Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Nghệ thuật đàm phán

Nghệ thuật đàm phán

Đàm phán và thương lượng luôn là một đề tài hấp dẫn nhưng cũng gây nên rất nhiều vấn đề với mọi người. Trong đàm phán, bạn không thể chỉ đứng trên lập trường và lợi ích của mình mà còn phải nhìn từ phía đối tác để có thể tạo nên một cuộc đàm phán thành công mà các bên cùng có lợi. Đó chính là quan điểm của nghệ thuật đàm phán hiện đại.

Nghệ thuật đàm phán là gì?

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh là một loại hình vô cùng phức tạp và tốn nhiều tâm huyết của các nhà lãnh đạo. Nghệ thuật này được kết hợp từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: Tâm lý, cảm xúc, độ nhạy cảm, khả năng giao tiếp, khả năng vận dụng linh hoạt, sự sắc bén, kinh nghiệm thương trường và khả năng liều lĩnh.

Có thể định nghĩa một cách đơn giản như sau: “Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc và thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh”.

(Trích sách: Giao dịch và đàm phán kinh doanh, NXB Thống kê).

Trong hoạt động kinh doanh, các bên thường có sự khác nhau về quyền lợi, chính kiến, nghiêm trọng hơn là sự bất đồng về ngôn ngữ, luật pháp hay tư duy. Những quan điểm trái chiều khi giao dịch kinh tế này dẫn đến các xung đột. Muốn giải quyết xung đột ấy, các bên phải trao đổi ý kiến và quan điểm với nhau. Quá trình trao đổi trong quan hệ mua bán được gọi là đàm phán trong kinh doanh.

Vai trò của nghệ thuật đàm phán là gì?

Đàm phán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể đạt được và thỏa mãn những yêu cầu của mình khi tham gia đàm phán, thương lượng. Quá trình này cũng giúp hạn chế những tác động và hậu quả của các bên tham gia hoạt động kinh doanh. Thông qua đàm phán có thể xóa bỏ sự khác biệt, bất đồng quan điểm giữa các bên nhằm thống nhất, đạt được tiếng nói chung.

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh:

Hãy là “Đầu tàu”

Nghệ thuật đàm phán đóng vai trò then chốt đến sự thành bại của rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Là một nhà đàm phán giỏi bạn không chỉ phải học cách giao tiếp, trau dồi các kỹ năng ứng biến mà còn cần có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng. Mong rằng với các kỹ năng đàm phán trên, nhà quản lý công ty, doanh nghiệp sẽ có thêm những chiến lược kinh doanh hiệu quả, gặt hái thành công cho đơn vị mình.

Các nhà đàm phán cần phải hiểu nếu đã bắt tay với đối phương, thực hiện quan điểm mọi người cùng thắng thì cả hai bên đều phải nỗ lực cho để đạt được mục tiêu cuối cùng. So sánh ẩn dụ bạn và đối phương cùng ngồi trên một con thuyền, nếu bạn không biết cách chèo lái thuyền theo hướng ban đầu thì rất có thể bạn chỉ là người “chạy theo”. Trong cuộc đàm phán các CEO cần làm chủ cuộc trò chuyện, hướng đối phương theo mong muốn và mục tiêu của mình. Và để làm được điều này nhà đàm phán cần có kinh nghiệm, kỹ năng cũng như năng lực nhất định.

Kiểm soát cảm xúc hiệu quả

Việc kiểm soát cảm xúc rất quan trọng để thành công trong mọi lĩnh vực. Là yếu tố đầu tiên đóng góp vào thành công  trong cách đàm phán và thương lượng với khách hàng, đối tác.

Một buổi đàm phán thường diễn ra trong không khí căng thẳng, cả hai bên đều trong tư thế sẵn sàng chiến đấu giành phần hơn về mình. Kẻ chiến thắng cuối cùng không hẳn là kẻ mạnh mà chính là người có thể kiên trì chờ đợi đối phương lộ ra sơ hở. Dù không mấy hài lòng với kết quả đàm phán hay cách đàm phán từ đối phương, bạn cũng không nên tỏ thái độ. Điều này chỉ khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Một trong những kỹ năng đàm phán hiệu quả chính là khả năng nắm bắt tâm lý và mục tiêu của đối phương. Sự nhạy bén trong tư duy, suy luận này sẽ giúp các vị lãnh đạo tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của đối phương, từ đó tìm ra mục đích mà đối phương mong muốn. Trong một cuộc đàm phán, đối phương đôi khi có thể và không thể nhượng bộ một số điều khoản. Nếu nắm bắt được suy nghĩ của đối phương, nhà kinh doanh có thể đưa ra các chiến lược và phương án tác chiến phù hợp nhằm giành được thế mạnh.

Lắng nghe quan điểm, quan sát cử chỉ, lời nói và cảm xúc của đối phương để tìm ra được sơ hở. Thay vì dành phần lớn thời gian thể hiện ưu điểm của mình, các nhà đàm phán lành nghề lại ngồi yên lắng nghe và cuối cùng là đi đến thỏa hiện sao cho lợi ích của mình ở mức tốt nhất. Đây chính là năng lực của người sở hữu nghệ thuật đàm phán tốt.

Thương trường không phải chiến trường

Ngày nay, khái niệm “hợp tác-thân thiện-cùng phát triển” ngày càng trở nên phổ biến. Thời buổi các nước các nền kinh tế trên thế giới không ngừng mở cửa, kêu gọi hợp tác, các nhà đàm phán cũng cần hưởng ứng xu thế này. Trong kinh doanh hiện đại thương trường không còn là chiến trường nơi cá lớn nuốt cá bé hay mạnh ai người đấy sống nữa. Không có hợp tác tất cả các doanh nghiệp dù có lớn mạnh đến đâu cũng sẽ bị cô lập.

Nghệ thuật đàm phán đóng vai trò then chốt đến sự thành bại của rất nhiều công ty, doanh nghiệp. Là một nhà đàm phán giỏi bạn không chỉ phải học cách giao tiếp, trau dồi các kỹ năng ứng biến mà còn cần có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm sâu rộng. Mong rằng với các kỹ năng đàm phán trên, nhà quản lý công ty, doanh nghiệp sẽ có thêm những chiến lược kinh doanh hiệu quả, gặt hái thành công cho đơn vị mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *