Khởi nghiệp kinh doanh quán cơm tấm

Cơm tấm được biết đến với tính dễ ăn linh hoạt, phù hợp cho bữa sáng, trưa và tối. Có thể kết hợp cơm tấm với nhiều loại thức ăn như thịt nướng, sườn nướng, bì, chả… Tạo ra nhiều lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng. Việc kinh doanh quán cơm tấm có thể là một quyết định kinh doanh thông minh. Cùng tìm iểu ở bài viết dưới đây nhé!

I. Điều kiện khởi nghiệp

1. Vốn kinh doanh quán cơm tấm

Tùy thuộc vào khu vực, việc khởi nghiệp tại trung tâm thành phố yêu cầu vốn ban đầu từ 100 triệu đồng trở lên để chi trả các khoản như tiền đặt cọc và thuê mặt bằng. Chi phí sửa chữa. Mua sắm trang thiết bị và trang trí quán. Cũng như dự phòng chi phí hoạt động trong 3 tháng đầu.

Cách làm cơm tấm sườn bì chả ngon hết cả nước chấm

2. Nhân sự

Trong giai đoạn ban đầu, việc tuyển dụng nhân viên phải linh hoạt và hiệu quả. Đặc biệt, việc chọn đầu bếp có vai trò quan trọng, cần người có kỹ năng ẩm thực tốt và đam mê nghề. Đặc biệt là trong kỹ thuật ướp và nướng thịt.

3. Pháp lý

Sau khi thuê mặt bằng, việc đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan chức năng là bước quan trọng. Bạn cần tuân thủ các quy định về thuế và các vấn đề pháp lý liên quan.

4. Lợi thế

Nếu bạn có khả năng nấu ăn, việc kinh doanh quán cơm tấm sẽ mang lại nhiều cơ hội thành công. Việc lựa chọn đầu bếp đúng cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của quán. Địa điểm kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi khai trương quán ẩm thực. Ảnh hưởng đến giá cả, lượng khách hàng tiềm năng và sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong trường hợp cơm Tấm, việc chọn vị trí gần các khu vực công sở, trường học và các doanh nghiệp là một chiến lược thông minh.

=>>>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh tóc giả hiệu quả nhất

II. Yêu cầu chuyên môn

1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Bao gồm việc tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh trong khu vực dự định kinh doanh để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đưa ra những yếu tố phân biệt cho quán cơm Tấm của bạn, bao gồm chọn lựa địa điểm kinh doanh và xác định giá cả.

Lập kế hoạch marketing thông qua việc sử dụng băng rôn, tờ rơi, quảng cáo. Kế hoạch tuyển dụng nhân viên. Chi tiết về quản lý kinh doanh bao gồm quản lý nguyên vật liệu, thu ngân, quản lý nhân viên… Đồng thời, cần lập kế hoạch về doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng tháng, cũng như dự trù khả năng kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.

2. Kiến thức và kỹ năng

Cần có kiến thức sâu về ẩm thực. Đặc biệt là về cơm Tấm. Cơm Tấm thường dễ nấu hơn so với các món khác. Tập trung vào việc chuẩn bị các món nướng và nước chấm một cách tốt nhất. Thông thường, các quán cơm Tấm thường đặt bếp nướng ở ngoài để thu hút khách bằng mùi thơm của thịt nướng.

Do đó kỹ thuật ướp và nướng thịt là vô cùng quan trọng. Việc nướng thịt sao cho mềm, thơm và có hương vị đậm đà là yếu tố quyết định. Ngoài ra, việc nấu cơm và chọn hạt gạo cũng đóng vai trò quan trọng, cần chú ý đến việc chọn hạt cơm rời và thơm.

3. Bí quyết

Đây là yếu tố không phải ai cũng có thể đạt được. Vì vậy là do chính bản thân người kinh doanh tự nghiên cứu, học hỏi từ những người có kinh nghiệm. Lắng nghe những nhà tư vấn. Bạn cũng có thể học hỏi từ các mô hình kinh doanh cơm Tấm thành công như Cơm Tấm Kiều Giang, Cơm Tấm Thuận Kiều, Cơm Tấm Sài Gòn…

4. Kinh nghiệm

Sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực. Quản lý nhà hàng và quán ăn sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình khởi nghiệp của bạn.

=>>>> Xem thêm: Mẫu kế hoạch kinh doanh nước mắm

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã gợi ý cho bạn những kinh nghiệm cũng như kiến thức để khởi nghiệp kinh doanh quán cơm tấm. Hy vọng với lượng kiến thức trên bạn sẽ khởi nghiệp thành công. Cảm ơn bạn!

Để lại một bình luận