Home / Phát triển doanh nghiệp / Mẫu kế hoạch kinh doanh / Kế hoạch kinh doanh chợ đầu mối

Kế hoạch kinh doanh chợ đầu mối

 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH XXXX XXI

 

HIỆP HỘI CHĂN NUÔI TỈNH XXXX XXI

 

 

 

Kế Hoạch Kinh Doanh                        Chợ ĐẦU MỐI HEO, GÀ, VỊT Xxx xixx

 

 

 

 

 

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh XXXX XXI               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Hiệp Hội Chăn Nuôi                                          Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc

         ________________                                           _______________________

 

XXXX XXI, Ngày 14/04/2016

DỰ ÁN

Nâng cấp, cải tạo và vận hành

Chợ đầu mối heo, gà, vịt ATTP – đạt chuẩn VIETGAP Xxx xixx

 

Kính gửi: – Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Xixx xxx

– Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

– Sở Công Thương

 

  • Căn cứ biên bản họp ngày 25/03/2016 của Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Xixx xxx thay cho văn bản chỉ đạo về việc bàn giao khu Chợ đầu mối Xxx xixx cho Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI làm chợ đầu mối heo gà vịt ATTP, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đạt chuẩn VIETGAP.
  • Căn cứ vào năng lực tổ chức của Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI.
  • Căn cứ vào tình hình hoạt động hiện tại của chợ đầu mối Xxx xixx.
  • Căn cứ nhu cầu tìm kiếm đầu ra của các hợp tác xã chăn nuôi ATTP – đạt chuẩn VIETGAP trong địa bàn tỉnh XXXX XXI.
  • Căn cứ vào hoạt động nghiên cứu thị trường, các mô hình chợ đầu mối tương đồng.

 

Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI đã lên kế hoạch kinh doanh Chợ đầu mối heo, gà vịt ATTP- đạt chuẩn VIETGAP Xxx xixx giai đoạn 2016-2018.

Kính trình Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Xixx xxx và các sở ban ngành có liên quan xem xét và phê duyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung

  1. Tổng quan dự án. 3
  2. Thông tin dự án. 3
  3. Cơ sở pháp lý của dự án. 3
  4. Giới thiệu chợ Xxx xixx. 3
  5. Chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx. 4
  6. Sự cần thiết của dự án. 4
  7. Thuận lợi và khó khăn. 5

6.1 Thuận lợi 5

6.2 Khó khăn. 6

  1. Các mô hình tham khảo. 6

7.1 Chợ đầu mối Tân Xuân. 6

7.2 Chợ đầu mối Bình Điền. 8

7.3 Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức. 9

  1. Phân tích tình hình. 10
  2. Tổng quan kinh tế xã hội Tỉnh XXXX XXI 10

1.1 Vị trí địa lý. 10

  1. Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015. 10
  2. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. 11
  3. Tình hình kinh doanh gia súc gia cầm.. 12
  4. Tình hình hoạt động các lò mổ trên địa bàn tỉnh. 13
  5. Kế hoạch phát triển. 14
  6. Mục tiêu ngắn và dài hạn. 14
  7. Cải tạo và nâng cấp chợ. 15

2.1 Tổng quan. 15

2.2 Kế hoạch cải tạo và nâng cấp chợ. 17

  1. Xây dựng ban quản lý chợ. 20

2.1 Cơ cấu tổ chức. 20

2.2 Chức năng nhiệm vụ. 21

2.3 Kế hoạch tổ chức nhân sự. 22

  1. Tổ chức hoạt động. 22
  2. Kế hoạch tài chính. 25
  3. Dự toán chi phí hoạt động. 25
  4. Dự toán doanh thu. 26
  5. Kết quả sản xuất kinh doanh. 26
  6. Phân tích hiệu quả đầu tư. 27

Kết luận. 27

 

I. Tổng quan dự án

1. Thông tin dự án

  • Tên dự án: “Kế hoạch phát triển chợ đầu mối heo, gà, vịt Xxx xixx”
  • Địa chỉ: Khu phố 5A, Phường Xxx xixx, TP. Xixx xxx, Tỉnh. XXXX XXI
  • Qui mô và phạm vi dự án: ‘’Khu vực kinh doanh chợ đầu mối heo, gà, vịt tại chợ Xxx xixx được bố trí tại 130 sạp nằm trong khu vực nhà lồng … phía trong chợ đầu mối Xxx xixx”
  • Thời gian hoạt động: 1h-9h sáng.
  • Mặt hàng kinh doanh: heo, gà, vịt.
  • Hình thức quản lý: Hợp Tác Xã
  • Đơn vị triển khai: Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI
  • Đơn vị tư vấn lập dự án: “Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư Kế Hoạch Việt”
  • Thời gian triển khai: năm 2016
  • Thời hạn triển khai dự án: 3 năm (2016-2018)

 

2. Cơ sở pháp lý của dự án

  • Căn cứ nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ V/v Phát triển và quản lý chợ.
  • Căn cứ nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung 1 số điều của nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2010.
  • Căn cứ nghị định số 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ công thương V/v phát triển và quản lý chợ.
  • Căn cứ thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11 tháng 07 năm 2003 của Bộ tài chính V/v Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
  • Căn cứ quyết định số 227/2003/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ V/v Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Xixx xxx, tỉnh XXXX XXI đến năm 2020.
  • Căn cứ biên bản họp ngày 25/03/2016 của Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Xixx xxx thay cho văn bản chỉ đạo về việc bàn giao khu Chợ đầu mối Xxx xixx cho Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI làm chợ đầu mối heo gà vịt ATTP, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đạt chuẩn VIETGAP.

3. Giới thiệu chợ Xxx xixx

  • Chợ Xxx xixx là chợ loại 1 thuộc sự quản lý của UBND Thành phố Xixx xxx Tỉnh XXXX XXI, chợ được xây dựng vào năm 2017 do công ty TNHH Tín Nghĩa làm chủ đầu tư với qui mô trên 650 điểm khinh doanh.
  • Mục tiêu ban đầu của là xây dựng khu chợ khang trang cho tiểu thương chợ Sặt có nơi buôn bán ổn định, sạch sẽ, hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng lề đường. Tuy nhiên do việc bố trí khu vực lồng chợ chưa hợp lý nên tiểu thương chợ Sặt không đồng ý vào chợ dẫn đến việc chợ bị bỏ trống trong thời gian dài gây lãng phí nguồn vốn đầu tư và làm giảm nguồn thu ngân sách của địa phương.
  • Hiện nay phần mặt tiền chợ do công ty Tín Nghĩa quản lý đang được sử dụng làm chợ đầu mối nông sản rau củ quả mỗi đêm cung cấp cho địa bàn Tỉnh XXXX XXI và các tỉnh lân cận khoảng 340 tấn rau, quả/ngày. Khu vực bên trong chợ dự kiến làm nơi kinh doanh của tiểu thương chợ Sặt do UBND Thành Phố Biên vẫn đang bỏ trống.
  • Thực hiện chủ trương của UBND Tỉnh XXXX XXI về việc xây dựng chợ đầu mối Xxx xixx thành chợ đầu mối cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch cho địa bàn Tỉnh XXXX XXI và các tỉnh lân cận. Hiệp hội chăn nuôi Tỉnh XXXX XXI đã và đang nghiên cứu xây dựng hoàn thiện kế hoạch triển khai phát triển chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx để trình UBND tỉnh XXXX XXI xem xét và phê duyệt.

4. Chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx

  • Chợ Xxx xixx, thành phố Xixx xxx sẽ được tỉnh và thành phố thống nhất chọn làm chợ đầu mối để thực hiện chương trình cung cấp thực phẩm tươi sống không sử dụng chất cấm trong chuỗi thực phẩm an toàn VietGAP của Hiệp Hội Chăn Nuôi Tỉnh XXXX XXI.
  • Ngoài ra khu chợ đầu mối sẽ là nơi bán buôn, bán lẻ thịt gia súc, gia cầm và rau sạch cho các khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh để cung ứng cho người tiêu dùng.
  • Chợ Xxx xixx có diện tích trên 3.000m2. Dự kiến, chợ sẽ được bố trí 2 khu vực gồm: khu bán thực phẩm tươi sống, và khu bán các loại rau, củ, quả… sạch.
  • Hiệp hội chăn nuôi tỉnh XXXX XXI sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống cung ứng chuỗi thực phẩm sạch từ việc lựa chọn các trang trại chăn nuôi có thương hiệu và cùng các cơ quan thành phố giám sát thực hiện giết mổ tại các lò mổ đạt tiêu chuẩn được cấp phép, sau đó cung cấp cho các tiểu thương kinh doanh.
  • Về cung ứng rau an toàn giao UBND thành phố Xixx xxx thống nhất cho Ban quản lý chợ Xxx xixx phối hợp với chợ Sặt chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ sở đạt chuẩn VietGAP tại tỉnh Lâm Đồng.

5. Sự cần thiết của dự án

  • XXXX XXI là địa phương cung cấp một sản lượng lớn thịt heo, gà, vịt cũng như rau quả, trái cây cho các tỉnh, thành trong khu vực, việc ra đời chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx sẽ giúp mở rộng đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi của Tỉnh XXXX XXI vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.
  • Hoạt động chăn nuôi của Tỉnh XXXX XXI hiện nay đang tồn tại rất nhiều bất cập cần phải xử lý như: an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng giết mổ lậu, tình trạng ô nhiễm môi trường… Việc hình thành chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx sẽ giúp Tỉnh XXXX XXI khép kín được chuỗi sản phẩm chăn nuôi từ khâu: chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ.
  • Chợ đầu mối Xxx xixx sẽ là nơi giao thương của thương nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đặc biệt là TP.HCM trong việc mở rộng hợp tác kinh doanh, tìm kiếm nguồn sản phẩm sạch chất lượng cao.
  • Là nơi kinh doanh buôn bán của các lò mổ tập trung vốn đang phải cạnh tranh vất vả với các lò giết mổ lậu.
  • Là nơi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP trên địa bàn tỉnh.
  • Góp phần đẩy lùi hoạt động của các lò mổ lậu và từng bước tiến tới loại bỏ các lò giết mổ này ra khỏi chuỗi sản xuất kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi của Tỉnh XXXX XXI.
  • Giúp người các tiểu thương kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm và người tiêu dùng có thể tiếp cận được với các sản phẩm chăn nuôi sạch.

6. Thuận lợi và khó khăn

  • XXXX XXI hiện có gần 200 chợ các loại, trong đó có hơn 10 chợ loại 1, còn lại là chợ loại 2 và loại 3. Riêng về chợ đầu mối, hiện XXXX XXI chưa có chợ nào được phân công làm chợ đầu mối thực sự, mà chỉ là một số chợ bán sỉ tập trung phân phối một số lượng hàng hóa, nông sản tương đối lớn, như: chợ Hóa An (thủy hải sản), chợ Xxx xixx (rau củ quả) ở TP.Xixx xxx và một vài chợ ở các huyện vừa bán lẻ vừa có chức năng phân phối sỉ với quy mô nhỏ. Chính vì chưa có chợ nào chính thức là chợ đầu mối nên các chức năng như tập trung phân phối hàng hóa, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bình ổn giá khi cần thiết, giúp nông dân tiêu thụ nông sản một cách ổn định… vẫn bị thả nổi. Các chợ như Hóa An, Xxx xixx hiện cũng chỉ đóng vai trò nơi trung chuyển hàng hóa là chính.
  • Xuất phát từ thực tế XXXX XXI là vùng chăn nuôi và sản xuất nông sản lớn, nên ý tưởng xây dựng một chợ đầu mối nhằm thu mua, kiểm soát chất lượng và phân phối thịt gia súc, gia cầm và một số loại nông sản tại XXXX XXI đang được xem xét.
  • Xây dựng chợ đầu mối tại XXXX XXI là quyết tâm lớn của cả doanh nghiệp và ngành công thương, song hiện nay XXXX XXI vẫn đang trong giai đoạn khảo sát về quy mô, cách làm ở các tỉnh, thành bạn… để đề xuất xây dựng một chợ đầu mối phù hợp với XXXX XXI.

6.1 Thuận lợi

  • XXXX XXI là khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi của Việt Nam, heo, gà, vịt của XXXX XXI được phân phối đi khắp cả nước.
  • Hiện nay toàn tỉnh có hơn 30 lò mổ heo, gà, vịt được cấp phép. Tuy nhiên các hộ này chủ yếu hoạt động rải rác, kém hiệu quả. Nếu qui tụ các hộ này về chợ sẽ giúp thuận lợi rất lớn cho tỉnh trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý kinh doanh, phát triển thị trường chăn nuôi, kiểm dịch tập trung.
  • Các hộ giết mổ heo, gà, vịt tại XXXX XXI hiện nay rất cần chợ đầu mối để phát triển kinh doanh nhưng trong tỉnh chưa có mô hình chợ này. Nên các hộ giết mổ hiện nay chủ yếu tự túc về địa điểm kinh doanh dẫn đến khó khăn trong việc tìm đầu ra, mở rộng thị trường.
  • Quyết tâm của UBND tỉnh trong việc chấn chỉnh quản lý hoạt động giết mổ và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn Tỉnh.
  • Tỉnh XXXX XXI đã triển khai kế hoạch xây dựng 18 trung tâm giết mổ tập trung và 15 trung tâm giết mổ vệ tinh. Như vậy các trung tâm này có thể đóng vai trò giết mổ, chợ đầu mối đóng vai trò phân phối sản phẩm.
  • Tỉnh XXXX XXI hiện chưa có chợ đầu mối tương tự, hoạt động bán sỉ heo gà vịt chưa được tổ chức bài bản. Địa điểm kinh doanh do chủ lò mô tự túc nên nhu cầu về chợ đầu mối là rất lớn.
  • Vị trí giao thông thuận lợi nằm ngay trên đoạn giao giữa Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1K nên có thể dễ dàng thông thương hàng hóa đến khắp nơi trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận như TP.HCM, Bình Dương.
  • Hiệp hội chăn nuôi Tỉnh XXXX XXI đã làm việc với các lò mổ trên địa bàn tỉnh và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các lò mổ này. Đây là tiền đề rất thuận lợi để việc triển khai kinh doanh chợ thành công.

 

6.2 Khó khăn

  • Việc thuyết phục tiểu thương tham gia chợ luôn là vấn đề khó khăn. Các địa phương trong cả nước và tỉnh XXXX XXI cũng đã có không ít kinh nghiệm trong vấn đề này. Nên trước tiên cần phải có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các tiểu thương kinh doanh buôn bán, tổ chức tốt cơ sở hạ tầng và quản lý chợ, giảm giá thuê sạp chợ thời gian đầu và nhiều chính sách ưu đãi khác.
  • Cần phải học tập các mô hình tổ chức chợ đầu mối thành công đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều chợ đầu mối qui mô lớn hoạt động hiệu quả như: chợ Bình Điền, chợ Hóc Môn…
  • Chợ hiện được bố trí theo mô hình bán lẻ, các sạp chợ được xây cao và cố định rất bất tiện cho việc đi lại và sắp sếp hàng hóa. 1 khu vực nhà lồng chưa có đường thoát nước. Chi phí cải tạo sửa chữa sẽ rất lớn.
  • Diện tích khu vực chợ khá nhỏ đối với 1 chợ đầu mối. Chợ chỉ kinh doanh 1 mặt hàng heo, gà hoặc vịt cũng đã chật, thiếu diện tích chưa nói đến việc tổ chức chợ đầu mối cho cả 3 sản phẩm này.

 

7. Các mô hình tham khảo

7.1 Chợ đầu mối Tân Xuân

  • Chợ đầu mối nông sản Tân Xuân chính thức đi vào hoạt động ngày 21-11-2003, sau chợ đầu mối Tam Bình (Q.Thủ Đức), đây là chợ đầu mối nông sản thứ hai của thành phố Hồ Chí Minh mở cửa đón các hộ tiểu thương di dời từ 10 chợ nông sản nội thành. Chợ có tổng diện tích 9,5ha, với tổng vốn đầu tư 89 tỉ đồng, chia làm bốn khu: khu nhà lồng chợ, khu dịch vụ phục vụ công cộng, khu kho mát và bãi sơ chế, khu xử lý chất thải, bãi đậu xe. Tổng số điểm kinh doanh là 227 ô vựa bố trí trong bảy lô nhà lồng, mỗi ô vựa có diện tích 32m2.
  • Là một trong ba chợ đầu mối nông thủy sản lớn nhất TP.HCM, chợ đầu mối Tân Xuân (huyện Hóc Môn, TP.HCM) là điểm trung chuyển, cung ứng hàng thực phẩm, nông sản phía Tây Bắc thành phố. Ngoài các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm bán sỉ như các chợ đầu mối khác, đây là hai nơi cung cấp lượng heo lớn nhất cho TPHCM. Thị phần thịt heo tại chợ Tân Xuân cung ứng cho TP.HCM luôn chiếm 50% – 55%. Trung bình mỗi đêm, chợ Tân Xuân cung cấp cho thị trường khoảng 5.000 con heo. Việc mua bán heo hơi, heo pha lóc nơi đây đúng nghĩa như một sàn giao dịch thực sự.
  • Từ khoảng 0h, heo mảnh (heo được giết mổ và chia làm hai mảnh dọc cơ thể) từ các lò mổ được vận chuyển trên các xe lạnh bắt đầu tập kết về chợ. Công nhân nhanh chóng vận chuyển, treo những mảnh heo này lên giá, chuẩn bị cho việc mua bán.
  • Nhiều sạp công bố giá ngay khi treo thịt heo lên giá, giá heo từng phiên phụ thuộc vào nguồn cung, diễn biến nhu cầu từ các chợ lẻ.

7.2 Chợ đầu mối Bình Điền

  • Chợ đầu mối Bình Điền là nơi kinh doanh của trên 1.300 thương nhân trước đây buôn bán ở 10 chợ đầu mối nội thành TP.HCM di dời.
  • Tọa lạc tại quận 8, TP.HCM, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền nằm trong khu thương mại Bình Điền. Đây là chợ đầu mối đầu tiên tập trung với qui mô lớn nhất của thành phố và cả nước, có vai trò quan trọng ở khu vực phía Nam, bao gồm 9 tỉnh miền Tây, 6 tỉnh miền Đông, đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Cực Nam Trung bộ. Là nơi cung cấp hàng nông sản thực phẩm tươi sống, bao gồm thuỷ hải sản tươi sống và khô, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, gia vị, trái cây, nông sản để phục vụ cho thị trường TP.HCM và các vùng miền lân cận.
  • Lượng hàng về chợ mỗi đêm khoảng 1.750 tấn, đa phần là thủy hải sản, rau quả tươi, với giá trị giao dịch bình quân từ 48 tỷ – 60 tỷ.

 

7.3 Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức

  • Nằm ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức, chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức là một trong ba chợ đầu mối lớn của TP.HCM, ở cửa ngõ phía Đông thành phố đi các tỉnh miền Đông, miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên. Chợ được  xây dựng vào năm 2002, mở cửa buôn bán năm 2003, và là nơi trung chuyển, giao thương hàng hóa nông sản khắp mọi miền đất nước.
  • Bán buôn từ 21h đêm đến 4h sáng, trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến hơn 2.800 tấn. Giá cả ở đây thường rẻ hơn 3-4 lần so với giá ở các chợ lẻ nhưng hàng hóa chỉ bán sỉ với số lượng lớn.
  • Hàng hóa ở đây có đủ loại, từ trái cây đến rau xanh và hoa, đồ khô. Sạp nào cũng bạt ngàn các loại trái cây ngon có nguồn gốc từ miền Tây hoặc miền Bắc. Trái cây đủ loại từ thanh long, sầu riêng, táo, cam, nhãn, bơ, dưa hấu… Rau xanh có khoai tây, ớt Đà Lạt, cà tím, cải xoong… Nơi đây còn bán nhiều loại hoa khác nhau.

 

II. Phân tích tình hình

1. Tổng quan kinh tế xã hội Tỉnh XXXX XXI

1.1 Vị trí địa lý

  • XXXX XXI là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Xixx xxx – là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
  • Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, XXXX XXI tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • XXXX XXI là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
  1. Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015
    Ước thực hiện tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 (giá 1994) là 63.803,6 tỷ đồng, tăng 11,75% so với cùng kỳ; Trong đó: khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 11,56%, khu vực dịch vụ tăng 14,53%, khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,52%. Một số kết quả nổi bật như sau:

– Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 ước tăng 8,57% so với cùng kỳ. Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định, giá trị sản xuất ước tăng 3,9% so cùng kỳ, tỉnh đã tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu nông thôn mới cho huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh. Các ngành, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển theo định hướng, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2015 tăng 12,05% so cùng kỳ.
– Công tác huy động vốn và cho vay: Ước thực hiện đến ngày 31/12/2015 tổng vốn huy động trên địa bàn đạt đạt 131.757 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2014. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2015 đạt 107.373 tỷ đồng, tăng 17,53%  so với cuối năm 2014.
– Công tác thu chi ngân sách được tập trung thực hiện: ước tổng thu ngân sách năm 2015 là 39.875,3 tỷ đồng, đạt 101% so dự toán, tăng 12% so cùng kỳ. Ước tổng chi ngân sách địa phương (không bao gồm chi học phí, viện phí và chi tạm ứng) là 17.222,8 tỷ đồng, tăng 10% so với dự toán.
– Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: Dự ước kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 14.746,7 triệu USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 13.557,8 triệu USD, tăng 7,6%.
– Tập trung huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, dự ước năm 2015 tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 76.579 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm, bằng 89,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: vốn trong nước là 44.179 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 32.400 tỷ đồng, bằng 66,2% so với cùng kỳ; vốn ODA là 193,7 tỷ đồng, đạt 53,3% kế hoạch, bằng 87,3% so với cùng kỳ. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đảm bảo tiến độ yêu cầu; giải ngân đạt tỷ lệ 93% (đối với dự án tỉnh quản lý) và 91% đối với dự án cấp huyện quản lý.
– Thu hút đầu tư nước ngoài, trong nước: Ước năm 2015 thu hút vốn FDI đạt 2,3 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 1,2 tỷ USD, vượt kế hoạch năm; thu hút đầu tư trong nước đạt 9.300 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm.
– Công tác đăng ký doanh nghiệp: Dự ước năm 2015 tổng vốn đăng ký doanh nghiệp đạt 16.000 tỷ đồng có trên 2.600 doanh nghiệp thành lập mới, vượt mục tiêu Nghị quyết.
– Công tác hỗ trợ doanh nghiệp:  Lãnh đạo tỉnh tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để trao đổi thông tin và triển khai Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2014; trao đổi về việc chuẩn bị các điều kiện gia nhập TPP.
– Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục phát triển, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh được quan tâm thực hiện. Ước thực hiện năm 2015 giải quyết việc làm cho 90.000 lượt lao động, đạt kế hoạch.
– Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện; thực hiện công bố một cửa hiện đại tại 06 Sở và 38/171 UBND cấp xã; tổ chức sơ kết công tác cải cách hành chính giai đoạn I (2011-2015).

2. Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

  • Trong số các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, có thể nói, XXXX XXI được xem là tỉnh dẫn đầu khi tổng đàn hiện có khoảng 1,5 triệu con heo và 15,5 triệu gia cầm. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.200 trang trại chăn nuôi heo, hơn 460 trang trại chăn nuôi gà chiếm xấp xỉ 70% tổng đàn heo và khoảng 87% tổng đàn gà của toàn tỉnh.
  • Theo Đề án phát triển chăn nuôi của tỉnh XXXX XXI phấn đấu năm 2020 sẽ nâng tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh lên 2,2 triệu con, sản lượng thịt đạt 250.000 tấn/năm, chăn nuôi trang trại chiếm 80%, nâng tổng đàn gà lên 13 triệu con và 95% được nuôi theo hình thức trang trại. Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm thịt lợn, gà và trứng gà an toàn.
  • Dù có những bước tiến đáng kể, ngành chăn nuôi tỉnh XXXX XXI vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức: quá trình phát triển chưa bền vững; việc quản lý có nhiều bất cập; còn tiềm ẩn những yếu tố về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường…; đặc biệt thị trường tiêu thụ không ổn định, tiêu thụ sản phẩm phải qua nhiều khâu trung gian, v.v…

Những tồn tại

  • Phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn phổ biến và tình trạng chăn nuôi tự phát không đảm bảo vệ sinh chưa được xử lý triệt để, ảnh hưởng đến công tác quản lý giống, dịch tễ và tiêm phòng.
  • Giá thành các sản phẩm chăn nuôi còn cao, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
  • Công tác giống vật nuôi trên địa bàn thành phố trong thời gian qua tuy có nhiều bước tiến đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cải thiện chất lượng giống, nhưng quy mô còn hạn chế, chưa toàn diện, chưa theo kịp một số nước trong khu vực.
  • Dịch bệnh từ các tỉnh thành lân cận và trong cả nước luôn tạo áp lực cho thành phố trong kiểm dịch vận chuyển động vật và kiểm soát sản phẩm động vật nhập vào thành phố, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát an toàn dịch bệnh cho các trại chăn nuôi trên địa bàn thành phố.

Những khó khăn và thách thức

  • Đất canh tác của nông dân, lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển đổi ngành nghề; quy mô chăn nuôi nhỏ, phân tán.
  • Diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả; dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, phải luôn phòng, chống nguy cơ lây lan; giá cả các loại nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi luôn biến động, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hiệu quả chăn nuôi.
  • Trình độ quản lý, khoa học công nghệ và trang thiết bị chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm nhìn chung chưa cao; hệ thống tổ chức và năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y còn nhiều bất cập chưa đáp ứng kịp với đà phát triển và hội nhập; các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn chậm phát triển, các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ mới hình thành, chưa chặt chẽ, hệ thống phân phối, tiếp thị nông sản ở ngoại thành còn nhiều hạn chế.
  • Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp dự báo sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt.
  • Khó khăn đặc biệt mà ngành chăn nuôi tỉnh XXXX XXI hiện nay đang gặp phải là dù hoạt động chăn nuôi có nhiều bước tiến đáng kể nhưng tình hình tiêu thụ sản phẩm luôn gặp khó khăn.

 

3. Tình hình kinh doanh gia súc gia cầm

  • Thị trường tiêu thụ heo chủ yếu của XXXX XXI hiện nay là Tp. Hồ Chí Minh và Trung Quốc. theo tính toán của HHCN XXXX XXI, hiện mỗi ngày thị trường Tp.Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 2.000 đến 3.000 con heo từ XXXX XXI, trong khi thị trường Trung Quốc tiêu thụ khoảng 1.000 con.
  • Đáng nói, trong khi thị trường Tp. Hồ Chí Minh mang tính ổn định cao thì thị trường Trung Quốc lại luôn biến động và không có tính ổn định. Đa số heo xuất đi Trung Quốc là theo đường tiểu ngạch mà không có những hợp đồng lớn mang tính ổn định do đó giá heo phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thu mua của họ. Trong khi chính sách thu mua của Trung Quốc hiện nay lại chủ yếu theo phương thức khi thiếu thị họ sang mua ồ ạt, khi đủ họ dừng lại khiến giá heo biến động rất khó lương.
  • Trong khi đang gặp nhiều khó khăn về chăn nuôi và đầu ra thì ngành chăn nuôi cả nước nói chung và ngành chăn nuôi Tỉnh XXXX XXI nói riêng lại đang phải chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm đông lạnh của các nước, đặc biệt là Mỹ. Nếu như năm 2014, Việt Nam nhập 80 ngàn tấn thịt đông lạnh, thì trong năm 2015 chúng ta đã nhập xấp xỉ 100 ngàn tấn, tăng 20% so với cùng kì. Một điều khá bất ngờ là trong 2 năm qua, giá thịt đông lạnh nhập vào nước ta liên tục giảm. Chẳng hạn như với thịt đùi gà Mỹ, cách đây 2 năm thường có giá 1,2 đến 2,5 USD/1 kg, nhưng hiện nay chỉ còn 0,6 đến 0,8 USD/1kg.
  • Thời gian gần đây, những thông tin về tình trạng người chăn nuôi sử dụng chất cấm để chăn nuôi, nhiều loại thịt có tồn dư chất khánh sinh cao…liên tục xuất hiện. Đây thực sự là những hồi chuông cảnh báo về sự yếu thế của thịt nội so với các sản phẩm thịt ngoại khi hội nhập đến gần. Trước tình hình này, tỉnh XXXX XXI – thủ phủ của ngành chăn nuôi trong nước đã triển hành nhiều biện pháp để đối phó với nguy cơ trên. Trong đó, việc triển khai và nhân rộng các mô hình thực hành chăn nuôi tốt, hay còn gọi là VietGAHP – đang là một trong những giải pháp được chú trọng nhất.
  • Mô hình chăn nuôi VietGAHP được tỉnh XXXX XXI đặc biệt chú trọng phát triển và mặc dù bước đầu có những tín hiệu khả quan như: tạo ra được sản phẩm thịt heo sạch, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, sản lượng ổn định. Tuy nhiên, “điểm nghẽn” lớn nhất hiện nay đối với người chăn nuôi khi tham gia mô hình GAHP là đầu ra cho sản phẩm vẫn còn bấp bênh.
  • Một trong những nguyên nhân chủ yếu, hầu hết sản phẩm chăn nuôi heo VietGAHP vẫn chỉ bán thông qua thương lái và với giá cào bằng với giá heo nuôi thông thường. Hiện heo VietGAHP cũng chỉ bán như giá heo thường trong khi quy trình chăn nuôi thì khó khăn hơn. Đặc biệt, thời gian vừa rồi khi thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi rộ lên, giá heo giảm thì người nuôi heo VietGAHP cũng chịu chung tình trạng rớt giá cho dù heo của chúng tôi là heo sạch.
  • Các trang trại VietGAP ở XXXX XXI cũng đã hình thành một số chuỗi liên kết và sản phẩm đã thâm nhập được vào những kênh tiêu thụ khó tính như siêu thị, nhà hàng… với đầu ra ổn định tuy nhiên sản lượng chưa cao.
  • Chính vì vậy, việc tổ chức chợ đầu mối heo, gà, vịt Xxx xixx sẽ giúp kiểm soát tốt hơn đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi VietGAP của Tỉnh XXXX XXI. Giúp khép kín qui trình chăn nuôi từ khâu chăn nuôi, giết mổ, buôn bán từ đó hạn chế các bất cập tồn tại lâu nay trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh như: sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đầu ra không đảm bảo, thương lái ép giá nông dân…

4. Tình hình hoạt động các lò mổ trên địa bàn tỉnh

  • ​XXXX XXI là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, với gần 17 triệu con gia cầm và 1,6 triệu con heo. Hoạt động giết mổ do vậy cũng rất sôi động và đáng chú ý nhất là tình trạng giết mổ trái phép, hay còn gọi là giết mổ lậu vẫn còn diễn ra khá phức tạp.
  • Hiện nay, tỉnh XXXX XXI đang cấp phép cho gần 100 lò giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, đã xây dựng được 13 lò mổ tập trung quy mô lớn và 12 cơ sở giết mổ vệ tinh. Thực hiện lộ trình sắp xếp giết mổ của tỉnh, đến năm 2020, tỉnh sẽ rút dần các cơ sở giết mổ không đạt chuẩn và chỉ quy hoạch còn 35 cơ sở giết mổ tập trung tại 11 huyện, thị thành trong tỉnh. Chủ trương này này được tỉnh kỳ vọng sẽ giúp ổn định tình hình hoạt động của các cơ sở giết mổ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng có nguồn gốc động vật.
  • Việc hình thành các lò mổ tập trung đang được xem là giải pháp then chốt  giúp XXXX XXI làm tốt công tác sắp xếp giết mổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt động vật. Tuy nhiên, để các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động hiệu quả, bền vững trong thời gian dài đang là vấn đề khá nan giải hiện nay. Bởi,  việc làm thế nào để  sản phẩm động vật trước khi rời cơ sở giết mổ được đảm bảo chất lượng và làm sao để giúp các lò mổ này “đứng vững” trước sự cạnh tranh của các lò mổ lậu đang là 2 vật cản lớn gây ảnh hưởng đến sự tồn tại của các lò mổ tập trung.
  • Hiện nay XXXX XXI  có tới 142 lò mổ lậu còn hoạt động và đang cạnh tranh quyết liệt với các cơ sở giết mổ có phép trong việc thu hút tiểu thương đến giết mổ.  Nếu không sớm xóa sổ các lò mổ lậu này, các cơ sở giết mổ sẽ khó có thể phát triển ổn định, bền vững.Nguyên nhân vì các cơ sở này không thể cạnh tranh nổi với mức giá giết mổ của các lò mổ lậu, thường thấp hơn 20% so với các cơ sở giết mổ tập trung và không cần phải qua một thủ tục kiểm dịch nào về nguồn gốc động vật.
  • Để tiếp sức các cơ sở giết mổ làm ăn chân chính phát triển bền vững, XXXX XXI cần phải xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Trong đó, chủ trại, thương lái, chủ lò mổ và doanh nghiệp chế biến là các khâu đóng vai trò quan trọng để làm nên chuỗi này. Nếu thành công, các chuỗi liên kết kinh doanh theo mô hình này sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, thu hút ngày càng nhiều tiểu thương tham gia chuỗi và tạo được sự ổn định cho các cơ sở giết mổ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm gia súc, gia cầm sạch.
  • Như vậy chợ đầu mối thực phẩm sạch Xxx xixx sẽ là 1 mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh XXXX XXI góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi VietGAHP và các lò mổ tập trung của Tỉnh XXXX XXI.

 

ke_hoach_kinh_doanh_cho_dau_moi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *