Mẫu phương án kinh doanh sơ bộ bệnh viện

Phương án kinh doanh sơ bộ cho bệnh viện là như thế nào?. Việc xác định cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự và nguồn lực tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả. Một chiến lược kinh doanh chặt chẽ cùng với quản lý tài chính thông minh sẽ giúp bệnh viện đạt được mục tiêu phục vụ cộng đồng một cách tối ưu. Dưới đây là mẫu phương án kinh doanh sơ bộ bệnh viện mà Kehoachviet.com đã thực hiện!

I. Tổng quan thị trường

Việt Nam là thị trường tiềm năng để phát triển lĩnh vực y tế vì các lý do sau:

  • Dân số đông.
  • Kinh tế đang phát triển nhanh.
  • Tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Việt Nam có thu nhập cao. Yêu cầu của họ đối với dịch vụ y tế rất cao là điều mà hệ thống y tế Việt Nam chưa đáp ứng được.
  • Nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản của người dân thì hệ thống y tế của Việt Nam vẫn đang bị quá tải.

1. Dân số đông và kinh tế phát triển nhanh

Theo thống kê dân số thế giới năm 2019 Việt Nam có 97 triệu dân xếp thứ 15 trong các quốc gia đông dân nhất thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2015 đến nay đều tăng trưởng trên 6%. Và kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong các năm tiếp theo.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến thu nhập của người dân. Được cải thiện và chi phí cho y tế đăng dần tăng cao. Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới cho thấy, dư địa phát triển của dịch vụ y tế tư nhân còn rất lớn. Nhất là trong bối cảnh tổng chi tiêu cho y tế đang chiếm đến 5.8% GDP.

2. Hệ thống y tế bị quá tải

Hệ thống y tế của Việt Nam đang bị quá tải trầm trọng. Đặc biệt là tại các bệnh viện tuyến cuối tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Nguyên nhân là do:

  • Tốc độ đô thị hóa nhanh. Người dân dồn về các thành phố lớn sinh sống. Làm cho dân số tăng nhanh trong khi tốc độ đầu tư xây dựng các bệnh viện mới lại rất chậm.
  • Người dân tại các khu vực nông thôn, các tỉnh thành lân cận cũng đổ về Hà Nội và TP.HCM khám chữa bệnh. Do tại đây có các bệnh viện chuyên khoa lớn. Có uy tín, đội ngũ y bác sĩ trình độ cao và máy móc thiết bị hiện đại.
  • Các bệnh viện nhỏ và bệnh viện địa phương không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân về chuyên môn.

Tại TP.HCM 8 bệnh viện hạt nhân bao gồm: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Ung bướu, thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.

Các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối của Hà Nội, TP HCM đều có công suất sử dụng giường bệnh trên 120%. Luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép.

3. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân không được đáp ứng đầy đủ

Các bệnh viện công luôn rơi vào tình trạng quá tải. Là nỗi ám ảnh của các bênh nhân. Cả về khám chữa bệnh và điều trị nội trú. Các bệnh viện tư, bệnh viện công tư, bệnh viện quốc tế tuy đã mọc lên nhiều. Nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân do thiếu đầu tư bài bản, trang thiết bị và trình độ khám chữa bệnh còn thấp.

Ngoài quá tải về hệ thống thì thái độ của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam. Nhìn chung không có được thiện cảm của bệnh nhân. Vì giao tiếp không tốt, tâm lý kẻ cả của các đơn vị công lập, nặng về xin cho và quan liêu.

4. Một năm người Việt chi khoảng 2 tỷ USD cho khám chữa bệnh ở nước ngoài

Nhìn chung dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đặc biệt là những người có điều kiện kinh tế. Họ cần chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn, dịch vụ tốt hơn. Một trong những lí do khiến hàng nghìn người Việt hàng năm vẫn chi ra 2 tỷ USD ra nước ngoài khám chữa bệnh. Là do các dịch vụ chăm sóc, thái độ của y bác sĩ còn hách dịch. Các dịch vụ đắt đỏ nhưng lại chất lượng còn kém.

Ngoài các dịch vụ y tế ở Singapore và Thái Lan. Người VN có điều kiện tài chính có xu hướng đi Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc và một số quốc gia khác để khám chữa bệnh. Do nhu cầu khám chữa bệnh không phải chờ đợi và dịch vụ chăm sóc người bệnh chu đáo ở nước ngoài.

5. Mô hình bệnh viện quốc tế, bệnh viện chất lượng cao

Nhìn chung hệ thống y tế Việt Nam chưa đáp ứng được các nhu cầu khám chữa bệnh của người dân từ tầng lớp bình dân đến thượng lưu.

Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài ra theo số liệu chưa đầy đủ từ Bộ Y tế, mỗi năm vẫn có khoảng 40,000 người Việt ra nước ngoài để khám chữa bệnh (KCB). Tiêu tốn khoảng hơn 2 tỷ USD. Dự báo những con số này có thể gia tăng hơn nữa khi chất lượng cuộc sống của người dân Việt ngày một nâng cao. Riêng TP.HCM hiện nay có khoảng 19% người dân có thu nhập cao. Trong khi đó, số lượng bệnh viện phục vụ cho phân khúc khách hàng này chỉ có chưa tới 5% .

Vì thế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của tầng lớp trung lưu và thượng lưu với yêu cầu dịch vụ khắt khe hơn. Một số mô hình bệnh viện quốc tề và bệnh viện chất lượng cao đã ra đời tại Việt Nam như:

  • Bệnh viện FV TP.HCM
  • Bệnh viện Vinmec Hà Nội
  • Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc
  • Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

II. Phân tích thị trường

1. Vị trí mở bệnh viện dự kiến

  • Dự kiến mở tại Khu vực Thạnh Mỹ Lợi Quận 2.
  • Đây là khu vực phát triển hạ tầng nhanh nhất tại Tp.HCM. Với rất nhiều dự án cao cấp, tập trung đông đối tượng dân cư giàu có bậc nhất TP.HCM.

=>> Từ đây có thể nhanh chóng đi sang khu vực trung tâm quận 1, quận 3 TP.HCM hoặc khu vực Phú Mỹ Hưng quận 7. Đều là các khu vực có đông dân cư thuộc tầng lớp trung lưu, thượng lưu, các chuyên gia nước ngoài.

2. Phân tích swot

Điểm mạnh Điểm yếu
  • Vị trí đắc địa
  • Thuận tiện tiếp cận nhiều khu vực dân cư cao cấp.
  • Bệnh viện mới. Thương hiệu sẽ không bằng các đơn vị lâu năm trong ngành.
  • Nhân lực chất lượng cao là thách thức lớn cho các bệnh viện mới mở khi nhân sự đều đổ dồn về các bệnh viện lớn.
Cơ hội Thách thức
  • Hệ thống y tế Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
  • Nhu cầu khám chữa bệnh của tầng lớp trung lưu, thượng lưu, các chuyên gia nước ngoài rất lớn. Khả năng chi trả cao nhưng nhu cầu lại chưa được đáp ứng.
  • Về mặt chuyên môn, kỹ thuật cao cũng khó sánh được với các bệnh viện chuyên khoa về kỹ thuật, thiết bị, và nhân lực chất lượng cao.
  • Đã có nhiều đơn vị tên tuổi trong ngành nên việc gia nhập thị trường cũng không dễ dàng. Nếu xét về chuyên môn thì có các bệnh viện chuyên khoa trong nước. Xét về đối tượng khách hàng mục tiêu thì đã có nhiều bệnh viện quốc tế tại Việt Nam.
  • Các bệnh viện công tuyến cuối của Việt Nam tuy bị quá tải nhưng lại được người dân lựa chọn. Vì thương hiệu và chất lượng khám chữa bệnh vẫn thuộc hàng đầu tại Việt Nam.
  • Về mặt kỹ thuật chuyên môn không thua kém nhiều so với kỹ thuật thế giới.
  • Nếu phục vụ tầng lớp trung lưu và cao cấp thì đòi hỏi phải tổ chức dịch vụ cực tốt.

Nhìn chung thị trường y tế Việt Nam có tiềm năng lớn. Nhưng chỉ có các đơn vị đầu tư bài bản mới thành công và phát triển lâu dài. Nếu đầu tư không đồng bộ về kỹ thuật, nhân lực, chuyên môn, thương hiệu sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Các vấn đề chiến lược đặt ra là qui mô thị trường có thực sự lớn như kỳ vọng. Miếng bánh thị phần khi chia ra có đủ hấp dẫn hay không là điều cần phải nghiên cứu, đánh giá tỉ mỉ.

III. Những vấn đề cần cân nhắc

Thương hiệu, các bệnh viện công tuy luôn trong tình trạng quá tải nhưng lại được người dân lựa chọn. Vì thương hiệu và chất lượng khám chữa bệnh vẫn thuộc hàng đầu tại Việt Nam. Chúng ta có thực sự tạo ra được sự khác biệt trên thị trường không?

Để đáp ứng được nhu cầu của phân khúc KCB chất lượng cao không đơn giản. Phải cần một hệ thống dịch vụ tích hợp, hiệu quả và khác biệt. Cùng chất lượng lâm sàng chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn ra thái độ ứng xử với người bệnh…

Vấn đề của nền y tế Việt Nam không phải là thiếu bệnh viện mà là thiếu bệnh viện chất lượng. Tất cả các quận huyện tại TP.HCM đều có các bệnh viện tuyến huyện, các tỉnh thành phố lân cận cũng không thiếu các bệnh viện lớn. Nhưng người dân vẫn đổ dồn về 8 bệnh viện lớn ở TP.HCM gây nên tình trạng quá tải. Do các bệnh viên vệ tinh thiếu cán bộ có năng lực, máy móc kỹ thuật không đồng bộ. Nên nếu muốn đầu tư bệnh viện tại Việt Nam thì phải tạo được sự khác biệt về chất lượng thì mới thành công được.

Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có một số BV đã và đang đáp ứng phân khúc trung lưu trở lên như: Bệnh viện FV 100% vốn nước ngoài, mang dịch vụ y tế tiêu chuẩn quốc tế vào Việt Nam. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho người dân Việt Nam, FV cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ các nước láng giềng như Cam-pu-chia, Lào và Myanmar. Hay chuyên biệt về Sản Nhi theo tiêu chuẩn Singapore phải kể đến BV Hạnh Phúc; BV Quốc tế City, chuỗi BV Vinmec (của Vingroup),…Và một thành viên mới đã bước vào “sân chơi” này đó là Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ(Hoàn Mỹ).

Thị trường y tế Việt Nam là mảnh đất màu mỡ vì thế tương lai gần sẽ có nhiều đối thủ nhập cuộc.

IV. Bệnh viện FV

Là mô hình bệnh viện dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 2003 và vẫn thành công đến nay. Hiện nay bệnh viện FV tiếp nhận 1.500 bệnh nhân mỗi ngày. Không chỉ khám chữa bệnh cho người Việt. FV cũng tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ Campuchia, Lào và Myanmar…

Bệnh viện FV có có 30 chuyên khoa. 9 phòng mổ và 220 giường bệnh nội trú. Quy tụ hơn 1.000 nhân viên. Trong đó có 130 bác sĩ Việt Nam và nước ngoài. Tổng số lượt bệnh nhân mỗi năm khoảng hơn 200.000 người. Trong đó 75% số bệnh nhân là người Việt. 25% là người nước ngoài.

V. Mở bệnh viện tại Việt Nam

1. Mô hình bệnh viện

  • Mô hình bệnh viện đa khoa quốc tế chất lượng cao phỏng theo mô hình bệnh viện FV.
  • Qui mô giường bệnh 300 giường.
  • Diện tích xây dựng tối thiểu: 15.000 m2 (diện tích sàn tối thiểu 50m2/giường theo qui định pháp luật Việt Nam)
  • Diện tích sàn dự kiến: 21.000 m2.

2. Các phòng, khoa dự kiến

  • Khoa cấp cứu
  • Khoa điều trị tích cực
  • Khoa xét nghiệm
  • Khoa chuẩn đoán hình ảnh
  • Khoa khám và điều trị ngoại trú
  • Khoa dược
  • Khoa sản
  • Khoa dưỡng nhi
  • Kho điều trị nội trú nhi
  • Khám đa khoa – điều trị ngoại trú
  • Điều trị nội trú khoa nội
  • Điều trị nội trú khoa sản
  • Điều trị nội trú khoa ngoại
  • Điều trị nội trú khoa tiết niệu
  • Điều trị nội trú khoa tim mạch
  • Khoa phẫu thuật
  • Điều trị nội trú khoa R-H-M
  • Điều trị nội trú khoa T-M-H
  • Điều trị nội trú khoa da liễu
  • ĐIều trị nội trú khoa mắt
  • Điều tri nội trú khoa tâm thần
  • Khoa lao phổi
  • Khoa lây nhiễm

3. Nhân sự dự kiến (Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

4. Tiến trình và thủ tục pháp lý

  • Xin cấp phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Lập dự án đầu tư
  • Xin cấp phép đầu tư
  • Lập kế hoạch kinh doanh
  • Triển khai xây dựng
  • Đầu tư máy móc thiết bị
  • Vận hành hoạt động

VI. Mẫu phương án kinh doanh sơ bộ bệnh viện

Phuong_an_kinh_doanh_benh_vien_so_bo

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn mẫu phương án kinh doanh sơ bộ bệnh viện mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm gần đây. Hy vọng những mẫu kế hoạch này sẽ hữu ích đối với bạn!

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH VIỆT

Văn phòng:  23 Đường số 7 Cityland Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hotline:        0902.962.768
Email:          contact@khv.vn

Để lại một bình luận