Home / Phát triển doanh nghiệp / Khởi nghiệp / Nền kinh tế vận hành như thế nào? – Kiến thức cho người mới kinh doanh

Nền kinh tế vận hành như thế nào? – Kiến thức cho người mới kinh doanh

Nền kinh tế vận hành như thế nào? – Gần đây chủ đề khủng hoảng kinh tế là chủ đề mà nhiều người quan tâm. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Tại sao lại có khủng hoảng kinh tế? Khi nào thì khủng hoảng kinh tế phát sinh. Để trả lời những câu hỏi này thì chúng ta phải hiểu rõ nền kinh tế vận hành như thế nào và tính chu kỳ của nền kinh tế.

Nền kinh tế vận hành như thế nào?

Nền kinh tế vận hành như 1 cổ máy đơn giản nhưng nhiều người sẽ không thể hiểu rõ về nó và không thống nhất hoạt động về nó dẫn đến không hiểu nền kinh tế vận hành và đầu tư kém hiệu quả.

Nền kinh tế được tạo nên bởi một vài bộ phận đơn giản cùng rất nhiều giao dịch đơn giản lặp đi lặp lại nhiều lần. Các giao dịch này được điều khiển bởi bản chất con người và họ tạo ra 3 động lực chủ yếu là “Tăng trưởng năng suất”, “Chu kỳ nợ ngắn hạn”, “chu kỳ nợ dài hạn”

Chúng ta sẽ xem xét 3 nhân tố này và ghép chúng lại trên một biểu đồ sẽ tạo ra một mô hình phân tích hiệu quả trong việc phân tích:

  • Chuyển động của nền kinh tế
  • Nguyên nhân của những gì đang diễn ra

Chu kỳ nợ ngắn hạn

Chu kỳ nợ dài hạn

Tăng trưởng năng suất

Biểu đồ tăng trưởng GDP: Chu kỳ nợ ngắn hạn- chu kỳ nợ dài hạn- tăng trưởng kinh tế “GDP”

Giao dịch

Phần đơn giản nhất của nền kinh tế là giao dịch. Một nền kinh tế đơn giản là tổng các giao dịch tạo nên nó. 1 giao dịch là 1 thứ cực kỳ đơn giản. Bạn thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Khi bạn mua 1 thứ gì đó bạn đã tạo ra giao dịch. Mỗi 1 Giao dịch bao gồm người mua và người bán trao đổi tiền hay tín dụng với người bán để nhận hàng hóa, dịch vụ hay sản phẩm tài chính.

Tín dụng thì được chi tiêu như tiền nên: Tiền mặt chi tiêu + Tín dụng chi tiêu = Tổng chi tiêu

Tổng chi tiêu này dẫn dắt nền kinh tế: Tổng chi tiêu/tổng sản phẩm bán = giá sản phẩm

Đó là 1 giao dịch, đó là nền tảng tạo nên bộ máy kinh tế. Tất cả chu kỳ và động lực nền kinh tế được điều khiển bởi giao dịch. Cho nên chúng ta hiểu được các giao dịch chúng ta sẽ hiểu toàn bộ nền kinh tế.

Một thị trường bao gồm tất cả các người mua và người bán giao dịch trên cùng 1 sản phẩm:

  • Thị trường ngoại hối FOREX
  • Thị trường Crypto
  • Thị Trường bất động sản
  • Thị trường xe hơi
  • Thị trường của hàng triệu thứ khác.

Cộng tổng thị trường ta có tổng chi tiêu của các thị trường và bạn hiểu về nền kinh tế. Người dân, các doanh nghiệp, ngân hàng, chính phủ đều tham gia vào giao dịch.

Người mua và bán lớn nhất là chính phủ. Bao gồm 2 bộ phận quan trọng (Chính phủ và ngân hàng nhà nước) ở đây chính phủ thu thuế và chi tiêu tiền. Ngân hàng nhà nước không giống những người mua và bán khác vì ngân hàng này điều khiển lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế. Họ làm điều này bằng việc thay đổi lãi suất và in tiền mới. Ngân hàng nhà nước là nhân tố cực kỳ quan trọng trong dòng tín dụng.

Tín dụng

Tín dụng là phần quan trọng nhất của nền kinh tế và có lẻ là ít được hiểu rõ nhất. Nó là phần lớn nhất và dễ bị tác động nhất của nền kinh tế.

Cũng như người mua và bán xuất hiện trên thị trường để thực hiện các giao dịch. Những người cho vay và người đi vay cũng như vậy. Người cho vay thì muốn kiếm hơn số tiền họ có, và người đi vay muốn chi tiêu lớn hơn số tiền họ có (mua thứ mà lớn hơn mà họ có thể chi trả) như 1 ngôi nhà lớn, 1 chiếc xe hơi, đầu tư tài chính,…

Tín dụng có thể giúp người cho vay và người đi vay có được thứ họ muốn. Người vay hứa họ sẽ hoàn trả số tiền họ mượn (số tiền gốc) và thêm một lượng tiền gọi là lãi. Khi lãi suất cao sẽ ít người đi vay vì trả nhiều lãi, khi lãi suất thấp sẽ có nhiều người vay hơn vì chi phí rẻ (trả lãi ít hơn)

Khi người vay hứa hoàn trả số tiền họ mượn, người cho vay tin tưởng họ và tín dụng được hình thành. Hai người bất kỳ đều có thể tạo ra tín dụng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng tín dụng rất khó có thể nắm bắt bởi vì nó có rất nhiều tên gọi khác nhau. Ngay sau khi tín dụng được tạo ra nó được gọi là nợ.

Nợ này là tài sản của người cho vay và là tiêu sản của người đi vay. Trong tương lai người đi vay hoàn trả số tiền cho người cho vay thì tài sản và tiêu sản này sẽ biến mất vào giao dịch được giải quyết hoàn tất.

Khi người nhận được khoản vay Anh ta có thể tăng chi tiêu, mà hãy luôn nhớ chi tiêu thúc đẩy nền kinh tế. Vì chi tiêu của 1 người là thu nhập của những người khác. Một $ bạn tiêu sản là khoản tiền người khác kiếm được và số tiền bạn kiếm được là số tiền người khác chi tiêu. Vì vậy khi bạn chi tiêu nhiều chứng tỏ ai đó cũng kiếm được nhiều tiền hơn. Khi thu nhập 1 người tăng lên thì những người cho vay sẵn sàng cho Anh tay vay nhiều hơn vì Anh tay thành 1 nguồn tín dụng tốt (tín dụng uy tín).

Người có tín dụng tốt có 2 yếu tố:

  1. Tài sản thế chấp
  2. Khả năng hoàn trả

Có khoản thu nhập cao hơn khoản nợ cho anh tả khả năng chi trả nợ, trong trường hợp Anh ta không có khả năng hoàn trả nợ thì anh ta còn khoản tài sản thế chấp có thể bán được tạo sự an toàn cho người cho vay.

Vậy Thu nhập gia tăng làm cho vay mượn gia tăng, cho phép chi tiêu gia tăng, cũng bởi chi tiêu của một người là thu nhập của người khác điều này dẫn tới gia tăng vay mượn và hơn thế nữa. Mô hình tự cũng cố này giúp tăng trưởng nền kinh tế và cũng lý do ta có chu kỳ kinh tế.

Trong giao dịch bạn đổi cái này lấy cái kia và bạn nhận được bao nhiêu là phụ thuộc vào lượng mà bạn bỏ ra. Chúng ta học hỏi qua các thời kỳ và kiến thức tích lũy tăng lên như là tiêu chuẩn sống ta hay gọi là “tăng trưởng năng suất”

Những người sáng tạo và làm việc chăm chỉ, cũng cố điều kiện sống nhanh hơn những người tự mãn và lười biếng nhưng điều đó chưa hẵn đúng trong giai đoạn ngắn hạn.

Nợ

Năng suất quan trọng trong dài hạn nhưng tín dụng cần được quan tâm nhất trong ngắn hạn. Lý do tăng trưởng năng suất không thay đổi nhiều nên nó không phải là nhân tố chính tác động đến nền kinh tế mà nhân tố này là nợ. Vì khi đó ta chi tiêu nhiều hơn sản xuất và sau đó phải chi tiêu ít hơn sản xuất để trả nợ.

Nợ diễn biến theo 2 chu kỳ chính:

+Chu kỳ là 5 đến 8 năm

+Chu kỳ là 75 đến 100 năm

Nhưng hầu hết mọi người không nghĩ nợ diễn biến theo chu kỳ vì họ tiếp cận với nợ từng ngày, từng tuần.

3 động lực chính, cách chúng tương tác, những bài học ta tích lũy được. Những biến động suy quanh đường thẳng không thể hiện sự sáng tạo hoặc công sức chăm chỉ làm việc mà để chỉ ra có bao nhiêu tín dụng ở thời điểm đó.

Hãy tưởng tưởng 1 nền kinh tế không có tín dụng, khi đó cách duy nhất tăng chi tiêu là tăng thu nhập. Nghĩa là phải lao động hiệu quả hơn, cần cù hơn. Tăng năng suất là cách duy nhất để tăng trưởng. Bởi vì chi tiêu của 1 người là thu nhập của người khác. Kinh tế sẽ phát triển khi tôi hay ai đó làm việc năng suất hơn.

Nếu chúng ta theo dõi và tham gia vào các giao dịch ta sẽ thấy 1 sự tiến triển giống như đường tăng trưởng năng suất. Nhưng vì chúng ta vay nên chúng ta có các chu kỳ, đây không phải quy định hay luật gì hết mà nó là bản chất con người và cách tín dụng được thực hiện.

Hãy coi vay mượn là cách thức thúc đẩy tăng chi tiêu, để mua 1 thứ ngoài khả năng chi trả, bạn cần vay nhiều hơn khoản bạn làm ra. Để làm điều này về cơ bản bạn cần vay từ tương lai của chính bạn. Với việc này bạn tạo ra 1 thời điểm trong tương lai khi bạn phải chi tiêu ít hơn khoản mình làm ra để trả nợ đó là 1 chu kỳ. Về cơ bản khi bạn vay nợ bạn tạo ra 1 chu kỳ. Điều này đúng với cá nhân và cả nền kinh tế.

Vì vậy hiểu biết về tín dụng rất quan trọng bởi điều đó giúp ta dự đoán cơ chế của một loại chuỗi sự kiện có thể xảy ra ở tương lai. Điều này làm cho tín dụng khác với tiền mặt.

Tiền là thứ dùng để thực hiện các giao dịch, khi bạn dùng tiền mặt thanh toán 1 ly bia từ người phục vụ, giao dịch được thực hiện ngay tức thì. Nhưng khi bạn thực hiện giao dịch ly bia đó bằng tín dụng giống như việc mình tạo ra bản cam kết là sẽ hoàn trả lại cho ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng cấp tín dụng cho bạn và người bán bia tạo ra 1 tài sản và 1 tiêu sản. Khi bạn thanh toán hóa đơn thì tài sản và tiêu sản này mới biến mất.

Nhưng gì mọi người hay gọi là tiền thực tế chỉ là tín dụng mà thôi.

Ví dụ lượng tiền mặt tại Hoa Kỳ năm 2019 là 3000 tỷ đô la, nhưng tổng lượng tín dụng là 50 ngàn tỷ đô. Tức là mức dữ trữ bắt buộc là khoản 5%

Một nền kinh tế không có tín dụng cách duy nhất gia tăng chi tiêu là làm ra nhiều sản phẩm hơn (tăng năng suất) nhưng ở một nền kinh tế có tín dụng bạn gia tăng chi tiêu bằng cách vay mượn. Kết quả là 1 nền kinh tế sử dụng tín dụng có lượng chi tiêu nhiều hơn và cho phép thu nhập gia tăng nhiều hơn so với năng suất trong ngắn hạn chứ không phải dài hạn.

Tín dụng không hẵn là 1 điều tệ khi gây ra vòng lặp chu kỳ, nó chỉ tệ khi chi tiêu qua mức mà không có thể hoàn trả. Tuy nhiên tín dụng có thể phân bố hiệu quả các nguồn lực là tạo ra thu nhập sau đó bạn có thể hoàn trả nợ.

Ví dụ:

Bạn vay để mua 1 chiếc máy lạnh lớn và xịn nó không tạo ra nguồn thu giúp bạn hoàn trả nợ nhưng bạn mua 1 chiếc xe máy cày để tăng năng suất nó tạo ra tiền giúp bạn hoàn trả nợ và cải thiện mức sống.

Trong 1 nền kinh tế tồn tại tín dụng, chúng ta có thể chuyển các giao dịch và thấy cách tín dụng tạo ra tăng trưởng.

Ví dụ:

Bạn kiếm được 100k$/1 năm và không có nợ, bạn đủ độ tin cậy tín dụng để vay 10k$ với thẻ tín dụng. vậy bạn có thể sử dụng 110k$ đó cho chi tiêu, vậy ai đó sẽ kiếm được 110k$ đó của bạn, người kiếm được 110k$, không có nợ lại được vay 11k$ vậy Anh ta có thể chi tiêu 121k$ và chi tiêu của Anh ta cũng là thu nhập của người khác và bằng cách thực hiện các giao dịch chúng ta thấy rõ cơ chế và mô hình tự cũng cố hoạt động.

Nhưng nên nhớ vay mượn tạo ra các chu kỳ, có giai đoạn đi lên và có giai đoạn đi xuống đưa chúng ta vào chu kỳ nợ ngắn hạn.

Khi hoạt động kinh tế tăng lên ta thấy sự mở rộng đó là giai đoạn đầu của chu kỳ nợ ngắn hạn, chi tiêu tiếp tục được gia tăng và giá cả trở nên đắt đỏ, điều này được gia tăng bởi việc chi tiêu được thúc đẩy bởi tín dụng, thứ có thể được tạo ra ngay lập tức.

Khi chi tiêu và thu nhập tăng nhanh hơn so với sản xuất giá sản phẩm sẽ đắt đỏ (lạm phát). Ngân hàng nhà nước không có lạm phát quá nhiều vì nó ảnh hưởng vào xã hội. Khi Lạm phát ngân hàng tăng lãi suất để ít người đi vay hơn, chi phí cho các khoản vay tăng lên nên họ không có nhiều tiền để tiêu sài nữa vì vậy chi tiêu chậm lại, và vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác nên thu nhập tụt giảm và mọi người ít chi tiêu đi giá cả sản phẩm sẽ đi xuống tại hay gọi là giảm phát. Hoạt động nền kinh tế giảm xúc, ta có 1 đợt suy thoái, nếu 1 cuộc suy thoái trở nên khá nghiệm trọng và lạm phát không còn là vấn đề ngân hàng nhà nước sẽ hạ lãi suất và mọi thứ tăng trở lại.

Với lãi suất thấp, số lãi trả sẽ thấp, việc vay mượn và chi tiêu được đẩy lên, chúng ta lại thấy 1 sự mở rộng khác.

Như bạn thấy nền kinh tế hoạt động như một cổ máy trong chu kỳ nợ ngắn hạn. Chi tiêu chị bị hạn chế độ sẵn sàng của người cho vay và người vay để tạo ra và nhận tín dụng. Khi tín dụng có được 1 dễ dàng hơn thì nền kinh tế sẽ được mở rộng. Khi tín dụng bị siết chặt sẽ có 1 đợt suy thoái. Chu kỳ được điều khiển bởi ngân hàng nhà nước. Các chu kỳ nợ ngắn hạn thường lặp lại 5 đến 8 năm và lặp lại nhiều lần trong nhiều thập kỷ. Đáy và đỉnh của mỗi chu kỳ sẽ kết thúc bằng việc tăng trưởng mạnh hơn so với chu kỳ trước đó hoặc nhiều khoản nợ hơn. Tại sao lại như vậy? khi tín dụng được mở rộng thì con người có xu hướng vay chi tiêu thay vì hoàn trả đó là bản chất con người. Bởi vì điều này trong 1 thời gian dài khoản nợ tăng nhanh hơn thu nhập tạo ra các chu kỳ nợ dài hạn. Mặc dù mọi người nợ nhiều hơn, người cho vay thậm chí vẫn

Tự do thúc đẩy tăng tín dụng. Tại sao? Bởi vậy mọi người nghĩ mọi thứ đang tốt đẹp, người ta chỉ tập trung vào gì đang xảy ra gần đây, và những gì đã xảy ra gần đây. Thu nhập đã tăng lên, thị trường chứng khoản đang tăng, giá tài sản đang tăng lên.

Quả là 1 cú nổ lớn, trả tiền để mua hàng hóa, dịch vụ tài chính bằng tín dụng (tiền vay mượn), khi mọi người làm việc nhiều việc đó ta có bong bóng tài chính.

Mặc dù các khoản nợ tăng thêm, thu nhập tăng thêm gần như đủ bù lại chúng.

Hãy gọi tỷ lệ khoản nợ chia thu nhập = gánh nặng nợ nần, miễn là thu nhập tiếp tục tăng lên thì gánh nặng nợ nần vẫn trong tầm kiểm soát và quản lý,

Cùng lúc giá trị tài sản vọt lên, mọi người vay 1 lượng tiền khổng lồ để đầu tư vào các tài sản khi giá cả thậm chí còn cao hơn nữa. Mọi người nghĩ mình thật giàu có thậm chí là đang tích lũy các khoản nợ.

Thu nhập và giá trị tài sản tăng lên giúp người vay có tin cậy tín dụng trong một thời gian dài nhưng điều này không thể tiếp diễn mãi thế được và chắc chắn là không.

Qua các thập kỷ các khoản nợ xấu tích lũy càng lớn và tiếp tục tăng lên tạo nên các khoản nợ phải trả ngày càng lớn, nhiều khi khoản nợ phải trả lớn hơn thu nhập buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu. Mà do chi tiêu của một người là thu nhập của một người khác. Các khoản thu nhập bắt đầu đi xuống làm cho mọi người mất độ tin cậy tín dụng và khiến cho việc vay mượn giảm, các khoản nợ phải trả tiếp tục tăng lên làm cho chi tiêu ngày càng tụt giảm và rồi chu kỳ sẽ tự nó đổi chiều. ĐÂY LÀ ĐỈNH ĐIỂM CỦA CHU KỲ NỢ DÀI HẠN, các khoản nợ xấu đã trở nên quá lớn.

Tại Hoa kỳ, Châu Âu và nhiều nước khác đã xảy ra suy thoái kinh tế vào cuối 2008 với cùng lý do xảy ra:

+Tại Nhật Bản năm 1989

+ Tại Hoa Kỳ năm 1929

Lúc này nền kinh tế bắt đầu quá trình tái thiết lập, trong quá trình đó người dân cắt giảm chi tiêu, thu nhập rớt xuống, tín dụng biến mất, giá trị tài sản hạ thấp, các ngân hàng làm ăn khó khăn, thị trường chứng khoán sụp đỗ, căng thẳng xã hội gia tăng và toàn bộ mọi thứ bắt đầu nuôi sống nó theo cách khác.

Khi thu nhập giảm và khoản nợ phải trả ngày càng gia tăng người vay mượn trở lên túng quẩn, không còn độ tin cậy tín dụng, tín dụng cạn kiệt và người vay không thể tiếp tục tiếp cận các khoản vay để vay thêm tiền trả cho các khoản nợ, Để ứng phó với tình huống khó xử này người vay buộc bán các tài sản, sự bán ra ồ ạc khiến thị trường mất thanh khoản cùng thời điểm, chi tiêu giảm xuống. Đây là khi các thị trường chứng khoán sụp đỗ, các doanh nghiệp bất động sản, các ngân hàng lâm vào rắc rối, khi giá trị tài sản giảm, giá trị người vay rớt xuống điều này khiến người vay mất tin cậy tín dụng. Mọi người cảm thấy mình nghèo khó, tín dụng nhanh chóng mất đi, ít chi tiêu, ít thu nhập, ít nợ, ít giàu có, ít tín dụng đó là 1 vòng lẫn quẫn, Tưởng giống như 1 cuộc suy thoái nhưng sự khác biệt ở đây là lãi suất không thể hạ xuống mức quá thấp.

Trong một cuộc suy thoái hạ lãi suất để kích thích vay, tuy nhiên trong sự tái thiết lập thì hạ lãi suất thì không khả thi vì lãi suất đã đang ở mức rất thấp rồi và sẽ sớm chạm 0% vì vậy việc kích thích sẽ chấm dứt.

Lãi suất tại Hoa Kỳ đã chạm mốc 0% trong suốt quá trình tái thiết lập vào những năm 1930 và lặp lại 2008.

Sự khác biệt giữa 1 cuộc suy thoái và sự tái thiết là trong sự tái thiết nền kinh tế gánh nặng nợ nần của người vay đã trở nên quá lớn và không thể giải phóng bởi lãi suất thấp.

Người cho vay đã nhận ra các khoản nợ đã chở nên quá lớn để hoãn trả lại, người vay mất đi khả năng trả nợ và tài sản thế chấp cũng mất giá trị, họ cảm thấy bị tê liệt bởi nợ nần thậm chí họ không cần chúng nữa. Người cho vay thì dừng việc cho vay và người đi vay cũng không muốn vay thêm.

Hãy suy nghĩ một nền kinh tế không có tín dụng tin cậy như 1 cá nhân riêng lẻ, vậy bạn làm gì để tái thiết:

Có 4 cách như sau:

  1. Cắt giảm các khoản nợ thông qua vỡ nợ hoặc tái cấu trúc nợ
  2. Người dân, doanh nghiệp và chính phủ cắt giảm chi tiêu
  3. Các tài sản được chuyển bớt từ người giàu sang người nghèo
  4. Ngân Hàng Trung Ương ”ngân hàng nhà Nước” in thêm tiên mới.

Bốn cách trên đều xảy ra ở quá trình tái thiết cho nền kinh tế hiện đại như:

+ Nước Hoa kỳ những năm 1930

+ Nước Anh những năm 1950

+Nước Nhật những năm 1990

+Nước Tây Ban Nha những năm 2010

+ Nước Ý những năm 2010

Thông thường thì chi tiêu sẽ bị cắt giảm đầu tiên như thường thấy người dân, doanh nghiệp và chính phủ cắt giảm chi tiêu để có thể hoàn trả lại nợ điều này gọi là thắc lưng buộc bụng.

Khi người vay ngưng tiếp nhận khác khoản nợ mới và bắt đầu hoàn trả các khoản nợ cũ bạn sẽ mong gánh nặng nợ được giảm bớt nhưng điều trái ngược lại xảy ra.

Bởi vì chi tiêu bị cắt giảm và chi tiêu của người này là thu nhập của người khác và nó gây ra giảm sút thu nhập nó rơi nhanh hơn các khoản nợ được trả và khoản nợ xấu trở nên thật sự tồi tệ. Như chúng ta thấy sự cắt giảm chi tiêu này gây ra giảm phát và nhứt nhối, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí nghĩa là ít việc làm và thất nghiệp gia tăng, điều này dẫn đến các bước tiếp theo.

Các khoản nợ phải được giảm, nhiều người vay thấy chính họ không thể hoàn trả nợ và nợ của người vay là tài sản của người cho vay. Khi người vay không trả nợ ngân hàng mọi người lo lắng ngân hàng không có khả năng trả cho họ nên họ vội vàng rút tiền từ các Ngân Hàng, các ngân hàng chở nên túng quẩn và vì thế dẫn tới Ngân hàng, người dân, doanh nghiệp dẫn tới vỡ nợ.

Sự thắt chặt mạnh của nền kinh tế chính là 1 cuộc khủng hoãn. Và khi khủng hoãn xảy ra người ta mới ngỡ rằng mình không giàu có như họ tưởng.

Vậy hãy quay lại câu chuyện ở quầy Bar, khi bạn mua 1 ly bia bằng thẻ tín dụng “credit” bạn và ngân hàng đã tạo ra 1 bản cam kết là bạn sẽ trả lại cho ngân hàng sau 30 đến 45 ngày kể từ ngày quẹt thẻ. Lời hứa của bạn là tài sản của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, nếu bạn phá vỡ cam kết thì tài sản trên hóa đơn đó mà ngân hàng đang có thật chất không đáng giá 1 xu về cơ bản nó đã biến mất.

Những người cho vay không muốn tài sản của họ biến mất và an phận với số nợ tái cơ cấu, nợ tái cơ cấu nghĩa là người cho vay được hoàn trả lại ít hơn hoặc được trả lại ở thời điểm lâu hơn hoặc với lãi suất thấp hơn thỏa thuận ban đầu.

Bằng cách nào đó khi hợp đồng bị phá vỡ, nợ cũng sẽ được giảm, người cho vay mong nhận được 1 khoản nhỏ còn hơn là không có gì. Thậm chí khi khoản nợ biến mất, nợ tái cơ cấu vẫn khiến thu nhập và giá trị tài sản biến mất nhanh hơn do đó các khoản nợ xấu trở nên tồi tệ.

Giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ cũng gây rắc rối và lạm phát.

Điều này ảnh hưởng lớn đến chính phủ vì thu nhập thấp, đồng nghĩa là ít việc làm, chính phủ sẽ thu ít thuế hơn. Chính phủ phải tăng chi tiêu vì thất nghiệp gia tăng, nhiều người thất nghiệp nên cần trợ cấp của chính phủ thêm vào đó chính phủ tạo ra kế hoạch kích thích nền kinh tế và gia tăng chi tiêu để bù đắp cho nền giảm sút của nền kinh tế. Thâm hụt ngân sách thường xảy ra nhiều trong quá trình tái thiết lập nền kinh tế vì họ chi ra nhiều hơn việc họ thu về từ thuế. Đây là những gì đang xảy ra mà gì bạn nghe được từ việc thâm hụt ngân sách.

Để bù lại lượng thâm hụt dữ trữ chính phủ phải:

+ Tăng thuế

+ Tăng vay tiền

Nhưng với việc giảm sút của nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thì ai là người cung cấp tiền cung cấp số tiền cần thiết đó. Đó chính là những người giàu có, trong khi chính phủ cần nhiều tiền hơn mà tiền đang nắm trong tay phần ít dân số này. Chính phủ sẽ có chính sách tăng thuế với người giàu để tạo điều kiện tái phân phối của cải trong nền kinh tế và xã hội chuyển từ người giàu chia cho người nghèo.

Người nghèo đang chịu đựng bắt đầu bức xúc với người giàu, người giàu thì bị chèn ép bởi nền kinh tế yếu kém, giá trị tài sản giảm sút, thuế tăng cao, người giàu cũng bắt đầu bức xúc với người nghèo.

Nếu cuộc khủng hoản cứ tiếp diễn những rối loạn xã hội có thể xảy ra, không chỉ làm tăng căng thẳng trong nước mà còn ngoài nước đặc biệt là nước cho vay và nước đi vay.

Tình hình này còn thậm chí dẫn đến thay đổi chính trị, và đôi khi rất cực đoan.

Trong những năm 1930 điều này dẫn đến việc Hitler lên nắm quyền chiến tranh ở châu âu và tình hình nghiêm trọng ở Hoa Kỳ.

Áp lực lên hành động để kết thúc khủng hoãn tăng lên. Hầu hết thứ mọi người nghĩ là tiền thực chất chỉ là tín dụng, do đó khi tín dụng biến mất người ta cũng chẵn có tiền. Mọi người tuyệt vọng với tiền bạc và bạn có thể nhớ ai có thể in thêm tiền mới đó chính là ngân hàng nhà nước, khi hạ lãi suất về 0% hoặc âm 1 thời gian ngắn kích thích thì ngân hàng bắt buộc phải tin thêm tiền mới. Không giống như việc cắt giảm chi tiêu, giảm nợ và phân bố lại của cải, in tiền gây lạm phát và kích cầu.

Chắc chắn ngân hàng nhà nước “ngân hàng trung ương” in thêm tiền mới chẵn bằng thứ gì khác và dùng nó để mua các tài sản tài chính, trái phiếu chính phủ điều này đã xảy ra ở Hoa Kỳ những năm đại suy thoái 1930 và lặp lại vào năm 2008. Năm 2008 đến 2011 Cục dữ trữ liên Ban hoa kỳ đã in thêm 2000 tỷ đô thông qua các gói nới lỏng định lượng QE. Các ngân hàng khác trên Thế Giới cũng đã in quá nhiều tiền. Bằng cách mua tài sản tài chính với số tiền đó, giúp đẩy giá tài sản làm cho mọi người có tín dụng tin cậy nhiều tuy nhiên điều này chỉ giúp những người sở hữu tài sản tài chính.

Bạn thấy đó Ngân hàng trung ương có thể in tiền nhưng chỉ có thể mua tài sản tài chính, Chính phủ mặc khác có thể mua hàng hóa, dịch vụ và nạp tiền vào tay người dân nhưng lại không thể tin thêm tiền.

Do đó để kích thích nền kinh tế 2 cơ quan này phải cùng nhau hợp tác, bằng cách mua trái phiếu chính phủ, về cơ bản ngân hàng nhà nước đã cho chính phủ vay tiền, giúp chính phủ xoay sở thâm hụt ngân sách và gia tăng chi tiêu bằng hàng hóa và dịch vụ thông qua các chương trình kích cầu và trợ cấp thất nghiệp. Điều này giúp tăng thu nhập của người dân, cũng như nợ của chính phủ. Tuy nhiên nó sẽ giảm tổng nợ xấu cho nền kinh tế, đây là thời điểm đầy rủi ro.

Các nhà hoạch định chính sách cần cân bằng 4 chiều hướng để các khoản nợ xấu giảm xuống:

Giảm phát cần cân bằng lạm phát để duy trì sự ổn định. Nếu cân bằng đúng đắn chúng ta sẽ có cuộc tái thiết hoàn hảo. Bạn thấy đấy một sự tái thiết có thể thất bại hay thành công, làm thế nào để có 1 cuộc tái thiết thành công.  Mặc dù cuộc tái thiết là một tình thế khó khăn, là việc giải quyết khó khăn bằng cách tích cực nhất mới gọi là hoàn hảo.

Tốn hơn nhiều so với khoản nợ chồng chất, mất cân bằng của giai đoạn đòn bẫy, trong cuộc tái thiết hoàn hảo ấy các khoản nợ hạ xuống so với thu nhập, tăng trưởng kinh tế trở nên tích cực và lạm phát không phải là vấn đề nó đạt được sự cân bằng hợp lý. Sự cân bằng hợp lý yêu cầu sự kết hợp nhất định từ việc cắt giảm chi tiêu, giảm nợ, phân bổ lại cơ cấu tài sản và in thêm tiền mới. Để sự ổn định kinh tế và xã hội được duy trì.

Nếu in thêm tiền sẽ làm gia tăng lạm phát, điều này sẽ không xảy ra khi lượng tiền in ra đủ bù vào sự tụt giảm tín dụng. Hãy nhớ kỹ rằng chi tiêu dẫn dắt nền kinh tế, 1 đồng usd được chi tiêu bằng tiền mặt có ảnh hưởng trên giá như 1 đô la của chi tiết bằng tín dụng. Bằng cách in thêm tiền mới ngân hàng nhà nước có thể bù đắp sự biến mất của tín dụng với lượng tiền được tăng lên.

Để thay đổi mọi thứ xung quanh, ngân hàng nhà nước không những cần làm tăng thu nhập mà cần tăng tỷ lệ, tăng thu nhập cao hơn so với lãi suất trên nợ đã được tích lũy

Về cơ bản tăng trưởng thu nhập cần tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng nợ.

Ví dụ:

Một quốc gia cần trải qua cuộc tái thiết kinh tế để có tỷ lệ nợ so với thu nhập là 1-1

Điều này có nghĩa là số nợ đó bằng lượng tài sản quốc gia đó làm ra trong vòng 1 năm.

Bây giờ tạm xét lãi suất / khoản nợ đó là 2%/1 năm vì lý do lãi suất, và thu nhập chỉ tăng 1% thì không bao giờ có chuyện giảm được gánh nặng nợ nần. Vậy giải pháp cần phải in thêm tiền mới để đảm bảo được yêu cầu tăng thu nhập cao hơn tăng lãi suất tuy nhiên việc in thêm tiền dễ bị lạm dụng vì nó được thực hiện quá dễ và mọi người thường thích làm vậy.

Điều quan trọng là không in quá nhiều tiền và không gây ra lạm phát cao, theo cách mà Nước Đức đã làm trong qua trình tái thiết những năm 1920. Nếu nhà hoạch định chính sách đạt được sự cân bằng hợp lý cuộc tái thiết không cần diễn ra quá nhanh chóng. Tăng trưởng chậm nhưng nợ xấu đi xuống đây là sự tái thiết chắc chắn.

Khi thu nhập bắt đầu tăng lên, người cho vay có độ tin cậy tín dụng cao hơn, khi này người cho vay bắt đầu cho vay tiền trở lại, khoản nợ xấu cuối cùng bắt đầu tụt giảm, có thể được vay người vay sẽ có thể chi tiêu nhiều hơn nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng chở lại dẫn đến giai đoạn phục hồi của chu kỳ nợ dài hạn. Tuy vậy quá trình tái thiết có thể trở nên tồi tệ nếu được thực hiện không đúng cách, nếu được thực hiện tốt nó sẽ khắc phục được vấn đề. Sẽ mất khoản 1 thập kỷ hoặc hơn cho nợ xấu tụt giảm và nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường. Do đó ta có cụm từ thập kỷ mất mát

Nói tóm lại nền kinh tế sẽ phức tạp hơn các hình mẫu đề ra, nhưng việc ghép các chu kỳ nợ ngắn hạn, chu kỳ nợ dài hạn và sau đó đặt cả hai lên chu kỳ tăng trưởng năng suất cho ta biểu đồ khá tốt phản chiếu những điều chúng ta đã, đang và có lẻ trải qua vì vậy tóm lại có 3 quy tắc cơ bản mà tôi muốn bạn rút ra từ đó:

  1. Đừng để nợ xấu tăng nhanh hơn thu nhập bởi vì khoản nợ sau cũng sẽ đè bẹp bạn.
  2. Đừng để thu nhập tăng nhanh hơn năng suất bởi khi đó bạn sẽ khó mua được cái mình cần hơn – bạn sẽ kém cạnh tranh hơn.
  3. Làm tất cả những gì bạn có thể để nâng cao năng suất của bạn bởi vì đó là điều quan trọng nhất trong dài hạn.

Đây là 3 lời khuyên đơn giản giành cho bạn và cho các nhà hoạch định chính sách, Các bạn sẽ ngạc nhiên là hầu hết tất cả mọi người kể cả các nhà hoạch định chính sách kinh tế cũng ít chú ý đến nó. Mô hình này giúp ích cho tôi trong quá trình đầu tư tài chính, tôi hy vọng nó giúp ích được cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *