Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược kinh doanh / Khái niệm về Triển khai chiến lược

Khái niệm về Triển khai chiến lược

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về triển khai chiến lược. Khi định nghĩa về triển khai chiến lược, tôi thích được bắt đầu từ câu châm ngôn của Mintzberg.

Giáo sư Henry Mintzberg là một nhà chiến lược nổi tiếng trên thế giới. Ông đã viết trên 150 bài báo và 15 cuốn sách về kinh doanh và quản lý. Một trong những lý luận của Mintzberg, “Chiến lược là một mô hình trong một chuỗi các quyết định”, đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn làm thế nào để triển khai chiến lược.


Một thời gian dài trước đây, tôi đã học thuộc lòng câu nói này – nhưng phải mất 5 năm mới thực sự hiểu được tường tận ý nghĩa của nó. Bí quyết tôi sử dụng để hiểu được câu nói của Mintzberg là tiếp cận các quyết định trong 2 bước. Trước tiên, sẽ có một quyết định tổng thể – một sự lựa chọn lớn – dẫn dắt tất cả các quyết định khác.  Để đưa ra một sự lựa chọn lớn, chúng ta cần phải quyết định nên tập trung vào đâu – phân khúc khách hàng mục tiêu – và chúng ta cần phải cung cấp giá trị độc nhất của mình tới khách hàng như thế nào. Đó là những chiến lược cơ bản. Nhưng xây dựng theo cách này, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bước thứ hai, những quyết định ở các ngày kế tiếp – các lựa chọn nhỏ – có thể giúp chúng ta đến gần đích hơn. Khi những lựa chọn nhỏ này đồng nhất với lựa chọn lớn, chúng ta sẽ có được một mẫu Mintzberg.

Vì vậy, nếu chiến lược là một mô hình trong chuỗi các quyết định, triển khai chiến lược sẽ cho phép chúng ta tạo ra mô hình ra quyết định. Nói cách khác, triển khai chiến lược sẽ giúp chúng ta đồng nhất các lựa chọn nhỏ với lựa chọn lớn. Đó là định nghĩa triển khai chiến lược của tôi.

Khái niệm này đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta suy nghĩ về việc triển khai. Là một nhà chiến lược nhìn vào việc triển khai chiến lược, chúng ta nên hình dung về một cây chiến lược hơn là một kế hoạch hành động. Mô hình ra quyết định là phần cốt lõi của một cuộc hành trình chiến lược thành công, không phải danh sách những việc cần làm. Để tăng tốc độ triển khai và độ chính xác, thay vì yêu cầu họ đưa ra một kế hoạch hành động thì chúng ta nên giúp họ đưa ra những quyết định tốt hơn.

Vậy triển khai chiến lược thật sự là gì?

Triển khai chiến lược là cầu nối giữa một chiến lược tốt và hiệu suất doanh nghiệp.

Triển khai chiến lược là một phạm vi rộng liên quan đến nhiều quy trình và tất cả các chức năng của một lĩnh vực.

Triển khai chiến lược có những quy tắc của riêng nó. Làm cho chiến lược có hiệu quả không giống như xây dựng chiến lược. Đó là những trò chơi khác nhau với các quy tắc khác nhau, cả những khó khăn không ngờ tới.

Triển khai chiến lược liên quan đến tất cả mọi người. Từ các giám đốc điều hành đến công nhân lao động, tất cả mọi người đều có liên quan đến việc triển khai chiến lược. Vai trò của họ có thể khác nhau, nhưng họ đều có đóng góp vào nỗ lực triển khai của tập thể.

Triển khai chiến lược mất thời gian. Chúng ta có thể xây dựng chiến lược trong vài tuần (hay nhiều nhất là vài tháng) nhưng để triển khai chiến lược có thể mất tới vài năm. Nó như là chạy nước rút với chạy marathon.

Triển khai chiến lược yêu cầu cả suy nghĩ ngắn hạn và dài hạn. Trong khi triển khai, chúng ta cần phải quản lý cả kế hoạch thực hiện dài hạn và lo lắng về hành động thực tiễn sẽ thực hiện vào ngày hôm sau.

Triển khai chiến lược đòi hỏi một tập hợp cụ thể về hành vi và kỹ thuật mà các công ty cần phải nắm vững để có được lợi thế cạnh tranh. Đó được coi là một quy tắc riêng. (Charan & Bossidy, Execution)

Để triển khai chiến lược tốt đòi hỏi một chiến lược tốt. Nếu không có một chiến lược tốt thì việc triển khai cũng sẽ không thể tồn tại. Việc thực hiện có tốt đến đâu cũng không thể đền bù cho một chiến lược kém.

Triển khai chiến lược không phải là điều mà chúng ta sẽ lo lắng sau khi đã phác thảo chiến lược của mình. Chúng ta cần phải nghĩ về việc triển khai cùng với lúc xây dựng chiến lược.

Triển khai chiến lược bao gồm một trình tự thời gian chắc chắn. Chúng ta sẽ không làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Thứ tự thực hiện công việc rất quan trọng.

Triển khai chiến lược yêu cầu một sự tích hợp liền mạch giữa hiệu suất của doanh nghiệp và cá nhân. Chúng ta có thể nhìn vào hiệu suất của một doanh nghiệp hay riêng một cá nhân. Nhưng để triển khai chiến lược của mình, sự kết nối giữa cả hai rất quan trọng.

Triển khai chiến lược chiếm một khoảng lớn về hiệu suất trong hầu hết các doanh nghiệp. Theo Harvard Business Review, các doanh nghiệp thường mất khoảng từ 40 – 60 phần trăm chiến lược tiềm năng trong giai đoạn triển khai.

Trong nhiều doanh nghiệp, việc triển khai chiến lược vẫn còn là một hộp đen. Họ đưa chiến lược của họ vào đầu này và tạo ra hiệu suất ở đầu kia.

Triển khai chiến lược yêu cầu một sự đo lường. Các doanh nghiệp cần phải bắt đầu bằng thấu hiểu về những khâu đạt hiệu suất cao trong triển khai chiến lược. Thang điểm chuẩn sẽ giúp ích được rất nhiều.

Phải mất thời gian để xây dựng được năng lực triển khai chiến lược. Các doanh nghiệp nhỏ thường sẽ mất 18 tháng để xây dựng được năng lực triển khai chiến lược tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia lớn, có thể sẽ mất đến vài ba năm để đạt được điều đó. Chúng ta nên có một sự tính toán lâu dài.

Triển khai chiến lược sẽ cung cấp nhiều cơ hội mới tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đi tiên phong để khai thác triệt để các cơ hội.

Triển khai chiến lược là một phần vai trò quan trong của nhà lãnh đạo và cần có sự lãnh đạo để đảm bảotriển khai chiến lược thành công.

Thật không may, vì nhiều lý do, một số nhà quản lý – những vị khách du lịch chiến lược – xem triển khai chiến lược như một công việc người khác nên làm và họ sẽ tập trung vào những việc “quan trọng hơn”.

Triển khai chiến lược cần những nhà lãnh đạo, cam kết và cân nhắc nghiêm túc về việc đương đầu với những thử thách và hoàn tất mọi việc.

Được viết bởi Jeroen De Flander
Nguồn: jeroen-de-flander.com
Lược dịch: Công ty Tư vấn Quản lý OCD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *