NỘI DUNG
- GIỚI THIỆU.. 2
- Giới thiệu về công ty. 2
- Công nghệ Nano. 3
- PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG.. 4
- Các ứng dụng nano phổ biến ở Việt Nam. 4
- Đối thủ cạnh tranh Dòng sản phẩm sơn Nano. 5
2.3 Công ty CP Sơn Nano Rhenocoll Việt Nam.. 8
3.1 Phân tích tổng cầu thị trường. 9
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.. 15
3.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 21
4.5 Chi phí và hiệu quả kinh doanh dự kiến. 35
- Tổ chức hoạt động logistics 36
- Công tác dự báo thị trường. 37
- KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI TỪNG GIAI ĐOẠN.. 38
- Giai đoạn 1: 6 tháng cuối năm 2017 (07/2017-12/2017): Đây là giai đoạn đưa công ty thâm nhập thị trường. 38
- Giai đoạn năm 2018: 41
VII. CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG VÀ THAY THẾ. 49
I. GIỚI THIỆU
1. Nhà sản xuất/ cung cấp
Được thành lập vào năm 2005, XxxxXxxx là công ty tiên phong trong nghiên cứu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sơn phủ, các sản phẩm hóa chất làm sạch và bảo vệ bề mặt với công nghệ Nano tiên tiến. Bằng cách khai thác sức mạnh của công nghệ Nano, XxxxXxxx tìm cách chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất vào thực tiễn, tạo ra một môi trường sống thoải mái, an toàn, mà không phiền toái. Tầm nhìn của chúng tôi rất rõ ràng : ‘Điều chỉnh thế giới nano để phục vụ cuộc sống hàng ngày’ – nói một cách đơn giản, chúng tôi bắt các hạt Nano giải quyết các vấn đề thông thường.
Các sản phẩm của XxxxXxxx được sản xuất 100% tại Hy Lạp và xuất khẩu sang hơn 25 quốc gia thuộc Châu Âu, Trung Đông, Châu Á và Mỹ.
Trong năm 2008, XxxxXxxx được Bill Gate ghi nhận là một trong những công ty sáng tạo nhất và đã nhận được giải nhất về sáng kiến và tính bền vững tại triễn lãm thương mại quốc tế uy tín ở London (The 100% Detail International Tradeshow) uy tín ở London. XxxxXxxx hiện là một công ty đang phát triển nhanh, chủ động mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn cầu.
XxxxXxxx SA đã được chứng nhận tuân theo hệ thống quản lý chất lượng EN ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường EN ISO 14001 : 2004 bởi Lloyd’s Register Quality Assurance đối với sự phát triển, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hoát chất dùng cho làm sạch, bảo vệ bề mặt và các sản phẩm công nghệ nano. Hơn thế, XxxxXxxx còn được chứng nhận đối với hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với OHSAS 18001 : 2007.
2. Công nghệ Nano
Công nghệ Nano liên quan đến lĩnh vực khoa học mà giải quyết các cấu trúc rất nhỏ thường có kích thước dưới 100nm. Một nanometer (nm) bằng một phần một tỷ của một mét (10-9m) nó nhỏ đến mức nếu trái đất có đường kính một mét thì một nano có kích cỡ như một quả táo . Các vật liệu có kích thước nano lộ ra các đặc tính độc đáo so với vật liệu gốc có kích thước lớn hoặc thậm chí phân tử.
Nano là loại vật liệu có cấu trúc phân tử đồng nhất, trong suốt. Khi được phủ lên sơn và tiếp xúc với môi trường, nano sẽ nhanh chóng kết tinh và đạt độ cứng rất cao, từ đó phát huy khả năng bảo vệ bề mặt được phủ trước các tác động xấu từ môi trường.
Hình : Lớp nano bảo vệ sơn
Chính vì đặc tính đồng nhất trong cấu trúc hóa học nên khi được phủ lên bề mặt sơn đã được làm sạch, nano sẽ giúp loại bỏ gần như hoàn toàn những điểm lồi lõm trên bề mặt sơn, khiến bề mặt đã phủ nano chống thấm hiệu quả, kết dính toàn bộ bề mặt tạo thành một lớp ngăn nước liên tục và chắc chắn, không bị phồng rộp và bong tróc, chống bám bẩn, chống nóng, kháng khuẩn đồng thời phản xạ tốt dưới ánh sáng từ đó tạo nên hiệu ứng bóng sáng tuyệt vời và giữ được màu sắc bền lâu cho ngôi nhà
Vài năm gần đây, thị trường Việt Nam đã xuất hiện một số sản phẩm sơn tường có tính năng diệt khuẩn trên cơ sở nanô bạc (Ag) hoặc nanô titan dioxit (TiO2) như Sandtex 6, Sandtex 7 của hãng Levis, nanôclean của hãng TOA, sơn nanô của hãng KOVA,… Việc chống khuẩn của các hạt nanô bạc là do các ion Ag+ tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh rồi đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin (-SH) của phân tử enzyme để chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa enzyme này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn. Trong khi đó, tính năng diệt khuẩn của nanô TiO2 lại dựa vào hoạt tính xúc tác quang hóa dưới tác động của tia tử ngoại (có trong ánh sáng mặt trời hoặc đèn UV), hạt TiO2 có kích thước nanô trên bề mặt sẽ làm phát sinh các tác nhân oxy hoá cực mạnh như H2O2, O-2, OH-, các gốc tự do này mạnh hơn nhiều lần các chất oxy hoá cơ bản hiện nay như clo, ozone. Nhờ khả năng oxy hoá cực mạnh này, chúng có thể phân huỷ hầu hết các hợp chất hữu cơ, khí thải độc hại, vi khuẩn, rêu mốc bám trên bề mặt vật liệu thành những chất vô hại như CO2, H2O. Một số nước đã sơn phủ các giải phân cách đường, tường ngoài các căn hộ gần đường cao tốc bằng các loại sơn nanô này nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải của phương tiện giao thông gây ra. Hoặc sử dụng chúng bên trong các căn hộ, văn phòng làm việc mục đích diệt khuẩn và lọc không khí.
II. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Các ứng dụng nano phổ biến ở Việt Nam.
Hiện nay các sản phẩm nano được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam với nhiều ứng dụng như :
- Ứng dụng trong lĩnh vực điện tử và công nghệ: phủ nano lên lớp sơn xe ô tô, xe gắn máy, điện thoại, kính… giúp sản phẩm sáng bóng, giảm trầy xước, chống bám bụi, chịu nhiệt tốt dễ dàng vệ sinh và lau chùi
- Ứng dụng trong công việc chăm sóc vật dụng sinh hoạt hàng ngày: Phủ nano đồ sứ, thủy tinh, xii mạ vàng, bạc, kim loại, nữ trang… giúp sản phẩm sáng bóng hơn.
- Dầu nhờn.
- Xịt giày dép.
Mục đích chính của các sản phẩm này là bảo vệ bề mặt, chống bám bẩn, giúp bề mặt sáng bóng hơn, hạn chế sự ăn mòn, gia tăng tuổi thọ của sản phẩm…
2. Đối thủ cạnh tranh Dòng sản phẩm sơn Nano
Đối với các sản phẩm sơn xây dựng dòng sản phẩm nano hiện nay trên thị trường cũng có một số đối thủ cạnh tranh như: Kova, Nano Phạm Gia, Nano Thiên Phú, Toa, Maxwell, Nero, Nanova, Nano DTH, Nano Việt Nam, Nano 8 Sao, Nano Luxury Paint 7in1, Durmex, Cosy Nano, Jotex, Nano One, Nano Tech 5in1,Nano Max, Zaviss, Kyao, Martin… Chi tiết về một số hãng sản xuất có sản phẩm sử dụng công nghệ nano được trình bày dưới đây.
2.1 Sơn Kova
Sơn Kova là thương hiệu sơn Việt Nam thành công do PGS-TS Nguyễn Thị Hòe thành lập và phát triển với bề dày lịch sử hơn 20 năm và là thương hiệu sơn rất thành công của Việt Nam khi không chỉ phát triển ở trong nước mà còn xuất khẩu cả sang nước ngoài như Nga, Mỹ, Singapore…
Các dòng sản phẩm sơn của Kova khá phong phú như: sơn lót, sơn nước, sơn chống thấm, sơn đặc biệt, sơn phủ, sơn kháng khuẩn, sơn giao thông, sơn cho gỗ, sơn kim loại, sơn chống nóng, sơn nano, sơn chống cháy, sơn nhủ…
Các dòng sản phẩm sơn nano chính của Kova gồm:
Nano Clear E3:
Keo bóng nước Nano là loại keo bóng tự làm sạch thay thế cho sơn Polyurethane hệ dầu 2 thành phần và các loại keo bóng nước thông thường
» Khả năng chịu tia cực tím, kháng nước tốt, chịu sự thay đổi thời tiết nên không bị phấn hóa.
» Khả năng chống bám bụi tuyệt vời
» Giữ độ bền màu lâu hơn làm tăng độ bền của lớp sơn phủ.
» Chống rêu mốc, kháng khuẩn cao, dễ lau chùi,
» Thân thiện với môi trường, hàm lượng VOC gần bằng 0
» Tạo ra hiệu ứng lá môn trên bề mặt sơn
» Sơn gốc nước nên không gây mùi hôi như sơn hệ dung môi.
» Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.
» Diệt được 5 loại vi khuẩn: tụ cầu khuẩn (Staphylococcus Aureus), khuẩn E. coli, Salmonella, Pseudomonas Aeruginosa, Bacillus Subtili
Sơn chống cháy NanoPrô
Sơn chống cháy NanoPrô Kova là loại sơn chống cháy hệ nước được chế tạo từ vật liệu Nano vỏ trấu, tạo thành màng sơn phồng xốp lên như tổ ong khi gặp lửa. Các lớp xốp này bao vây ngăn cản Oxy trong không khí tiếp xúc bề mặt vật liệu. Các thành phần phụ tạo ra các khí ngăn cản sự cháy và tạo ra các lớp gốm để bao phủ bề mặt vật cháy.
- Thành phần:Nano Silicat từ vỏ trấu, phụ gia hóa chất.
- Bề mặt áp dụng:Có thể phủ lên các bề mặt kim loại, sắt thép, bêtông, vữa ximăng, gỗ, thạch cao và các vật liệu xây dựng khác.
- Các đặc tính vượt trội như:
-
- Sơn hệ nước nên khi cháy ít độc hại, không tạo ra khói bụi hay khí độc gây ngạt thở đối với người, động vật và làm ô nhiễm không khí. VOC gần bằng 0 vì sản phẩm được đi từ gốc Nano.
- Sơn một thành phần nên rất dễ sử dụng.
- Tùy vào độ dày của màng sơn, sơn chống cháy có thể bảo vệ cho bề mặt vật liệu ở nhiệt độ 800 – 12000C trong 2-5 giờ, đủ thời gian để lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp có thể tiếp cận can thiệp.
- Bảo vệ kết cấu của công trình không bị nóng chảy và sụp đổ khi nhiệt độ ngọn lửa lên rất cao (> 10000C).
- Không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.
- Đóng gói:Thùng 20kg.
- Sản phẩm tương thích khuyên dùng: Sơn lót chống gỉ KG-01 nếu là bề mặt kim loại.\
- Sơn Nano Self-Cleaning
Sơn Clear NanoPrô tự làm sạch thay thế cho sơn Polyurethane hệ dầu 2 thành phần và các loại keo bóng nước thông thường. Sơn Clear NanoPrô có thể phủ lên tất cả các loại sơn, bề mặt vật liệu như kính, gỗ… Phủ bóng, chống thấm, chống bám bụi cho sơn nước, các loại sơn đặc biệt như sơn vân đá, sơn giả đá, sơn nhũ, sơn Texture bảo vệ các màng sơn mới lâu dài đến 10 năm.
- Thành phần:Nano Silicat, Nano Silicon, Acrylic Silion, phụ gia.
- Bề mặt áp dụng:Phủ trực tiếp lên vữa ximăng, các lớp sơn đặc biệt, sơn nước, gỗ, gốm, kính.
- Các đặc tính vượt trội như:
-
- Chịu tia cực tím, kháng nước tốt, chịu sự thay đổi thời tiết tốt, chống hóa chất.
- Chống bám bụi tuyệt vời, giữ độ bền màu lâu hơn, làm tăng độ bền của lớp sơn phủ.
- Có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mốc tuyệt vời. Sơn Clear NanoPrô có khả năng diệt được hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến theo cơ chế ăn mòn thành tế bào của vi khuẩn (đã được chứng nhận bởi viện Pasteur TP.HCM.
- Dễ lau chùi, VOC gần bằng không nên thân thiện với môi trường.
- Sơn Clear NanoPrô hệ nước nên không gây mùi hôi như keo bóng hệ dung môi.
- Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.
- Đóng gói:Lon 1kg.
- Định mức: 0 – 15.0 m2/kg cho 01 lớp, tùy theo bề mặt vật liệu.
- Sản phẩm tương thích khuyên dùng: Các loại sơn trang trí cơ bản, sơn đặc biệt và các sản phẩm chống thấm của KOVA.
Kova là sản phẩm thương hiệu mạnh của Việt Nam có phòng nghiên cứu riêng.
2.2 Nano Thiên Phú
Chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ Nano và công nghệ mới cho các loại xe hơi, xe máy, cửa kính, các xưởng sản xuất công nghiệp cũng như các công trình xây dựng với hai dòng sản phẩm chính là Itek và Rhenocoll (Đức). Trong đó dòng sản phẩm Itek chủ yếu sử dụng sơn xe, kính… dòng sản phẩm Rhenocoll được sử dụng trong xây dựng, tàu biển và là dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp của công ty.
Các dòng sản phẩm Rhenocoll có thể cạnh tranh trực tiếp với công ty bao gồm:
- Chống hà, tảo, rong rêu trên biển Rhenocoll Boot 01 with Sea-Nine 211N là chất chống Hà biển được ngiên cứu và phát triển bởi Rohm and Haas Hoa Kỳ.
- Sản phẩm sơn chống cháy Rhenomors.
- Sơn kháng khuẩn Montana Hospital IW33. Dùng cho các bệnh viện, phòng nghiên cứu, kho thực phẩm…
- Sản phẩm sơn dành cho nhựa pvc Rhenoplast với 180 màu.
- Dòng sản phẩm sơn dành cho kính.
- Sơn sắt, thép, nhôm và kim loại Rhenocoll 64 S Epoxi 2K. Chống rỉ, chống ăn mòn, bảo vệ bề mặt.
- Sơn bảo vệ đồ gỗ nội thất Rhenocoll Stain Extra giúp kháng nước, chống bám bụi, chống rêu mốc và con trùng như mối mọt.
- NanoPaint TB07 sử dụng bên ngoài nhà và để trang trí cho bề mặt xây dựng như: vữa, bê tông… giúp làm bóng bề mặt, chống nấm mốc, cho màu sơn tươi sáng,độ phủ cao, bền màu.
2.3 Công ty CP Sơn Nano Rhenocoll Việt Nam
Công ty CP Sơn Nano Rhenocoll Việt Nam nhận được sự ủy quyền của công ty RHENOCOLL tại Cộng hòa Liên Bang Đức và chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền, chuyên cung cấp, sản xuất các loại màng phủ Nano mầu và sơn chất lượng cao, theo công nghệ NANO tiên tiến của CHLB Đức tại Việt Nam.
Sản phẩm của Rhenocoll khá tương đồng với sản phẩm mà công ty cung cấp tuy nhiên đơn vị này lại không phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam.
Website: www.nanopaintvn.com, http://sonnano.vn/
2.4 Nano Phạm Gia
Nano Phạm Gia cung cấp các sản phẩm nano của hãng Guard Industrie (Pháp) chủ yếu cho một số công trình quan trọng cần được bảo vệ như đình, chùa, sân bay… chưa đi sâu vào thị trường xây dựng, các sản phẩm mà Nano Phạm Gia cung cấp tương đồng với sản phẩm mà công ty cung cấp là gợi ý về kênh bán hàng cho công ty.
http://www.congnghenano.vn/index.php
http://www.guardindustry.com/gb/
2.5 Toa Nano Shield
Sản phẩm công nghệ Thái Lan với các dòng sơn chống thấm, chống bám bẩn, chống nóng
Một số đối thủ khác không đáng kể do qui mô nhỏ, sản phẩm không có thương hiệu, sản phẩm nhái, chất lượng không đảm bảo…
3. Phân tích thị trường ngành sơn Việt Nam
Thị trường vật liệu xây dựng chịu sự tác động chặt chẽ của các yếu tố: sự phát triển của ngành xây dựng, đầu tư công, phát triển hạ tầng quốc gia và thị trường bất động sản. Việt Nam là quốc gia đang phát triển nhu cầu hoàn thiện hạ tầng để phát triển là rất lớn trong dài hạn, ngành vật liệu xây dựng cũng theo đó sẽ phát triển.
3.1 Phân tích tổng cầu thị trường
Theo thống kê của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam, từ 60 doanh nghiệp trong năm 2002, đến năm 2010 đã có đến khoảng 400 doanh nghiệp tham gia thị trường. Trong đó, khoảng gần 70% là sơn kiến trúc, phần còn lại 30% là sản phẩm phục vụ cho công nghiệp và mỹ thuật. Và cho đến nay, số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn đã tăng lên khoảng 600, điều đáng nói là hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới đều xuất hiện tại Việt Nam khiến cuộc cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
Tuy nhiên, theo thống kê của công ty sơn AkzoNobel Việt Nam, thị trường Mỹ đã đạt mức tiêu thụ trung bình 20-22 lít/người/năm, Tây Âu 15-16 lít/người/năm, các nước và vùng lãnh thổ Nhật, Đài Loan, Hồng Kong cũng đạt 12-13 lít/người/năm. Trong khi đó, hiện nay mức tiêu thụ sơn tại Việt Nam mới đạt 2.8-3 lít/người/năm, tương đối thấp so với mặt bằng chung thế giới. Qua đó, có thể dễ dàng nhận thấy tiềm năng của thị trường sơn Việt Nam còn rất lớn.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đã qua giai đoạn phục hồi và đang tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt các công trình lớn nhỏ mọc lên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đây cũng là nền tảng khiến ngành sơn luôn giữ được mức tăng trưởng khoảng 20% trong thời gian qua.
Thị trường xây dựng Việt Nam:
Theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam (tháng 5/2015) tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực xây Dựng Dân Dụng:
Trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ bởi Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014. Cụ thể, Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp.
Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà ở tương đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần khoảng 430.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17,8 triệu m2 và vốn đầu tư khoảng 100.000-120.000 tỷ.
Theo báo cáo nghiên cứu Tiềm năng bất động sản nhà ở bán tại Việt Nam do Jones Lang LaSalle (JLL) công bố, thị trường bất động sản đang đứng trước 3 cơ hội bứt phá trong vòng một đến hai thập niên tới. Bao gồm các yếu tố:
(i) Dân số thành thị tăng cao nhất Đông Nam Á
Ngân hàng Thế giới dự kiến mỗi năm dân số thành thị tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 2,4% cho đến năm 2025, đạt tỷ lệ cao nhất ASEAN. Yếu tố nhân khẩu học tăng từ 66 triệu người vào năm 1990 lên 91 triệu người năm 2016, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ ba khu vực, chỉ xếp sau Indonesia và Philippines. Trong vòng 2 thập kỷ tới Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số vàng. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất sẽ phát triển mạnh mẽ. Với 25% dân số nằm trong độ tuổi 10-24 và độ tuổi trung bình khoảng 30, thị trường nhà ở bán tại Việt Nam hứa hẹn đón một nguồn cầu (nhu cầu mua nhà) cực lớn, khả năng chi trả cao.
Các yếu tố dân số vàng, tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và thu nhập cải thiện được dự báo là những cú hích lớn cho thị trường nhà ở Việt Nam.
(ii) Tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ
Theo Viện Brookings, Việt Nam là quốc gia có số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Tầng lớp này được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 18% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 so với mức tăng trưởng 15% giai đoạn 2005-2015. JLL cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu là tiền đề vững chắc cho đầu ra của thị trường nhà ở bán. Bởi lẽ, nhóm người này có thu nhập cao, ổn định và nhu cầu nhà ở lớn nhất.
(iii) Thu nhập trong lĩnh vực sản xuất – dịch vụ cải thiện
Nền kinh tế Việt Nam có 47% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, khai thác khoáng sản so với mức 28% của các nước ASEAN. Riêng tỷ lệ lao động trong ngành sản xuất – dịch vụ đã tăng đáng kể trong suốt 2 thập niên qua, từ cột mốc 19% nay đã tăng lên 32% tại Việt Nam. Chỉ số này được dự báo sẽ tiếp tục bứt phá trong vòng 10 năm tới, là cơ sở quan trọng thúc đẩy tăng trưởng thu nhập người dân.
Với những tiềm năng trên, thị trường nhà ở bán được dự báo tăng trưởng ổn định trong chu kỳ mới. Giai đoạn 2016-2018, giá căn hộ kỳ vọng tăng trung bình 5-7% một năm, riêng chung cư giá rẻ có thể tích lũy thêm 10% mỗi năm, tương đương mức tăng 30% trong 3 năm tới. JLL cho rằng, tốc độ tăng giá này khá hợp lý và chấp nhận được tại thị trường Việt Nam. Ngay cả khi giá chung cư tăng 30% trong vòng 3 năm tới, tỷ lệ giá nhà so với thu nhập vẫn sẽ ổn định do mức thu nhập đã tăng 10% mỗi năm trong vài năm gần đây.
Đối với lĩnh vực xây Dựng Công Nghiệp:
Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất luôn chiểm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán 6 hiệp định FTAs mới, trong đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển vọng của ngành xây dựng công nghiệp được đánh giá khả quan trong những năm tới.
Triển vọng của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng:
Cũng được FPTS đánh giá khả quan trong thời gian tới, theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ VNĐ/năm.
Ngoài ra, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ USD.
Với dấu hiệu phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt là ngành xây dựng là yếu tố kích cầu cho các lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng, trang trí thiết bị nội – ngoại thất… Thị trường sơn cũng không là ngoại lệ, mức tăng trưởng của thị trường sơn sẽ được cộng hưởng theo đà phục hồi của thị trường bất động sản và sự phát triển của ngành xây dựng.
3.2 Tổng cung thị trường
Theo tổng kết của Hiệp hội Sơn Việt Nam, tổng sản lượng sơn tại Việt Nam đạt gần 250 triệu lít/năm, trong đó mảng sơn trang trí đã chiếm 180 triệu lít. Sản lượng tiêu thụ của toàn ngành năm 2014 chỉ bằng năm 2013, sơn trang trí tăng nhẹ dưới 5%, thấp xa so với mức tăng trung bình 10 – 12% mỗi năm trước đó. Trong khi đó, sản lượng sơn trang trí chiếm khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% của toàn ngành.
Đáng lưu ý, thị phần sơn có phần nghiêng về phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với những sản phẩm đã quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Sơn-Mực in Việt Nam (VPIA), các thương hiệu sơn nước ngoài vẫn chiếm thị phần khoảng 65%.
Các công ty hàng đầu trên thị trường sơn tại Việt Nam:
Hiện nay, thị trường sơn chia làm 4 phân khúc: Phân khúc cao cấp gồm những công ty đến từ Hà Lan, Nhật hoặc Mỹ như Akzo Nobel (với hai nhãn hiệu thương mại chính: Dulux (phân khúc cao cấp) và Maxilite (phân khúc trung bình)), Nippon, Jotun với đặc điểm có nhà máy và hệ thống phân phối chiếm 35%. Nhóm thứ 2 là các thương hiệu phân khúc trung bình khá, đến từ Châu Á chiếm 25% thị trường như 4Oranges (với nhãn hiệu thương mại My Kolor, Expo,..) TOA, SeaMaster… kế đến là nhóm phân khúc trung bình thấp chiếm 15% thị trường với các thương hiệu trong nước như Joton, Kova, Tison… Nhóm cuối cùng là các cơ sở sản xuất rải rác khắp cả nước, phục vụ cho các khách hang thu nhập thấp, chiếm 25% thị trường.
Trên thị trường sơn tại Việt Nam, năm nhãn hiệu thương mại hàng đầu được biết đến bao gồm:
- Sơn nhà Jotun
- Sơn nhà Nippon
- Sơn nhà Kova
- Sơn nhà Dulux
- Sơn nhà My Kolor
3.3 Xu hướng thị trường
Ngành xây dựng Việt Nam sẽ phát triển đồng bộ với sự phát triển của thế giới với việc ứng dụng các kỹ thuật và vật liệu xây dựng mới trong xây dựng.
Xu hướng đô thị hóa làm gia tăng nhanh dân số thành thị đặc biệt là các thành thị lớn, trong đó TP.HCM là điểm đến hấp dẫn nhất của người nhập cư Việt Nam với văn hóa cởi mở và nền kinh tế năng động. Nhu cầu nhà ở đô thị cũng theo đó tăng nhanh và sẽ chưa hạ nhiệt trong ngắn và trung hạn.
Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nên yêu cầu đối với vật liệu xây dựng cũng sẽ ngày càng cao hơn.
Sản phẩm Nano mà công ty phân phối là sản phẩm công nghệ cao đáp ứng các nhu cầu xây dựng chuyên nghiệp, các công trình cần sự bảo vệ tốt hơn là sản phẩm đánh đúng xu hướng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam nên sẽ có khả năng phát triển tốt trong dài hạn.
4. Hệ thống đại lý sơn
Khảo sát độ bao phủ của hệ thống đại lý phân phối sơn khu vực miền Đông Nam Bộ cho thấy, hiện nay, hệ thống đại lý phân phối sơn phủ khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ với hơn 400 đại lý. Riêng khu vực thành phố Xx Xxi Mixx đã có trên 150 đại lý. Khảo sát sơ bộ như sau:
- Quận 2, 7: mỗi quận 7 đại lý.
- Quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Phú: mỗi quận có 8 đại lý.
- Quận 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân: mỗi quận có trên dưới 6 đại lý.
- Quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ chi: mỗi quận, huyện có 4 đại lý.
- Huyện Nhà Bè, Cần Giờ: mỗi huyện có 3 đại lý.
Qua đó cho thấy, khu vực TP Xx Xxi Mixx có hệ thống đại lý phủ khắp các quận, huyện của khu vực. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho công ty. Vì, với hệ thống kênh phân phối sẵn có rất tốt, chỉ cần công ty có chính sách chiết khấu tốt cho các đại lý, công ty có thể thiết lập cho mình hệ thống kênh phân phối với độ bao phủ rộng, giúp sản phẩm của công ty dễ gia nhập vào thị trường.
Kinh doanh sơn là ngành nghề bán chủ yếu qua kênh phân phối và công trình, việc xây dựng kênh phân phối là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khác với thị trường nước ngoài là có phân khúc đáng kể cho người sử dụng mua về và tự sơn lấy, ở VN chúng ta hay khoán hết cho đội ngũ thợ sơn thi công, nên các chương trình ưu đãi được dành riêng cho đội ngũ thợ sơn cũng rất quan trọng song song cùng với chương trình khuyến mãi dành cho các đại lý phân phối. Ngoài việc người tiêu dùng đã có ý tưởng về nhãn hiệu sơn trên quảng cáo trước khi đến đại lý lựa chọn, hoặc họ sẽ được tư vấn bởi thầu và thợ sơn dựa theo kinh nghiệm lâu năm sử dụng của thầu thợ, họ sẽ được tư vấn bởi người bán để chọn được hệ thống sơn có giá cả phù hợp với chất lượng cho ngôi nhà của họ.
Cùng với việc xây dựng kênh phân phối, phải luôn đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu sản phẩm để người sử dụng nhận biết được sản phẩm, lợi thế sản phẩm của công ty.
5. Ngành sơn tàu biển
Hiện nay trên thị trường Việt Nam chủ yếu sử dụng các sản phẩm sơn Xxxxx cho sơn tàu biển , đơn vị thầu sơn tàu biển chính là công ty sơn Hải Phòng với 70% thị phần sơn tàu biển.
Tham khảo kế hoạch:
ke_hoach_kinh_doanh_sonQuý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT
Văn phòng: 23 Đường số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Hotline: 0902.962.768
Email: contact@khv.vn
Nguồn: Kế Hoạch Việt