Mô hình kinh doanh du lịch kết hợp quán cafe hiện đang được nhiều nhà kinh doanh theo đuổi. Đặc biệt là du lịch tâm linh. Tuy nhiên để kinh doanh mô hình này thì cần nhiều kinh nghiệm, kiến thức cũng như vốn hiểu biết rộng. Bài viết này, Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn một số mẫu kế hoạch kinh doanh du lịch tâm linh kết hợp quán cafe mà chúng tôi đã thực hiện.
I. Phân tích thị trường
1. Thị trường du lịch Việt Nam
Hiện nay thu nhập bình quân của người Việt Nam ngày càng cao. Cùng với khả năng tiếp cận internet dễ dàng. Giới trẻ cởi mở trong chi tiêu. Nhu cầu thụ hưởng cuộc sống ngày càng cao kéo theo hoạt động du lịch cũng ngày càng phát triển.
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Khách quốc tế | 6.014.032 | 6.847.678 | 7.572.352 | 7.874.312 | 7.943.651 | 10.012.735 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | 19,09 | 13,86 | 10,58 | 3,99 | 0,88 | 26,05 |
Bảng: thống kê khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Khách nội địa (nghìn lượt khách) | 30.000 | 32.500 | 35.000 | 38.500 | 57.000 | 62.000 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | — | 8,33 | 7,69 | 10,00 | 48,05 | 8,77 |
Bảng: thống kê khách du lịch nội địa
Nguồn thu từ hoạt động du lịch của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên qua các năm.
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) | 130,00 | 160,00 | 200,00 | 230,00 | 337,83* | 400,00 |
Tốc độ tăng trưởng (%) | 35,4 | 23,1 | 25,0 | 15,0 | 46,9 | 18,4 |
Bảng: Thống kê doanh thu hoạt động du lịch Việt Nam
Theo phương pháp thống kê mới
– Việc kinh doanh du lịch vẫn có sức hấp dẫn rất lớn. Bằng chứng là số lượng các công ty du lịch lữ hành quốc tế qua các năm vẫn không ngừng tăng lên.
Chỉ tiêu | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Số lượng doanh nghiệp du lịch | 980 | 1.132 | 1.305 | 1.456 | 1.519 |
Bảng: Số lượng các công ty du lịch lữ hành quốc tế Việt Nam
– Hiện chưa có số liệu thống kê toàn năm 2016. Nhưng tính đến tháng 10/2016 có 1.314 doanh nghiệp lữ hành du lịch. Tuy nhiên với những số liệu thống kê như trên đã cho thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch (số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng dương qua các năm chứng tỏ lượng khách qua các năm luôn tăng). Tiềm năng khai thác lĩnh vực này vẫn còn khá lớn.
– Điểm đáng chú ý là giới trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm đến du lịch nhiều hơn. Chi tiêu của đối tượng này cho du lịch cũng không ngừng tăng lên. Thống kê từ SocialHeat cho thấy trong khoảng thời gian 3 tháng 01/03/2016 – 31/05/2016 thì trên social media có hơn 4,2 triệu bài viết và thảo luận về Du lịch. Trong đó 66,6% người tham gia thảo luận nằm trong độ tuổi 18-24. Đây là đối tượng có xu hướng tiêu dùng cởi mở, dễ tính. Là đối tượng khá tiềm năng mà công ty nên tìm cách tiếp cận trong tương lai.
2. Thị trường du lịch tâm linh
– Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh. Thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo. Với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước.
– Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng. Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch. Đặc biệt là khách nội địa với khoảng 41,5% lượng khách du lịch nội địa tham gia vào các hoạt động du lịch tâm linh.
– Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng. Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động. sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác.
– Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh); Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Công Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…
Người Việt Nam hàng năm cũng dành nhiều khoản kinh phí lớn để đi du lịch tâm linh các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
II. Mô hình kinh doanh
Chúng tôi dự kiến tổ chức mô hình kinh doanh theo hình thức công ty du lịch với các dịch vụ như: tổ chức điều hành tour, liên kết tổ chức tour, bán dịch vụ du lịch… Đặc biệt công ty định hướng hoạt động kinh doanh tập trung vào các hoạt động du lịch tâm linh. Với các tour du lịch có giá trị gia tăng cao như: du lịch dài ngày, kết hợp nghỉ dưỡng, mua sắm, giải trí… và cả các tour du lịch tâm linh nước ngoài.
III. Định vị thị trường
1. Khách hàng mục tiêu
Mục tiêu mà công ty hướng đến là khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu trong độ tuổi từ 35-45 tại 2 thành phố lớn là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là đối tượng khách hàng có nền tảng tài chính tốt. Cũng là đối tượng có nhu cầu du lịch tâm linh cao nhất.
2. Đặc điểm khách hàng mục tiêu
- Đây là đối tượng khách hàng khó tính và kén chọn. Nên chỉ những công ty du lịch uy tín mới. Đầu tư bài bản mới có thể thu hút được đối tượng khách hàng này.
- Ngoài du lịch tâm linh đối tượng khách hàng này. Cũng thường có nhu cầu du lịch nghĩ dưỡng hoặc du lịch cùng gia đình.
- Ít quan tâm về giá mà quan tâm đến chất lượng nhiều hơn.
- Có thể chi tiêu nhiều tiền hơn cho những dịch vụ mà họ thực sự thích thú.
- Năm sinh trung bình trong khoảng 1970-1980: do đó đặc thù văn hóa cũng có nhiều sự khác biệt. Đặc biệt là có xu hướng hoài cổ. Các công cụ truyền thông chính là báo chí, tạp chí…
3. Qui mô thị trường
- Dân số thành phố hồ chí minh năm 2017 là: 8,426 triệu người.
- Dân số thành phố Hà Nội năm 2017 là: 7,588 triệu người.
- Tổng dân số TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2017 là: 15,848 triệu người.
Trong đó theo thống kê của Nielsel và BCG tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 30% (dân thành thị tỷ lệ có thể cao hơn). Tương đương khoảng 4,7544 triệu người. Tỷ lệ người trong độ tuổi từ 35-45 của Việt Nam chiếm khoảng 14%.
Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến là 665.616 người. Mục tiêu của công ty là tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh và truyền thông của công ty lên đối tượng khách hàng này.
4. Lý do sử dụng dịch vụ
Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vì nhiều lý do như:
- Muốn khám phá nhiều địa điểm du lịch tâm linh của Việt Nam cũng như thế giới.
- Muốn có nhiều trải nghiệm về cuộc sống, khám phá bản thân.
- Tìm kiếm các đơn vị tổ chức chuyên nghiệp để không tốn thời gian tổ chức, chỉ cần tập trung cho việc du lịch.
- Cần sự hướng dẫn đầy đủ từ hướng dẫn viên.
- Có sự chuyển bị đầy đủ cho chuyến đi.
5. Khách vãng lai
Đối tượng khách vãng lai chính mà công ty dự kiến bao gồm:
- Khách hàng có độ tuổi gần giống với khách hàng mục tiêu. Từ 25 đến 35 và 45 đến 55 tuổi.
- Khách hàng ở các tỉnh thành lân cận mua tour trực tiếp trên website.
- Du khách nước ngoài thông qua hoạt động liên kết tour với các đơn vị nước ngoài.
6. Phương thức mua hàng
Hiện nay khách hàng có nhiều sự lựa chọn để đáp ứng nhu cầu như:
- Lựa chọn các công ty du lịch nổi tiếng.
- Tham khảo thông tin trên mạng.
- Bạn bè giới thiệu.
- …
Vì vậy nhiệm vụ của công ty là phải định vị thành công thương hiệu. Là đơn vị cung cấp các dịch vụ du lịch tâm linh số 1 Việt Nam. Để đảm bảo khả năng thuyết phục tuyệt đối với khách hàng mục tiêu.
7. Phân tích cạnh tranh
Lĩnh vực kinh doanh du lịch, lữ hành
Các công ty chiếm thị phần lớn hiện nay như Viettravel, Saigontourist, Bến Thành tourist, Fiditour, Du lịch Việt, V.Y.C, Lửa Việt tour, Việt Sun Travel, Du lịch Thanh Niên, Vietcharm Travel. Hơn 1000 doanh nghiệp du lịch lữ hành hiện đang hoạt động. Mặt khác du lịch nước ta đang đứng trước một nguy cơ rất lớn khi các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đang dần lấn sân sang thị trường Việt Nam.
Lĩnh vực du lịch tâm linh
Các đối thủ cạnh tranh chính như mytour, Hoàng Việt, apttravel, viettravel, chợ lớn, Thu Hiền… Trong đó phần lớn tập trung vào các tour giá trị thấp, tour trong ngày.
8. Xu hướng cạnh tranh
Các xu hướng cạnh tranh chính trên thị trường gồm:
- Chuyên nghiệp hóa: ngày càng tập trung và chuyên nghiệp.
- Số hóa: sử dụng đa công nghệ trong dịch vụ.
- Qui mô và cạnh tranh cao: chỉ có các doanh nghiệp đầu tư bài bản mới có thể cạnh tranh bền vững trên thị trường.
9. Viễn cảnh ngành
Trong tương lai xa ngành du lịch Việt Nam dự kiến có các xu hướng chính như:
- Quản lý ngày càng chuyên nghiệp. Ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức dịch vụ.
- Cạnh tranh ngày càng cao. Các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường bằng nhiều hình thức công khai và bán công khai như: đầu tư trực tiếp, liên kết tổ chức tour…
- Bán hàng online sẽ chiếm phần lớn thị phần do xu hướng sử dụng internet ngày càng tăng và thế hệ 8x, 9x tham gia vào thị trường ngày càng nhiều.
- Thị phần du lịch nước ngoài mở rộng do thu nhập của người Việt ngày càng tăng.
- Chuyên biệt hóa ngày càng cao do các công ty lớn không thể chiếm hết được phần lớn thị phần của ngành.
IV. Mẫu kế hoạch kinh doanh du lịch tâm linh kết hợp quán cafe
ke_hoach_kinh_doanh_du_lich_ket_hop_quan_cafeBài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh du lịch tâm linh kết hợp quán cafe mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Hy vọng những mẫu kế hoạch này sẽ hữu ích đối với bạn!
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT
Văn phòng: 23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0903.349.539
Email: contact@khv.vn