Bạn đã bao giờ tự hỏi, nhân viên của mình cần điều gì nhất? Tiền lương, điều kiện làm việc lý tưởng, hay cơ hội phát triển bản thân? Tuy nhiên đó là những mục vốn đã có sẵn trong chính sách nhân sự, và có những điều mà chỉ bản thân người quản lý, lãnh đạo mới có thể đáp ứng cho nhân viên của chính mình.
Qua bài viết “Nhân viên thực sự mong muốn gì ở Lãnh đạo”, tác giả Jeff Haden đề cập đến 8 điều mà bạn – với tư cách người quản lý, lãnh đạo nên làm cho nhân viên của mình.
Tiền lương quan trọng nhưng cũng là một phần. Mức lương cao hơn cũng không thể hoàn toàn khiến nhân viên của bạn làm việc năng suất hơn. Tăng lương ví như việc di dời đến một ngôi nhà lớn hơn; sớm muộn cũng sẽ trở nên bình thường.
Nếu bạn muốn nhân viên của bạn thực sự nỗ lực cho công việc, họ cần 8 điều sau … những điều mà chỉ bạn , một lãnh đạo tốt có thể mang đến cho họ
1. Mục tiêu.
Mỗi người ít nhiều đều có tính cạnh tranh, thi đua, ngay cả với chính mình. Mục tiêu tạo ra định hướng và tăng ý nghĩa cho công việc, ngay cả những công việc nhàm chán nhất.
Nếu không có một mục tiêu để hướng tới, công việc chỉ đơn giản là làm việc.
2. Tự do.
Những ứng dụng, cách làm tốt nhất có thể duy trì sự vượt trội. Nhưng không phải mọi công việc đều nên theo những cách làm tốt nhất hay phương pháp tiếp cận quản lý vi mô (vâng, ngay cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh).
Quyền tự quyết định hay sự tự chủ trong công việc tạo nênsự gắn bó và hài lòng. Tăng phạm vi quyền hạn cũng ươm mầm cho sự đổi mới. Ngay cả các vị trí sản xuất có tính quy trình cũng có chỗ cho những cách tiếp cận khác nhau.
Bất cứ khi nào có thể, hãy để nhân viên của bạn được tự do theo cách họ làm việc tốt nhất.
3. Nhiệm vụ.
Con người, khi làm việc trong 1 công ty, hay 1 tổ chức đều mong muốn trở thành một phần của tổ chức đó. Làm việc chăm chỉ để xứng đáng với các từ “tốt nhất” hay “lớn nhất” hoặc “nhanh nhất”, “chất lượng cao nhất” và tạo ra ý thức về mục tiêu.
Hãy để nhân viên biết những gì bạn muốn đạt được: Đối với doanh nghiệp, khách hàng của bạn, và thậm chí – với cộng đồng.
Và nếu có thể, hãy để họ đề ra nhiệm vụ cho riêng mình.
4. Đề xuất.
Mọi người đều muốn đưa ra đề xuất và ý tưởng. Nếu từ chối những ý kiến, đề xuất của nhân viên thì bạn sẽ vô tình biến nhân viên của mình thành robot nhàm chán.
Hãy khiến việc nêu ra đề xuất thật dễ dàng. Khi một ý tưởng không được thông qua, hãy dành thời gian để giải thích lý do.
Bạn không thể thực hiện mọi ý tưởng, nhưng bạn luôn có thể làm cho nhân viên cảm thấy những ý tưởng của họ có giá trị.
5. Mong đợi.
Mỗi công việc nên cómột mức độ của phạm vi quyền tự chủ nhưng tất cả các công việc đều có những yêu cầu cơ bản liên quan đến xử lý các tình huống cụ thể. Chỉ trích một nhân viên bởi xúc tiến vận chuyển ngày hôm nay, mặc dù ngay tuần trước đó là các thủ tục tiêu chuẩn khi giao hàng đúng giờ gây nguy hiểm, bạn sẽ mất nhân viên đó.
Không gì căng thẳng hơn việc không biết ông chủ của bạn mong đợi gì tiếp theo!
Khi tiêu chuẩn thay đổi, hãy chắc chắn rằng bạn thông báo những thay đổi đó ngay lập tức. Nếu không thể, hãy giải thích lý do tại sao trong tình huống cụ thể, giải quyết lại khác nhau và lý do tại sao bạn đưa ra các quyết định đó.
“Tại sao?” gần như là câu hỏi quan trọng nhất trong kinh doanh.
Và bạn cần có câu trả lời.
6. Nhất quán.
Hầu hết mọi người có thể chịu được một ông chủ đòi hỏi và luôn chỉ trích … miễn sao ông ta đối xử với mọi người như nhau. Trong khi bạn nên đối xử với mỗi nhân viên theo các cách khác nhau, nhưng tuyệt đối phải có sự công bằng, phân minh đối với tất cả
7. Kết nối.
Nhân viên làm việc không chỉ bởi thu nhập. Họ muốn làm việc với mọi người, với đồng nghiệp
Một lời chào hỏi, một cuộc nói chuyện về gia đình, hỏi thăm để biết được nếu họ cần bất cứ điều gì … những khoảnh khắc đó còn quan trọng hơn nhiều so với các cuộc họp hay các đánh giá hình thức.
8. Tương lai.
Làm việc để đảm bảo rằng công việc sẽ dẫn đến một điều gì đó tốt hơn, bên trong hay bên ngoài công ty của bạn.