Home / Phát triển doanh nghiệp / Thống kê / Thống kê dân số / Số lượng và tỷ lệ người già Việt Nam hiện nay

Số lượng và tỷ lệ người già Việt Nam hiện nay

Những người 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi (Điều 2, Luật người cao tuổi Việt Nam). Ở một số quốc gia thì người cao tuổi là người 65 tuổi trở lên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam người cao tuổi đang tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ. Quá trình tăng dần tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số gọi là “già hóa dân số”. Đây là một đặc điểm lớn về dân số và xã hội của những năm gần đây, được cộng đồng quốc tế rất quan tâm. “Già hóa dân số” đang là một trong những thách thức chủ yếu của quá trình phát triển đặc biệt đối với các nước thu nhập còn chưa cao.

Ở Việt Nam, dân số cao tuổi đang tăng nhanh cả về tỷ lệ và con số tuyệt đối (Bảng 1). Cụ thể là nếu năm 1989 người cao tuổi (người trên 60 tuổi) chỉ tăng thêm 93 vạn và tỉ lệ nâng cao thêm 0,3% thì năm 1999, các con số tương ứng là 155 vạn và 0,9%. Đến năm 2011 thì số người cao tuổi đã lên đến 8.65 triệu người và tỷ lệ người cao tuổi đã chạm ngưỡng 9.9%. Điều đó cho thấy tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam cao chưa từng có và đã bước vào giai đoạn “bắt đầu già” từ năm 2011.

Bảng 1. Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam

Năm Tổng dân số (triệu người) Người cao tuổi60+ (triệu người) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ 65+ (%)
1979 53,74 3.71 6.9 4.7
1989 64,38 4.64 7.2 4.7
1999 76,33 6.19 8.1 5.8
2009 85,84 7.54 8.68 6.4
2010 86,75 8.15 9.4 6.8
2011 87,61 8.65 9.9 7.0
Nguồn: GSO, Tổng điều tra dân số & nhà ở 1979,1989,2009
và Điều tra Biến động DS–KHHGD,2010,2011 

Hình 1. Số lần tăng so với năm 1979

Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979, 1989, 1999 và 2009 của GSO

Hình 1 cho thấy dân số cao tuổi tăng nhanh nhất trong các nhóm dân số. Trong giai đoạn 1979–2009, nếu lấy năm 1979 làm năm cơ sở thì tổng dân số tăng 1.6 lần, dân số trẻ em  giảm chỉ còn 0.92 lần, dân số trong độ tuổi lao động gấp 2.08 lần, còn dân số cao tuổi tăng gấp 2.13 lần.

Dựa vào bảng 2 có thể thấy cùng với quá trình già hóa dân số nhanh chóng là sự gia tăng của tuổi thọ trung bình. Từ 74.4 giai đoạn 2005 – 2010 tăng lên 78 giai đoạn 2025 – 2030. Điều này là dễ hiểu, do sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực ý tế, các chương trình giáo dục, kinh tế, xã hội tuổi thọ của người Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên và hoàn toàn như dự báo của UN. Và tuổi thọ trung bình của nam giới thấp hơn là nữ giới, như giai đoạn 2025 – 2030 tuổi thọ nữ giới là 80 trong khi đó nam giới chỉ là 75.8.

Bảng 2: Dự báo tuổi thọ trung bình Việt Nam (2005 – 2010)

Năm Chung Nam Nữ
2005 – 2010 74.3 72.4 76.2
2010 – 2015 75.4 73.3 77.4
2015 – 2020 76.4 74.2 78.4
2020 – 2025 77.2 75.1 79.3
2025 – 2030 78.0 75.8 80.0

Nguồn: United Nations (2008)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *