sự tích hợp của nhiều ngành từ công nghệ cơ khí, điện tử, tự động hóa, hóa học, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khí tượng, tài chính – quản trị kinh doanh, chế biến, bảo quản… để làm ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng và hiệu quả cao.

Từ những yếu tố phân tích trên, với lợi thế là một trong những doanh nghiệp xác định từ khi thành lập là phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, trong chiến lược phát triển của Công ty cần phải xây dựng vùng nguyên liệu và nhà máy sơ chế đóng gói để chủ động trong hoạt động kinh doanh.

II. Mục tiêu dự án.

II.1. Mục tiêu chung.

  • Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất để hình thành vùng trồng nho lấy lá ứng dụng Công nghệ cao trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
  • Là mô hình kiểu mẫu, từ đó dự án có thể chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trên địa bàn, đồng thời là đầu mối giúp nông dân chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP trong sản xuất và Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tạo mối liên kết sản xuất với người dân trong vùng xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Hình thành vùng sản xuất nông sản và thực phẩm sạch có thương hiệu và đầu ra ổn định, bền vững tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu. Góp phần thực hiện thành công mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Đề án số 04/ĐA/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

II.2. Mục tiêu cụ thể.

  • Xây dựng khu sản xuất nho lấy lá ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái vườn, nhằm thu hút khách du lịch đến với dự án và thưởng thức những sản phẩm nước uống lá nho đặc sản của Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Xây dựng vườn trồng nho lấy lá theo tiêu chuẩn GlobalGAP ứng dụng công nghệ cao với chất lượng sản phẩm tốt phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, với sản lượng hàng năm khoảng 126 tấn.
  • Đầu tư hệ thống chế biến nước uống từ lá nho với công suất khoảng 1 triệu lít/năm để có thể đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm trực tiếp từ vườn trồng và chủ động sau này liên kết hợp tác mở rộng chế biến sản phẩm cho người dân trong vùng.
  • Toàn bộ sản phẩm của dự án được gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
  • Dự án sử dụng khoảng 70 – 80 lao động phục vụ cho quá trình hoạt động.

III. Tổng mức đầu tư thực hiện dự án.

STT Nội dung Thành tiền (1.000 đồng)
I Xây dựng 12.620.500
I.1 Khu chế biến – điều hành 3.798.500
1 Văn phòng và nhà điều hành 540.000
2 Nhà trực công nhân viên 300.000
3 Nhà bảo vệ, nhà để xe 24.000
4 Xưởng chế biến 1.800.000
5 Kho thành phẩm 540.000
6 Giao thông, sân bãi nội bộ khu nhà máy 212.500
7 Cây xanh cảnh quan 97.800
8 Hàng rào bảo vệ khu nhà máy 284.200
I.2 Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 8.822.000
1 Sản xuất 5.922.000
Khu trồng nho lấy lá ứng dụng công nghệ cao (đã bao gồm hệ thống tưới và chi phí kiến thiết cơ bản vườn cây) 3.600.000
Giao thông nội đồng 1.947.000
Hồ chứa nước tưới 375.000
2 Các hạng mục phụ trợ 2.900.000
Hệ thống cấp điện tổng thể 1.000.000
Hệ thống công nghệ thông tin, liên lạc 20.000
Hệ thống cấp nước tổng thể khu nhà máy 200.000
Khu xử lý nước thải 1.500.000
Hệ thống thoát nước tổng thể khu nhà máy 180.000
II Thiết bị 4.840.500
1 Thiết bị văn phòng 120.000
2 Dây chuyền chế biến lá nho khô xuất khẩu 2.920.500
Hệ thống dây chuyền rửa – khử trùng, đóng gói tự động 1.500.000
Máy hút chân không đóng gói 52.000
Máy ép túi băng tải 10.000
Bàn và ghế sơ chế 170.000
Dụng cụ sơ chế 9.500
Bồn rữa 125.000
Máy khử Ozon 50kg/h 330.000
Dàn phơi và quạt sấy khô 24.000
Quạt công nghiệp 6.000
Xe nâng hàng 16.000
Cân điện tử lớn 500 kg 20.000
Cân điện tử nhỏ 6 kg 20.000
Máy đóng gói màng co 6.000
Máy đóng thùng tự động 12.000
Pallet nhựa 140.000
Sọt nhựa 30.000
Hệ thống sấy lạnh 450.000
3 Dây chuyền sản xuất nước uống từ lá nho 1.800.000
III Chi phí quản lý dự án  494.382
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi khác 4.151.485
1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  95.961
2 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi  162.064
3 Chi phí thiết kế bản vẽ thi công  388.143
4 Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi  31.321
5 Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng  23.369
6 Chi phí thẩm tra dự toán  22.631
7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng  44.463
8 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, TB  13.602
9 Chi phí giám sát thi công xây dựng  322.191
10 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị  34.755
11 Chi phí tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
12 Chi phí đền bù hoa màu 1.348.800
13 Lãi vay trong giai đoạn XDCB 1.484.185
V Dự phòng phí 2.210.687
Tổng cộng 24.317.554

IV. Các thông số phân tích tài chính của dự án.

1. Doanh thu:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định thì hàng năm doanh thu đạt khoảng 15,4 tỷ đồng. Cho thấy doanh thu/đơn vị diện tích là tương đối khả quan phù hợp với dự án nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với chế biến phục vụ xuất khẩu. Nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho sản phẩm.

2. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay giải ngân năm nhất và từ năm thứ 2 trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 2,2 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ, trung bình khoảng trên 202% trả được nợ.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là 3,29 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 3,29 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ 9 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 9 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 8 năm 7 tháng kể từ ngày hoạt động.

4. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy PIp = 1,51 cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1,51 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 8,44%).

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 12 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 12.

Kết quả tính toán: Tp = 11 năm 9 tháng tính từ ngày hoạt động.

5. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV).

Hệ số chiết khấu mong muốn 8,44%/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 11.818.299.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 20 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần là: 11.818.299.000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

6. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 14,11% > 8,44% như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời cao.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *