Người tiêu dùng ngày nay đặt ưu tiên cao cho việc tối ưu hóa dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe. Thực phẩm chức năng không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn là phương tiện hỗ trợ cho mục tiêu wellness. Việc kinh doanh thực phẩm chức năng đang là xu hướng phổ biến hiện nay. Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng qua bài viết sau.
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Đặc điểm kinh tế xã hội
Theo báo cáo từ Tổng Cục Thống kê , năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay. Tăng trưởng kinh tế không những về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98%. Đây là con số khả quan cho nền kinh tế Việt Nam. Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,2% trong năm 2015.
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Cùng với đời sống, dân trí ngày một nâng cao. Thì người dân cũng ngày càng có ý thức nhiều hơn với sức khỏe của mình. Nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe được người dân từ đó cũng gia tăng. Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở thành xu hướng tương lai. Đây cũng là nguồn “vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây. Giúp hỗ trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt các nguy cơ bệnh tật
II. THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
1. Tổng quan thị trường TPCN
Thực trạng thị trường
Theo Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng Việt Nam (VAFF). Thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng. Tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái. Tăng sức đề kháng. Giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Tác dụng của TPCN là có khả năng cải thiện sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật. Bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là 13 cơ sở. Đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở SXKD TPCN đã tăng lên 3,512 cơ sở với 6,851 sản phẩm. Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu. Còn lại 20% sản phẩm sản xuất trong nước.
Hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor tin tưởng rằng sự phát triển của ngành thực phẩm chức năng. Thời gian qua đã chỉ ra rằng thị trường này sẽ tăng trưởng một cách nhanh chóng. Với tốc độ tăng trưởng mỗi năm lên đến 20% trong 20 năm tới. Với dân số đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á cũng dân trí. Cũng như nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đã mở ra một triển vọng vô cùng tiềm năng cho thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam.
Các nguyên nhân khiến thị trường bùng phát
- Sự bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường.
- Người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh. Quan tâm hơn đến các sản phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh.
- Công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe.
- Nguyên nhân quan trọng nhất, nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng và lối sống.
- Những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trong phòng bệnh, các chất chống ô xy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
2. Người tiêu dùng
Báo cáo về người tiêu dùng Việt Nam 2013 cho thấy. Sau những lo ngại về nền kinh tế chưa ổn định và việc làm. Sức khỏe là mối quan tâm thứ ba của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2005, mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân Việt Nam chỉ 10 USD/người/năm. 10 năm sau, mức chi tiêu cho sức khỏe đã tăng gần gấp 4 lần lên 38 USD/người/năm. Dự báo mức chi tiêu sẽ đạt 85 USD/người/năm vào năm 2020.
Nhu cầu tiêu dùng TPCN
Các bệnh mãn tính chưa lây phổ biến gồm: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xương khớp, dị ứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thị lực … Chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần thực hiện bổ sung thông qua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa. Thực phẩm chức năng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản. Mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật. Tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E…), chất xơ và một số thành phần khác.
Từ nguồn gốc bệnh mãn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy. Nhu cầu tiêu thụ TPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội. Những người dân thành thị có nhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn. Những người lao động trí óc (như buôn bán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ có nhu cầu cao hơn người lao động chân tay,…
Các yếu tố tác động đến người mua TPCN
Số người sử dụng TPCN ngày càng tăng. Cục An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2011) cho thấy ở TP. Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành. Ở Hà Nội có 63% số người trưởng thành sử dụng TPCN. Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trọng có ảnh hướng đến quyết định mua sản phẩm dinh dưỡng là “Thành phần đầy đủ dinh dưỡng”, “Giảm nguy cơ mắc bệnh”, “Giá cả phải chăng” và “Được sự chứng nhận bởi các chuyên gia y tế”.
Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TCPN có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài triệu. Khá cao so với thu nhập bình quân hàng năm của người tiêu dùng là 24 triệu đồng/năm (2013). Bên cạnh đó, TPCN không giống như thuốc. Không có tác dụng tức thì. Người tiêu dùng phải sử dùng nhiều lần trong khoảng thời gian dài mới có tác dụng. Càng khiến chi phí TPCN tăng cao. Với mức giá cao như hiện nay, khả năng tiêu dùng TPCN ở những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đình có thu nhập thấp hơn.
III. MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
ke_hoach_kinh_doanh_thuc_pham_chuc_nangBài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Hy vọng những mẫu kế hoạch này sẽ hữu ích đối với bạn!
Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT
Văn phòng: 23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0902.962.768
Email: contact@khv.vn