1. Tạo thiện cảm, xây dựng không khí làm việc hòa đồng, thân thiện
Môi trường làm việc rất quan trọng với tất cả mọi người. Môi trường hòa đồng, thân thiện sẽ tạo sự thoải mái, tự nhiên hơn trong giao tiếp giữa những đồng nghiệp với nhau. Mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ những quan điểm, góc nhìn của mình về những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nó giúp kéo mọi người trở nên gần gũi, và thân thiết nhau hơn.
Hình minh họa
Khi bạn là một người Sếp trẻ đã bước đầu tạo được không khí, môi trường làm việc hòa đồng, gần gũi giữa mọi người với nhau. Bạn sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận và làm việc hơn với những cấp dưới của mình. Cởi mở với nhau sẽ là bước đầu tiên để bạn bắt đầu quá trình làm Sếp của mình để mọi người đều khâm phục và công nhận khả năng của bạn.
2. Không vội thể hiện bản thân, chạy theo thành tích
Nếu bạn nghĩ để mọi người công nhận bạn là một người Sếp tài giỏi, bạn phải lập được nhiều thành tích trong công việc, mang lại được nhiều lợi nhuận cho công ty ngay từ khi bắt đầu thì đó chưa hẳn là một cách đánh giá đúng. Nhiều người trẻ sau khi được bổ nhiệm làm Sếp, vì sợ mọi người không công nhận mình nên đã lao đầu vào việc khẳng định bản thân một cách vội vã. Kết quả họ thường thất bại vì sự nóng vội và làm việc không có kế hoạch của mình.
Không vội vàng thể hiện bản thân
Và với việc bạn chỉ chạy theo thành tích sẽ khiến cho cấp dưới nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến chính bạn và thành công cho các nhân bạn. Như vậy sẽ tạo ra một khoảng cách giữa nhân viên và Sếp để có thể lắng nghe và thấu hiểu nhau hơn.
3. Tôn trọng tất cả mọi người, quan tâm hơn đến những nhân viên lớn tuổi
Nhân viên dưới quyền quản lý của bạn sẽ có những người cùng tuổi hoặc những người lớn tuổi. Thường những người lớn tuổi, hoặc cách xa thế hệ của bạn sẽ có những tư tưởng, quan niệm và cách đánh giá về một vấn đề, cách giải quyết công việc khách với góc nhìn của bạn. Nên đừng vội phủ nhận hoặc chê bai ý kiến của họ. Hãy thể hiện sự tôn trọng với tất cả nhân viên, đặc biệt là với những nhân viên lớn tuổi. Hãy quan tâm xem cách nhìn nhận và suy nghĩ của họ về một vấn đề đó như thế nào, và cả hai bên có thể cùng chia sẻ và bày tỏ những suy nghĩ của nhau.
Tôn trọng nhân viên, đặc biệt là người lớn tuổi
Thường những nhân viên lớn tuổi rất không thích những người Sếp trẻ, vì vậy hãy quan tâm và chăm sóc họ hơn để tạo thiện cảm và để họ công nhận năng lực làm việc của bạn.
4. Luôn luôn lắng nghe và sẵn sàng học hỏi
Một trong những đức tính cũng như thói quen mà một người lãnh đạo giỏi cần có đó là lắng nghe. Hãy lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của tất cả mọi người để có thể thấu hiểu nhau hơn, và tìm ra hướng giải quyết cho công việc tốt nhất.
Luôn lắng nghe và học hỏi
Dù bạn có năng lực, có khả năng nên mới được bổ nhiệm làm Sếp nhưng đừng vì vậy mà nói không với việc học hỏi từ những người xung quanh, từ chính nhân viên của mình. Việc học hỏi từ nhân viên của mình giúp người lãnh đạo có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động của công ty, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn để từ đó có thể đề ra những quyết định sáng suốt và hợp lý nhất.
5. Đề cao tinh thần tập thể, tất cả cùng hướng đến lợi ích của tập thể
Nếu là một người lãnh đạo tài ba, ắt hẳn bạn sẽ biết sức mạnh tập thể là thứ vũ khí mạnh nhất. Một trong những kinh nghiệm để làm Sếp trẻ đó là không bao giờ làm việc một mình, mà hãy làm việc tập thể. Hãy luôn khuyến khích mọi người trong công ty làm việc nhóm một cách thường xuyên để mọi người có thể gần gũi, hiểu nhau hơn. Và nhiều người cùng hợp sức làm một việc chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là một người.
Làm việc tập thể giúp nhân viên cảm thấy Sếp luôn quan tâm và tạo cơ hội để nhân viên phát triển thế mạnh của họ. Họ sẽ cảm thấy công sức mình bỏ ra đều có đóng góp cho sự phát triển của cả công ty.
Làm việc nhóm còn là thời gian để Sếp có thể quan sát và đánh giá năng lực nhân viên, từ đó có thể giao đúng việc đúng người.
6. Luôn nhớ mình là Sếp, không phải thể hiện mình là Sếp
Nhiều người trẻ sau khi lên làm Sếp thường mắc một lỗi lớn đó là thể hiện mình là Sếp bằng việc ăn to nói lớn, quát tháo, và ra lệnh cho nhân viên. Nhưng đây chính là một thất bại nếu bạn làm vậy.
Luôn nhớ mình là sếp, chứ không phải thể hiện như sếp
Hãy luôn nhớ mình là Sếp, không phải thể hiện mình là Sếp. Luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi nhân viên, cùng làm việc nhưng khi ra quyết định, người làm Sếp cần có chính kiến và quyết đoán. Sẽ có những lúc vai trò làm Sếp cần được thể hiện để dẫn dắt tập thể đi lên, khi đó bạn hãy luôn nhớ mình là một người Sếp.
Hãy hành động làm sao mà không cần phải sử dụng từ Sếp, mọi người vẫn luôn tôn trọng và nghe theo sự chỉ dẫn, quản lý của bạn.
Để trở thành một người lãnh đạo, một người Sếp khi còn trẻ, bạn phải nổ lực và học hỏi rất nhiều. Bước đầu để trở thành một người Sếp có thể khó khăn, nhưng nếu bạn vượt qua được sẽ chứng minh cho mọi người thấy bạn có năng lực và bạn xứng đáng ở vị trí này.