Home / Phát triển cá nhân / Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bước 1: Xác định vấn đề 

Đây được coi là bước cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua trước khi bạn bắt tay vào giải quyết một công việc nào đó. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý vẫn thường “vội” bỏ qua bước này để đi đến luôn bước giải pháp trong khi vẫn chưa xác định rõ vấn đề là gì. Lời khuyên dành cho bạn là trước khi “cố” tìm hướng giải quyết vấn đề, trước tiên hãy xem xét kỹ mọi việc bằng cách tự đặt ra câu hỏi: “chuyện gì sẽ xảy ra nếu…..?”, “nếu như vấn đề này không thực hiện được thì….?”. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề đã xảy ra để có một giải pháp thích hợp, hiệu quả.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là cần thiết đối với tất cả chúng ta

Bước 2: Tìm ra một người có năng lực để giải quyết vấn đề

Trong trường hợp, bạn không am hiểu nhiều về lĩnh vực hay vấn đề đó, hãy xem xét vấn đề ở mọi góc độ và từng khía cạnh khác nhau để tìm ra một người cùng bạn giải quyết vấn đề thích hợp. Bởi nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết thì việc tìm một sự trợ giúp từ người khác sẽ nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

Bước 3: Chọn giải pháp phù hợp

Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, bạn hãy nhanh chóng tìm ra một giải pháp phù hợp để có thể khắc phục vấn đề sớm nhất, tránh gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế cũng như tiền bạc. Cách tốt nhất, bạn hãy cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể và chỉ ra ưu, nhược điểm của từng giải pháp để so sánh. Và bạn cũng đừng quên ghi chép thật tỉ mỉ để đánh giá mức độ khả thi của từng giải pháp đó. Cuối cùng, sau khi đã tổng hợp, bạn hãy đưa ra kết luận cuối cùng để đưa ra một giải pháp tối ưu nhất.

Lưu ý rằng, giải pháp bạn chọn phải đáp ứng được 3 yếu tố:
– Có tác dụng giải quyết vấn đề trong thời gian dài
– Có tính khả thi
– Có tính hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao
– Có tính sáng tạo

Bước 4: Thực thi giải pháp

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Tuy nhiên, để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan đến dự án này? ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác,…

Bước 5: Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm

Đây được coi là bước cuối cùng sau khi đã đưa giải pháp vào thực hiện. Việc đánh giá hiệu quả sẽ giúp bạn nhìn nhận được vấn đề một cách tốt nhất. Đồng thời, nó cũng là một bài học kinh nghiệm khi bạn thực hiện những vấn đề khác sẽ không gặp phải những trường hợp tương tự.

Một vài lời khuyên dành cho bạn khi giải quyết vấn đề:
– Cần bình tĩnh và tỉnh táo để tìm ra được nguyên nhân của vấn đề thay vì quá lo lắng
– Không nên than vãn, khó chịu và bực bội sẽ ảnh hưởng đến công việc
– Cởi mở và không được nản chí “thất bại là mẹ thành công”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *