Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Những chiến dịch marketing thảm họa

Những chiến dịch marketing thảm họa

  1. Chiến dịch ra mắt sản phẩm của Pepsi

Bắt nguồn từ nội dung đoạn quảng cáo của chiến dịch quảng bá toàn cầu “Live for Now”: câu chuyện của những người đi biểu tình với khẩu ngữ “Join the conversation”. Giữa tâm điểm cuộc biểu tình, nữ ngôi sao Kendall Jenner xuất hiện và đưa cho cảnh sát lon pepsi. Điều này đã gây nên tranh cãi vô cùng lớn cho rằng Pepsi đã can thiệp vào vấn đề chính trị.

Về phía pepsi, thương hiệu đã khẩn trương đưa ra xin lỗi và giải thích rằng quảng cáo có ý nghĩa nhắm đến sự buông bỏ cũng như hành động đam mê bất chấp mọi thứ chứ không hề có ý định nhắm đến chính trị.

  1. Chiến dịch marketing của Dove

Chiến dịch quảng bá sản phẩm đã được diễn ra trên facebook, trong video quảng bá, người mẫu quảng cáo là một người phụ nữ da đen mặc một chiếc áo giống với màu da của mình, sau đó cởi bỏ chiếc áo đồng thời là lớp da đen của mình đi để biến thành da trắng.

Chiến dịch marketing này đã tạo ra một làn sóng phản đối vô cùng lớn do hàm ý phân biệt chủng tộc được sử dụng trong video. Tuy đã nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi với các khách hàng, thương hiệu cũng đã để lại ấn tượng không hề tốt.

  1. Sự thất bại trong chiến lược marketing của Bphone

Thương hiệu BKAV vốn nổi tiếng với phần mềm diệt virus đã có từ năm 2001, chính vì thế khi tuyên bố sản xuất điện thoại smartphone đã gây được sự chú ý của truyền thông.

Tuy nhiên, CEO Nguyễn Tử Quảng đã sai lầm khi mang chiếc BPhone liên tục so sánh với iPhone của Apple – một thương hiệu điện thoại toàn cầu, nổi tiếng về mặt thương hiệu và công nghệ hàng đầu thế giới. Sai lầm thứ hai tiếp theo việc truyền thông là khi chiếc Bphone ra mắt thị trường, các tính năng bình thường của nó không thể được xếp ngang hàng so sánh với Iphone nhưng mức giá ngang hàng khiến nhiều người thất vọng.

  1. Sai lầm của Domino Pizza

Chuỗi nhượng quyền Domino tại Nga đã có bước đi sai lầm khi triển khai chiến dịch Dominos Forever. Cụ thể, chiến dịch tặng 100 cái pizza miễn phí mỗi năm trong 100 năm cho khách hàng nào xăm hình logo thương hiệu.

Sau hơn trăm bài post tràn ngập hình xăm logo trên các trang mạng xã hội, Domino bắt đầu hạn hẹp kinh phí và giới hạn thành 350 người với các quy định về kích cỡ hình xăm. Chiến dịch này đã gây tổn thất nặng nề cho Domino và thất vọng lớn với khách hàng.

Những chiến dịch Marketing “đi vào lòng đất” của những thương hiệu nổi tiếng. Ảnh 3.

Ảnh: Instagram.

  1. Chiến dịch marketing thất bại của Facebook

Sai lầm bắt nguồn từ đoạn video 360 độ “Chiến du lịch ma thuật” của Mark Zuckerberg. Đoạn video chủ yếu thể hiện thiệt hại ở Puerto Rico dưới dạng video kỹ thuật số mới nhất. Tuy nhiên, đoạn video nhanh chóng bị cho là vô nhân đạo khi lợi dụng các tổn thất, hậu quả do thiên tai gây ra để quảng bá cho ứng dụng ảo.

  1. Phúc Long với chiến dịch “Sống xanh”

Nắm bắt trào lưu sống xanh, chuỗi thương hiệu trà và cà phê Phúc Long đã thực hiện chiến lược phân loại rác thành mười nhóm nhỏ tại hai cửa hàng trong hệ thống. Chiến lược đã gây tác dụng ngược khi bên trên thùng rác ghi rất rõ các ô, còn bên dưới thực chất chỉ có một chiếc túi đựng cho các loại rác. Sự việc đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và đã tạo nên một làn sóng tẩy chay lớn đối với thương hiệu này.

  1. Chiến dịch quảng bá sản phẩm mới của Estee Lauder

Estee Lauder New Zealand đã cho trình làng dòng phấn nền Double Wear Nude Water Fresh Makeup SPF 25 với 30 sắc thái nền. Tuy nhiên, điều gây ra tranh cãi là hơn nửa số sản phẩm lại có tông màu nhạt và sáng, để lại chỉ một vài lựa chọn cho những màu nền tối.

  1. Chiến dịch quảng bá của Heineken

Hầu hết những chiến dịch thất bại đều đề cập đến những yếu tố phân biệt chủng tộc, và Heineken cũng rơi vào trường hợp tương tự. Trong video, một chàng bartender đang truyền đi chai Heineken lần lượt qua ba diễn viên gốc Phi được quay rõ nét, những cảnh trượt chai bia qua những diễn viên còn lại đều được làm mờ, đích đến cuối cùng là một diễn viên nữ có màu da sáng với tagline “Sometime Lighter is better”.

  1. Sai lầm của KFC

Vào năm 2009, thương hiệu KFC tại Mỹ đã quảng bá sản phẩm của mình bằng cách đưa ra lời hứa tặng phiếu mua hàng cho hai miếng gà nướng, hai món ăn kèm và một chiếc bánh quy với bất kỳ ai xem “The Oprah Winfrey Show”. Tuy nhiên, số lượng khách hàng đủ điều kiện nhận phiếu ưu đãi lại lên đến hàng triệu, dẫn đến KFC không thể đáp ứng được. Cuối cùng, KFC phải ra tòa và tốn đến 1,575 triệu đô la để giải quyết.

Trên đây là những nước đi sai lầm trong các chiến dịch Marketing của các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Đây chính là bài học đáng nhớ cho các Marketer và các thương hiệu khi làm bất kỳ chiến lược quảng bá sản phẩm nào. Điều cần thiết trước khi thực hiện chiến dịch, cần quan tâm đến các yếu tố vi mô và vĩ mô như kinh tế, chính trị, xã hội… nhất là đối với những chiến dịch marketing toàn cầu để có thể truyền đi thông điệp phù hợp và tạo ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *