Home / Phát triển doanh nghiệp / Mẫu kế hoạch kinh doanh / Mẫu kế hoạch kinh doanh công ty vật liệu xây dựng

Mẫu kế hoạch kinh doanh công ty vật liệu xây dựng

Sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho các công ty vật liệu xây dựng. Những doanh nghiệp này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu cơ bản. Mà còn đóng góp quan trọng vào sự đổi mới và bền vững trong xây dựng. Bài viết này, Kehoachviet.com sẽ chia sẻ mẫu kinh doanh công ty vật liệu xây dựng mà chúng tôi đã thực hiện.

I. Ý TƯỞNG KINH DOANH

  • Mở cửa hàng vật liệu xây dựng.
  • Đơn vị triển khai: Công ty TNHH TM DV Vận Tải Xxxxx X
  • Vốn đầu tư dự kiến: xxx tỷ
  • Khu vực triển khai dự kiến: Quận 12, Gò Vấp, Thủ Đức.
  • Sản phẩm chủ lực: cát đá, sắt thép, xi măng…

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

1. Tổng quan ngành

Hiện nay nhờ sự phát triển của thị trường bất động sản và nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt. Nên ngành xây dựng của Việt Nam đang phát triển rất thuận lợi với tốc độ tăng trưởng cao, trên 8%/năm.

Ngành vật liệu xây dựng là ngành cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành xây dựng. Có gắn bó mật thiết với ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng phát triển thì các công ty kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng có tốc độ phát triển rất tốt.

  • Đầu vào chủ yếu của ngành xây dựng là nhóm vật liệu cơ bản như sắt thép, xi măng.
  • Đầu ra của ngành xây dựng chủ yếu là nhóm ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng cơ bản.

Hình: Chuỗi giá trị ngành xây dựng

Giá thành của một công trình Xây Dựng thông thường bao gồm 60-70% chi phí Vật Liệu. 10-20% chi phí Nhân Công. 10-20% chi phí máy xây dựng. Trong đó thép chiếm 60-70%. Xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu Vật Liệu Xây Dựng.

Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng của Việt Nam trong năm 2018 vẫn sẽ rất khả quan (dự báo khoảng 9,63%). Nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam sẽ bắt đầu chậm lại ở mức trung bình khoảng 7,8% trong giai đoạn 2019-2020.

=>>> Như vậy ngành Xây dựng Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng về qui mô với tốc độ thấp nhất là 7% vào năm 2013 và cao nhất là 11.4% vào năm 2015.

Lý giải điều này không khó vì Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Nhu cầu xây dựng để phát triển đất nước là rất lớn ở tất cả các lĩnh vực: xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp. Xu hướng phát triển của ngành xây dựng vẫn sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn, trung và cả dài hạn. Vì hạ tầng cơ sở của Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất lạc hậu.

Tại báo cáo triển vọng đô thị hóa thế giới: Tốc độ tăng dân số bình quân của Việt Nam là 1,2 – 1,5%/năm và tốc độ tăng trưởng đô thị trung bình là 3,4%/năm… Do vậy, tiềm năng tăng trưởng phân khúc nhà ở trong nước còn rất lớn. Nhu cầu văn phòng tăng mạnh và phân khúc công nghiệp – kho vận tiếp tục hoạt động tốt nhờ dòng vốn FDI mạnh.

Vì thế với mẫu kinh doanh công ty vật liệu xây dựng nói chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng là ngành nghề kinh doanh rất hấp dẫn tại Việt Nam. Tuy nhiên ngành xây dựng của Việt Nam cũng phải trải qua nhiều giai đoạn biến động lớn.

Nhận Định:

  • Ngành xây dựng Việt Nam đã trải qua giai đoạn phát triển đỉnh cao. Tốc độ phát triển sẽ chậm lại.
  • Một chu kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam thường kéo dài khoảng 10 năm. Như vậy thị trường dự báo sẽ duy trì đà phát triển vừa phải trong khoảng 4-5 năm nữa. Sau đó sẽ bước vào giai đoạn khủng hoảng.
  • Ban lãnh đạo công ty nên tận dụng cơ hội thị trường đang phát triển. Để thâm nhập thị trường và phải có chiến lược chủ động vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường. Tiếp tục phát triển trong chu kỳ tiếp theo của ngành. Khu vực phát triển mạnh của ngành xây dựng chu kỳ tới sẽ nằm ở các khu vực ven thành phố Hồ Chí Minh tương ứng với sự phát triển của thị trường bất động sản.

Ngành xây dựng bị lệ thuộc vào các yếu tố: tốc độ phát triển của nền kinh tế, giá nguyên nhiên liệu đầu vào, lạm phát và lãi suất cho vay. Việc am hiểu về tác động của nền kinh tế đối với chu kỳ phát triển của ngành sẽ giúp lãnh đạo công ty có sự chủ động trong chiến lược kinh doanh từng giai đoạn.

2. Đặc thù của ngành kinh doanh vật liệu xây dựng

Do là ngành gắn liền với ngành xây dựng. Nên ngành kinh doanh vật liệu xây dựng cũng có các bước thăng trầm giống như ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng ăn nên làm ra thì ngành vật liệu xây dựng cũng rất phát đạt và ngược lại.

Công trình lớn Công trình nhỏ
Công trình nhà nước
  • Gồm các công trình xây dựng cơ bản như: đường xá, cầu cống, dự án lớn.
  • Cần phải có vốn lớn, quan hệ rộng.
  • Công nợ lớn và khó đòi.
  • Thường là các gói thầu sửa chữa nhỏ, hoặc các dự án nhỏ
  • Thường phải trải qua đấu thầu.
  • Công nợ nhiều và khó đòi.
Công trình tư nhân
  • Dự án lớn
  • Cần phải có vốn nhiều, chiết khấu rất cao.
  • Nhà phố, nhà xưởng…
  • Cần phải marketing, bán hàng tốt.

Bảng: Đặc thù ngành kinh doanh vật liệu xây dựng

Vì là ngành gắn liền với ngành xây dựng nên hoạt động kinh doanh của ngành vật liệu xây dựng của phải gắn bó và theo sát các đối tác ngành xây dựng như: các đơn vị thiết kế, các đơn vị thầu xây dựng, phòng xây dựng các phường xã, quận huyện địa phương.

=>>> Nhìn chung quan hệ vẫn là chiến lược kinh doanh chủ lực của ngành. Công ty cần phải chủ động xây dựng chiến lược cải thiện mối quan hệ với các đơn vị có liên quan. Quan hệ khách hàng tốt để đảm bảo doanh thu đề rà.

3. Phân tích khách hàng

Khách hàng của công ty chủ yếu phân thành hai đối tượng chính: khách hàng sỉ và khách hàng lẻ.

Khách hàng lẻ Khách hàng sỉ
  • Thường là chủ nhà
  • Lợi nhuận cao
  • Công nợ ít
  • Khó tiếp cận, chủ yếu đến từ cửa hàng, có thể xây dựng đội ngũ kinh doanh đi vòng quanh khu vực để tìm kiếm các công trình đang triển khai hoặc làm quen đội quản lý xây dựng trên địa bàn nhờ giới thiệu.
  • Thường là các đơn vị thầu xây dựng, người kinh doanh bất động sản.
  • Lợi nhuận thấp, phải cạnh tranh giá, phải có chiết khấu và công nợ.
  • Khả năng nợ khó đòi.
  • Dễ tiếp cận, chủ yếu ngoại giao quan hệ.

Bảng: Phân loại khách hàng

Đặc điểm của khách hàng sỉ

Đặc điểm:
  • Thường là các doanh nghiệp xây dựng, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bất động sản.
  • Khá kén chọn trong việc mua hàng.
  • Có thể có bộ phận thu mua (kế toán mua hàng, kho…) hoặc không.
  • Mua hàng thường xuyên và có thể là số lượng lớn.
Nhu cầu:
  • Muốn làm việc với các cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc đối tác lớn.
  • Muốn mua hàng với mức giá cạnh tranh, chiết khấu cao.
  • Muốn được công nợ nhiều và lâu.
Cách thức tiếp cận:
  • Có thể tiếp cận qua khách tới mua hàng tại cửa hàng.
  • Tiếp cận bằng marketing online.
  • Tham gia các diễn đàn, hội nhóm về xây dựng.
  • Tạo quan hệ từng bước.
  • Đi tìm kiếm các công trình chuẩn bị xây dựng hoặc đang xây dựng để tạo quan hệ.

Đặc điểm của khách hàng lẻ

Đặc điểm:
  • Thường là các chủ nhà.
  • Không có nhiều kinh nghiệm mua hàng nên nếu có người giới thiệu thì sẽ rất dễ bán hàng.
  • Mua hàng tập trung 1 lần rồi thôi, ít mua lại.
  • Khách hàng dễ tính hơn khách hàng lẻ nên nếu giá tốt. Chăm sóc nhiệt tình khả năng thành công sẽ tương đối cao.
Nhu cầu:
  • Muốn mua hàng với giá rẻ.
  • Muốn mua hàng chất lượng.
  • Thích các cửa hàng gần và chăm sóc nhiệt tình.
Cách thức tiếp cận:
  • Chủ yếu cận qua cửa hàng.
  • Nhờ người lân cận giới thiệu.
  • Làm quen với quản lý xây dựng địa phương để nhờ giới thiệu.

Cần phải chủ động cân đối cả hai đối tượng khách hàng này để đảm bảo doanh thu. Nhưng vẫn duy thì được lợi nhuận và công nợ trong khả năng cho phép.

Cần phải chọn lọc các đối tác có uy tín. Giữ uy tín với đối tác và từng bước xây dựng quan hệ thân thiết là chiến lược quan trọng cần duy trì để phát triển.

Dân dụng Các công trình nhà phố
Công nghiệp Các nhà xưởng, văn phòng
Nhà nước Các công trình giao thông, hạ tầng, dự án

Bảng: Phân loại công trình

Trước mắt khi vốn còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều. Thì cần phải tập trung vào các công trình nhà phố để đánh thị trường, đẩy doanh thu. Ưu tiên khách hàng lẻ để có thể xoay vòng vốn tốn. Hạn chế bị chiếm dụng vốn. Khi đã có quan hệ tốt, vốn mạnh thì có thể mở rộng quan hệ với các thầu công trình để tăng doanh thu nhanh.

4. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh thì có nhiều bao gồm:

Cạnh tranh các công trình lớn Cạnh tranh các công trình nhỏ
  • Các đại lý cấp 1
  • Các công ty cung cấp vật liệu xây dựng lớn
  • Do các công trình lớn thường yêu cầu giá bán cạnh tranh. Chiết khấu cao. Công nợ nhiều và lâu. Nên chỉ có các đơn vị kinh doanh vlxd lớn mới có khả năng đáp ứng được. Các đơn vị nhỏ sẽ khó tham gia.
  • Các cửa hàng vật liệu xây dựng qui mô vừa và nhỏ.
  • Các công trình nhỏ thì thường không yêu cầu giá, chiết khấu và công nợ cao. Như các công trình lớn nhưng các yếu tố trên vẫn là yếu tố cạnh tranh cơ bản.
  • Khi mới bước ra thị trường công ty vẫn có thể cạnh tranh được dựa vào lợi thế địa lý. Dù các đơn vị lớn cũng khó cạnh tranh được vì qui mô nhỏ vị trí xa họ cũng không quá chú tâm. Chỉ cần chăm sóc tốt khách hàng sẽ có thể cạnh tranh được.

Các đơn vị đối thủ cạnh tranh chính bao gồm: (Cần xác định vị trí mở cửa hàng cụ thể hơn).

5. Nguồn cung sản phẩm

  • Nguồn cung ban đầu của công ty có thể là các công ty sản xuất hoặc đại lý cấp 1.
  • Thời gian ban đầu do chưa có doanh số nên chiết khấu sẽ không cao. Đối tác chưa quen nên công nợ cũng không nhiều nhưng qua thời gian quen biết mức chiết khấu và công nợ sẽ tăng dần.
  • Khi mới mở cửa hàng thì cần phải trực tiếp liên hệ các công ty hoặc đại lý cấp 1 để lấy hàng. Sau khi mở cửa hàng sẽ có đội ngũ tiếp thị của các đơn vị đến chào hàng thường xuyên. Nên không cần lo lắng về nguồn cung sản phẩm.

5.1 Nguồn cung sắt thép

Vinaone

Việt Nhật

VinaSteel

5.2 Nguồn cung cát, đá, xi măng

6. Phân tích vị trí

Với chiến lược mà công ty định ra là hướng đến các công trình dân dụng thì cần phải mở cửa hàng ở các khu vực đang phát triển mạnh về xây dựng nhà phố như: Quận 12, Hóc Môn, Thủ Đức, Quận 2. Cửa hàng phải đặt gần nhưng nơi đang phát triển mạnh về xây dựng để tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý và có thể phát triển được về lâu dài.

Như trên bản đồ, các khu vực thuộc quận 12 (Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông). Quận Thủ Đức (đặc biệt khu vực Tam Bình, Hiệp Bình Phước, Linh Đông). Quận 2 đang phát triển nhanh hạ tầng và xây dựng nên tập trung tìm kiếm vị trí mở cửa hàng ở các khu vực này.

Thứ tự ưu tiên: Quận 9, Quận 12, Quận Thủ Đức.

Các khu vực đang phát triển nhưng chưa phát triển quá nóng là nơi công ty nên lưu ý. Vì các khu vực phát triển nóng đối thủ đã mạnh và thị trường sẽ sớm bão hòa sẽ khó phát triển lâu dài.

7. Phân tích swot doanh nghiệp

Bên trong Điểm mạnh Điểm yếu

Bên ngoài Cơ hội Thách thức
  • Thị trường xây dựng Việt Nam đang ở giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ phát triển.
  • Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên dù thị trường có tính chu kỳ thì nhu cầu xây dựng hạ tầng. Về lâu dài cũng sẽ tăng trưởng -> đây là ngành đáng để đầu tư.
  • Dân số Việt Nam vẫn đang tăng trưởng nhanh. Nhu cầu về nhà ở sẽ vẫn tiếp tục tăng trong tương lai.
  • Thị trường đã có nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Tốc độ phát triển của ngành có dấu hiệu giảm sau nhiều năm tăng trưởng nhanh. Có thể báo hiệu thị trường sắp bước vào giai đoạn bão hòa.

Bảng: Phân tích swot doanh ngiệp

III. MẪU KẾ HOACH KINH DOANH CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ke_hoach_kinh_doanh_thep_vat_lieu_xay_dung

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh công ty vật liệu xây dựng mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Nếu bạn muốn lập cho mình kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng thì hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT

Văn phòng:  23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline:        0903.349.539
Email:          contact@khv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *