Home / Phát triển doanh nghiệp / Lập kế hoạch kinh doanh / Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng

Hướng dẫn lập kế hoạch bán hàng

“Lập kế hoạch bán hàng là công việc mà nhân viên bán hàng thường xuyên phải làm. Tuy nhiên công việc này lại làm cho nhiều nhân viên bán hàng không khỏi đau đầu đặc biệt là đối với nhân viên mới. Kế Hoạch Việt có 1 số gợi ý giúp các bạn nhân viên bán hàng có thể lập cho mình một bản kế hoạch bán hàng đơn giản và hiệu quả.Dưới đây là 1 số gợi ý giúp các bạn nhân viên bán hàng có thể dễ dàng lập cho mình 1 bản kế hoạch bán hàng đơn giản, hiệu quả đặc biệt là ai cũng có thể làm được và không tốn nhiều thời gian.”

 

  1. Xác định mục tiêu bán hàng

Việc đầu tiên mà nhân viên bán hàng cần làm là phải xác định chính xác mục tiêu bán hàng mà mình mong muốn đạt được là gì?

Các mục tiêu này bao gồm: doanh thu, doanh số, số lượng cuộc gọi…

VD: Doanh thu 1 tỷ/tháng.

  1. Giải pháp thực hiện

Với mỗi mục tiêu cụ thể nhân viên bán hàng cần phải có phương án khả thi để đảm bảo mục tiêu có thể đạt được.

VD: Để đạt được doanh thu 1 tỷ/tháng thì mỗi tháng phải có 1 đơn hàng, để đạt được 1 đơn hàng mỗi tháng thì phải tiếp cận 100 khách hàng mục tiêu.

Như vậy với xác xuất 1/100 thì nhân viên bán hàng phải tiếp cận 100 khách hàng/tháng mới có thể đạt được mục tiêu doanh thu đề ra.

  1. Kế hoạch làm việc ngày

Với mục tiêu và giải pháp đặt ra nhân viên bán hàng phải cụ thể hóa thành kế hoạch làm việc hàng tháng và hàng ngày.

VD: Để tiếp cận 100 khách hàng/tháng thì mỗi ngày phải tiếp cận thành công 5 khách hàng (tháng làm việc 20 ngày).

  1. Thực thi và đánh giá

Với mỗi mục tiêu đề ra nhân viên kinh doanh cần phải quyết tâm cao và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đề ra.

Hiệu quả của kế hoạch bán hàng được đánh giá dựa trên mục đích cuối cùng mà nhân viên kinh doanh đạt được là bán được hàng. Mọi kế hoạch bán hàng mà không giúp nhân viên kinh doanh bán được hàng đều không hiệu quả.

  1. Những sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch bán hàng

Mục tiêu bán hàng không thực tế: các mục tiêu mà nhân viên bán hàng đặt ra quá cao không thể đạt được hoặc không có cách nào đạt được.

Mục tiêu không rõ ràng: mục tiêu mang tính chung chung không cụ thể. VD: bán được nhiều hàng.

Giải pháp thực hiện không rõ ràng. VD: tăng cường tiếp xúc khách hàng -> giải pháp này rất chung chung, thay vì nói “gia tăng gấp đôi số lượng cuộc gọi từ 100 lên 200 cuộc gọi/tháng”

Không cụ thể hóa mục tiêu và giải pháp thành hành động.

Không biết được mục đích cuối cùng mà mình muốn đạt đến là gì.

  1. Có cần phân tích tình hình không?

Nếu các bạn nhân viên bán hàng muốn lập 1 kế hoạch bán hàng đơn giản, dễ nhìn, dễ thực hiện thì phần phân tích tình hình có thể tách riêng hoặc không làm. Tuy nhiên theo đề xuất của Kế Hoạch Việt thì đây là công việc cần thiết giúp bạn đánh giá đúng tình hình từ đó đề ra mục tiêu chính xác hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *