Home / Phát triển doanh nghiệp / Lập kế hoạch kinh doanh / KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KHÁM

KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG KHÁM

1. Điều kiện cần và đủ để mở được một phòng khám ?

Để lập được một kế hoạch mở phòng khám không phải là chuyện dễ dàng và ngày một ngày hai thì có thể mở được, bạn cần phải có một kế hoạch, điều kiện cần thiết mới có thể đứng ra thành lập được một phòng khám. Dưới đây là một số điều kiện cần thiết để mở một phòng khám :
– Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho phép thành lập phòng khám đa khoa do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh thành phố cấp.
– Có giấy phép hoạt động khám bệnh , chữa bệnh do sở y tế thành phố cấp
– Người quản lý, chịu trách nhiệm ở phòng khám phải là bác sĩ có thời gian làm nghề ít nhất là 54 tháng.TẤT TẦN TẬT” về kinh doanh phòng khám bạn cần biết

2. Các bước lập kế hoạch mở phòng khám hiệu quả :

a. Xác định mục tiêu :

– Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong kế hoạch mở phòng khám là đề ra mục tiêu :
+ Phục vụ, đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.
+ Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của phòng khám: Đây là bước thứ hai kế hoạch mở phòng khám , cũng là bước rất quan trọng quyết định đến mọi bước tiếp theo của bạn sẽ thực hiện thế nào. Bạn cần phải xác định được những đối tượng khách hàng chủ yếu mà mình hướng đến.
Ví dụ : Một phòng khám nha khoa sẽ có đối tượng khách hàng mục tiêu là trẻ em và những người có các bệnh về răng, miệng…

b. Phân tích thực trạng:

Trong kế hoạch mở phòng khám việc này là việc cực kì quan trọng :

– Tiềm lực kinh tế :
+ Chi phí mua trang thiết bị cho phòng khám
+ Chi phí xây dựng và sửa chữa phòng khám
+ Chi phí trả cho nhân viên bác sĩ trong phòng khám
– Đối thủ cạnh tranh : Xác định được kinh nghiệm, hướng đi của đối thủ cạnh tranh. Để qua đó có cách lập kế hoạch mở phòng khám chỉnh chu hơn.

Tại mục này chúng ta sẽ cùng đi phân tích những đối thủ cạnh tranh chính của bạn tại thị trường mục tiêu. Bạn cần phải biết được những vấn đề sau của họ:
– Thị trường mục tiêu
– Giá cả
– Chương trình khuyến mãi
– Các dịch vụ cung cấp
Bạn cũng cần tìm ra điểm yếu điểm mạnh của đối thủ bao gồm:
– Tình hình tài chính
– Khả năng nhận thức thị trường mục tiêu
– Khả năng R & D
– Các dịch vụ phục vụ cho khách hàng của bệnh viện :
+ Bao gồm những dịch vụ gì ( phòng khám răng hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình,…) có đáp ứng đủ nhu cầu cho bệnh nhân hay không.
+ Chất lượng dịch vụ như thế nào ?
+ So sánh với các đối thủ cạnh tranh về chất lượng và số lượng dịch vụ của bệnh viện như thế nào ?

Các bạn có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích về marketing phòng khám mà chúng tôi mang lại cho bạn:

c. Thực hiện kế hoạch mở phòng khám hiệu quả :

1. Về cơ sở vật chất:

– Xây dựng và thiết kế:
+ Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
+ Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh.
– Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
+ Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh, trừ phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế.

+ Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2.
– Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình.
– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

2. Về thiết bị y tế cần có trong một phòng khám :

– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
– Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
– Phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.

3. Nhân sự trong phòng khám :

Chuẩn bị nhân sự luôn là bước quan trọng nhất trong quá trình lập kế hoạch mở phòng khám bao gồm :
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.

4. Phạm vi hoạt động chuyên môn đối với phòng khám :

– Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương ngoài da.
– Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm trên cơ thể.
– Băng bó bột gãy tay, gãy chân.
– Điều trị trị các loại bệnh về dị ứng thời tiết, sốt rét, đậu mùa…
– Điều trị chấn thương, tai nạn nhẹ.
– Tiêm chủng các loại vắc xin phòng ngừa và trị các loại bệnh
– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Trên đây là một kế hoạch khá hoàn chỉnh để giúp các bạn thành lập được một phòng khám hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

5 . Đối tượng khách hàng hướng tới :

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh của từng phòng khám mà ta có những đối tượng khách hàng khác nhau :
– Đối tượng bệnh nhân
– Những người có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp ( phòng khám bệnh viện thẩm mĩ )
– Đối tượng mắc các bệnh về răng hàm mặt ( phòng khám nha khoa )

6. Các phương thức tìm kiếm và thu hút khách hàng :

Làm cách nào để thu hút khách hàng đến phòng khám của bạn khi hiện đang có hàng trăm phòng khám lớn nhỏ thi nhau mọc lên để đáp nhu cầu của khách hàng. Đây là một vấn đề cực kì nan giải đối với một nhà Marketing trong việc lập kế hoạch mở phòng khám .
Dưới đây là một số phương thức tìm kiếm và thu hút khách hàng cực kì hiệu quả được 9/10 phòng khám áp dụng và đã đạt được kết quả thành công :

Phương thức offline Phương thức online
Phương thức này khá là khó khăn là tốn kiếm nhân lực và khó tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu :
+ Phát tờ rơi , treo potter, treo các biển quảng cáo ở những nơi có đông dân cư qua lại.
Tờ rơi, bảng quảng cáo đơn giản : có thể in sẵn để ở khu vực phòng chờ của khách hàng, để khách hàng có thể xem được các thông tin trên đó (phương pháp này khá bịđộng vì cần phải có lượng khách có sẵn để xem brochure)
TVC: các mẩu quảng cáo trên tivi (chi phí lớn)
Quảng cáo trên các hãng taxi: Độ phủ lớn dĩ nhiên đi kèm chi phí lớn.
Adwords và SEO: đây là 2 công cụ giúp khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn.
Website: Đây được coi như “công ty” của bạn trên Internet, địa chỉ web đóng vai trò là “địa chỉ công ty” để khách hàng có thể tìm và ghé thăm.
Facebook: đây là một môi trường tiến hành chiến dịch Marketing rất hiệu quả, bởi vì lượng người dùng Fb hiện nay rất đông đảo, hầu như ai cũng sử dụng.
Bạn cũng có thể lập fanpage quảng cáo, đăng tải các tin tức hoặc video chia sẻ để khách hàng bình luận tương tác.
Youtube: sẽ tiện lợi biết bao khi bạn có riêng một kênh youtube cho bản thân để khách hàng có thể vào tham khảm và dễ dàng biết về bệnh viện của bạn hơn.
Bên cạnh đó phương pháp này khá là tốn chi phí và nguồn lực yêu cầu người quản trị phải có một đội ngũ nhân viên marketing hùng hậu và làm việc hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *