Home / Phát triển doanh nghiệp / Lập kế hoạch kinh doanh / Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả

Những người giàu luôn xem mỗi đồng tiền như những hạt giống để tạo thêm tiền. Đối với họ, mỗi hạt giống đó đều có thể phát triển thành cây đại thụ. Vì vậy, nếu bạn phung phí một hạt mầm thì cái cây sẽ không bao giờ có cơ hội để phát triển. Người giàu luôn quý trọng giá trị của từng đồng tiền  mà họ sử dụng. Bạn nên quản lý tiền bạc của mình như thế.

quan_ly_tai_chinh
Phương pháp quản lý tài chính

Vì vậy khi cầm tiền trong tay, việc đầu tiên không phải là tiêu nó vào việc gì mà hãy nghĩ đến việc quản lý số tiền này như thế nào. Số tiền này nên được chia thành 6 (cái lọ) đây là công thức quản lý tiền 6 cái lọ mà hầu hết các triệu phú,tỷ phú trên thế giới đều đang áp dụng

Phương pháp quản lý tiền Jars chỉ bằng 6 cái lọ là một công thức nổi tiếng khắp thế giới cả trăm năm nay mà những người thành công đều đã áp dụng. Họ còn truyền lại phương pháp đặc biệt này để giáo dục tư duy triệu phú cho thế hệ sau. Nếu bạn tuân thủ theo công thức này thì chắc chắn rằng tương lai tài chính của bạn sẽ phát triển hơn.

phuong_phap_quan_ly_tai_chinh_6_cai_lo
Phương pháp quản lý tài chính 6 cái lọ

 

  1. Nhu cầu thiết yếu – NEC: 55%

Quỹ NEC giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu hằng ngày của cuộc sống. Bạn dùng quỹ NEC để ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác.

Xin lưu ý: Nếu hiện tại quỹ NEC của bạn ở mức trên 80% thu nhập, bạn cần tăng cường thêm nguồn thu nhập hay cắt giảm chi phí để đạt được tự do tài chính.

  1. Tiết kiệm dài hạn – LTSS: 10%

Bạn cần quỹ LTS vì điều quan trọng không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu. Bạn sử dụng quỹ cho những mục tiêu lâu dài, thực hiện những ước mơ của bạn.

Xin lưu ý: quỹ này không phải là tiết kiệm tiền dành cho khi khó khăn.

  1. Giáo dục đào tạo – EDUC: 10%

Bạn cần quỹ EDUC để rèn luyện phát triển bản thân mỗi ngày. Đầu tư tốt nhất là đầu tư vào việc học; “kiến thức” của bạn càng lớn, bạn càng hấp dẫn được những thứ lớn, cho dù đó là tiền tài, danh vọng hay hạnh phúc. Bạn dùng quỹ EDUC để mua sách, đọc sách phát triển bản thân mỗi ngày; tham gia các khóa học, đào tạo, diễn thuyết; hay gặp gỡ, giao lưu để học hỏi từ những những người thành công.

  1. Hưởng thụ – PLAY: 10%

Quỹ PLAY để bạn chăm sóc cái tôi hưởng thụ của bản thân. Quỹ này giúp bạn thể hiện sự yêu quý bản thân; hưởng cảm giác của người thành công; làm những việc như người giàu và tăng cường khả năng đón nhận. Bạn sử dụng quỹ PLAY để làm những việc khiến cho bạn có cảm giác như người giàu: đến những nơi chưa từng đến, ăn những món chưa từng ăn. Mỗi tháng, vào ngày cuối cùng của tháng, bạn phải tiêu hết số tiền trong quỹ này.

  1. Cho đi – GIVE: 5%

Quỹ GIVE để giúp bạn thể hiện lòng biết ơn cuộc sống. Cuộc sống còn là chia sẻ, bạn cho đi để nhận lại nhiều hơn. Bạn dùng quỹ GIVE để làm từ thiện; giúp đỡ người thân; gia đình, bè bạn.

  1. Quỹ tự do tài chính – FFA: 10%

Tự do tài chính là khi bạn sống một cuộc sống như bạn mong muốn mà không nhất thiết phải làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. Bạn cần lập quỹ FFA để có tiền làm việc thay cho bạn. Bằng cách này, bạn đã tạo ra “con gà” đẻ trứng vàng để bạn sử dụng khi không còn làm việc. Bạn chỉ được dùng quỹ này để đầu tư và tạo ra thu nhập thụ động. Càng nhiều tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ càng ít phải làm việc hơn.

Làm sao để luyện tập phương pháp JARS?

– Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tính toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình.

– Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên.

-Không quan trọng là số tiền bạn chuyển bao nhiêu, quan trọng là thói quen hàng ngày, Thói quen quan trọng hơn số tiền.  Nếu trong tay bạn không hề có đồng tiền nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên, Khi bạn không có tiền để chia lúc đó bạn sẽ thấy sự đau khổ và bạn sẽ có động lực để kiếm tiền hơn.

Nguồn Học làm giàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *