Home / Thông tin dự án / Dự án gọi vốn / Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước trái cây Fresh Fruits

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước trái cây Fresh Fruits

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước trái cây Fresh Fruits

 TÓM TẮT DỰ ÁN XÂY DỰNG

– Tên dự án xây dựng: Nhà máy sản xuất nước trái cây

– Địa điểm xây dựng: ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang.

– Diện tích đầu tư: 20.000 m2

– Quy mô dự án : Công suất sản xuất tối đa 2.835 tấn/năm nước trái cây cô đặc

– Mục đích đầu tư:

+ Chế biến sâu các loại trái cây nhiệt đới của vùng ĐBSCL, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất trái cây.

+ Cung cấp sản phẩm trái cây cô đặc và nước trái cây đóng hộp giấy cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Xây dựng vùng nguyên liệu xung quanh nhà máy, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới 2 dây chuyền chế biến trái cây

+ Dây chuyền cô đặc nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm/năm

+ Dây chuyền chế biến và đóng hộp giấy nước trái cây công suất 5.000 tấn thành phẩm / năm

– Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

– Tổng mức đầu tư: 170,000,000,000 đồng

+ Vốn tự có là: 70,000,000,000 đồng chiếm 41%.

+ Vốn vay ngân hàng: 100,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 59% (dùng để mua sắm thiết bị công nghệ)

– Tiến độ đầu tư:

+ Khởi công: quý III/2015

+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền cô đặc nước trái cây: quý II/2017

+ Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền nước trái cây đóng hộp giấy: quý IV/2018.

I. CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN

Việt Nam là nước có thế mạnh và rất nổi tiếng về trái cây nhiệt đới như: khóm, xoài, chanh không hạt, bưởi, chanh dây, đu đủ, chuối, dưa hấu, mãng cầu, sơ ri…Vùng đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm trái cây nhiệt đới của cả nước chiếm khoảng 70-75% lượng trái cây nhiệt đới của cả nước, chất lượng, mùi vị trái cây vùng ĐBSCL rất ngon và rất nổi tiếng trên thế giới, tỉnh Hậu Giang là trung tâm về địa lý của vùng ĐBSCL và có một số vùng chuyên canh trái cây nổi tiếng như: khóm Cầu Đúc, cam sành,chanh không hạt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu. Giá trị thành phẩm của trái cây nhiệt đới rất cao, trên các kệ siêu thị ở Mỹ, Châu Âu, Châu Úc, Nhật giá bán trái cây nhiệt đới luôn luôn cao hơn giá thịt gà, cá, thịt bò, gạo.

Tuy có nhiều tiềm năng và thế mạnh như vậy nhưng kiêm ngạch xuất khẩu trái cây của nước ta luôn ở mức rất thấp thua xa các sản phẩm nông sản khác:gạo, cà phê, cá da trơn…là do chúng ta chưa đầu tư sâu vào nông nghiệp từ các khâu : giống, phân, trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến sâu và tiêu thụ.

Dự án Nhà máy sản xuất nước trái cây được đầu tư tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp thuộc tỉnh Hậu Giang.

Nhà máy nằm ở vị trí chiến lược có 2 mặt tiền: mặt trước là quản lộ Phụng Hiệp xe container có thể ra vào được, mặt sau giáp sông Bún Tàu là sông chính để đi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng về Hậu Giang và Cần Thơ, xà lan 2.000 tấn có thể đi qua sông này được.

Khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nguồn lao động dồi dào là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào dây chuyền trái cây cô đặc và đóng hộp giấy theo công nghệ hiện đại.

III. SẢN PHẨM

1) Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường mục tiêu mà công ty nhắm đến là thị trường xuất khẩu do công ty có trên 5 năm kinh nghiệm xuất khẩu trái cây nhiệt đới.

+ Đối với sản phẩm nước trái cây cô đặc thị trường mục tiêu của công ty là xuất khẩu cho các thị trường: Mỹ, Canada, châu Úc, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu.. bán sĩ cho các công ty chế biến nước giải khát, sữa, kem, mứt… Vì vậy giá bán thật rẻ và thật cạnh tranh,

+ Đối với sản phẩm nước trái cây đóng hộp giấy dung tích từ 200 ml đến 1.000 ml , mang thương hiệu Tiến thịnh trước tiên thị trường chủ lực vẫn xuất khẩu vào các siêu thị ở Mỹ, Canada, châu Úc, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, sau đó sẽ tiến đến bán thị trường nội địa trong nước.

2) Sản Phẩm

Sản phẩm chính của nhà máy là: Nước trái cây đóng hộp giấy dung tích 200ml – 1.000 ml

3) Logo:

Công ty Tiến Thịnh xây dựng thương hiệu ” Fresh Fruits ” cho sản phẩm nước ép trái cây đóng hộp giấy

4) SloganCầu Nối Giữa Nông Dân Việt Nam Và Thế Giới

5) Mục Tiêu:

– Đạt chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

– Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Huyện Phụng Hiệp cho: khóm, chuối, đu đủ. Tạo chuỗi liên kết bao tiêu các sản phẩm trên

– Đạt chứng nhận an toàn thực phẩm Iso 22.000, BRC đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các thị trường trên thế giới

– Xây dựng thương hiệu Fresh Fruits cho sản phẩm nước trái cây đóng hộp giấy

6) Tầm nhìn:

– Là công ty dẫn đầu trong ngành chế biến trái cây xuất khẩu của Việt Nam và lên sàn chứng khoán trong 5 năm tới

7) Sứ mệnh

– Mang sản phẩm trái cây nhiệt đới của Việt Nam ra thế giới thông qua công nghệ chế biến hiện đại nhất.

8) Phương án quản lý – vận hành dự án

Nhân sự dự án

Nhân sự của dự án gồm: bộ phận Ban lãnh đạo và nhân viên văn phòng được tính theo mức lương hàng tháng, ngoài ra còn có công nhân ở nhà máy, tuy nhiên mức lương của công nhân ở nhà máy được tính theo năng suất làm việc. Tổng số nhân sự của Dự án cần dùng là:

Giám đốc điều hành: 1 người

  1. Phòng kinh doanh : 10 người
  2. Phòng kế toán : 7 người
  3. Phòng hành chính: 10 người
  4. Kĩ thuật sản xuất: 20 người
  5. Công nhân lao động trực tiếp: 100 người

Tổng cộng: 148 người

– Nhà máy vận hành dựa trên tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Iso 22.000 và BRC food

III. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ  VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

1) Tổng mức đầu tư

2) Nguồn vốn thực hiện dự án

Với tổng mức đầu tư là 170,000,000,000 đồng, dự án cần vay số tiền tổng cộng là 100,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 59 %, vốn tự có là 70,000,000,000 đồng chiếm 41% . Nguồn vốn vay này sẽ được vay ưu đãi từ ngân hàng.

Dự án được hưởng ưu đãi của Ngân hàng, thời gian vay là 12 năm; ân hạn 2 năm đầu. Sau thời gian ân hạn, trả nợ gốc và lãi đều đặn hàng năm với lãi suất 10.5%/năm.

IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

1) Công suất dự án

Công suất sản xuất tối đa của nhà máy như bảng sau. Tuy nhiên trong năm đầu tiên nhà máy chưa đạt công suất tối đa.

2) Tổng hợp chi phí

3) Doanh thu từ dự án

Nhận xét:

– NPV = 263,824,831,000 đồng

– IRR = 35.6% > > WACC=15%

⇒ Dự án sinh lợi cao và hiệu quả đầu tư lớn

– Thời gian hoàn vốn 6 năm 1 tháng(bao gồm năm đầu tiên xây dựng).

+ Nhận xét: Qua biểu phân tích các chỉ tiêu kinh tế của dự án cho thấy rằng dự án đều có NPV dương, mang lại hiệu quả đầu tư. Chỉ số IRR dự án tương đối phù hợp và đảm bảo tính sinh lợi cho dự án không những đám ứng nhu cầu tài chính, mà dự án còn có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển và giảm thiểu tổn thất trong nông nghiệp.

Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Nhà máy đông lạnh và cô đặc rau quả xuất khẩu” rất khả thi thông qua các thông số tài chính. Vì vậy dự án hoạt động sẽ tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

V. KẾT LUẬN

1) Các ưu điểm tạo lợi thế cạnh tranh của dự án

– Từ lợi thế cạnh tranh của nước Việt Nam là trái cây nhiệt đới, từ lợi thế cạnh tranh của vùng đồng bằng sông cửu long là trung tâm trái cây nhiệt đới của cả nước, từ lợi thế cạnh tranh của tỉnh Hậu Giang là trung tâm của vùng ĐBSCL, có vùng nguyên liệu dồi dào: Khóm Cầu Đúc, Chuối, xoài, cam sành, chanh không hạt, bưởi và có diện tích quỹ đất còn lớn và muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng trái cây.

– Công nghệ chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng là nước trái cây đóng hộp giấy nằm trên kệ siêu thị, đến tay người tiêu dùng mang thương hiệu Tiến Thịnh, công nghệ này hiện nay là hiện đại nhất của Tetrapak, toàn bộ dây chuyền đồng bộ của Italia hoàn toàn cạnh tranh được với các nước trong khu vực ( Thái Lan, Inddoonessia, Philippin ) và các nước trên thế giới

– Chủ đầu tư là người đam mê và có tâm quyết trong ngành chế biến trái cây, đội ngũ quản lý nhà máy có kinh nghiệm trên 5 năm về chế biến rau quả, CEO có kinh nghiệm trên 30 năm ( từng làm giám đốc điều hành của cty chế biến rau quả lớn )

– Chính sách của nhà nước ta ngày càng mạnh và tập trung vào nông nghiệp nông thôn : nghị định 210/2014/NĐ-CP, nghị định 55/2015/NĐ-CP. Chính sách của Tỉnh Hậu Giang đang kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu, đầu tư liên kết tiêu thụ nông sản, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao

2) Các nhược điểm của dự án

– Vốn vay tương đối lớn : 100 tỷ

–  Chưa có vùng nguyên liệu tập trung xung quanh nhà máy, phải vận chuyển nguyên liệu xa từ các huyện lân cận, Tỉnh lân cận

3) Kết luận:

Vì vậy, Công ty TNHH MTV Chế biến Nông sản Tiến Thịnh mong muốn các cơ quan ban ngành, các đơn vị tài trợ vốn đầu tư xem xét, phê duyệt để dự án sớm được triển khai đi vào hoạt động.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *