Phương Pháp Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả

Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Lý do cần có chiến lược marketing

Marketing là cầu nối giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đến đúng đối tượng cần truyền thông và gây dựng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ trong tâm trí khách hàng.

Ở chợ, người bán hàng nào rao càng to thì càng thu hút sự chú ý của mọi người.

Cũng giống như doanh nghiệp, với sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường, việc quảng bá sản phẩm rầm rộ lại càng phải được coi trọng và càng cần có chiến lược rõ ràng.

Bạn có thể có sản phẩm lý tưởng, hoặc một dịch vụ tuyệt vời, nhưng chỉ khi thực hiện các hoạt động và chiến dịch marketing, sản phẩm và dịch vụ của bạn mới đến được đối tượng mục tiêu, giành thị phần trên thị trường.

Đồng thời, việc cân nhắc các kênh truyền thông – marketing phù hợp trong vô vàn sự lựa chọn ngày nay cũng là bài toán cần có cách giải hay cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup trong giai đoạn xây dựng nền tảng.

Phương pháp xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

I. Khách hàng mục tiêu

Bước đi đầu tiên để xây dựng chiến lược marketing chính là thấu hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn sẽ tập trung nhắm tới. Điều này đảm bảo mọi hoạt động marketing và mọi khoản đầu tư của doanh nghiệp sẽ đi đúng hướng.

Thông thường, doanh nghiệp sẽ thu thập các thông tin có liên quan về đối tượng khách hàng và thiết lập buyer persona (hay còn gọi là đặc tính/chân dung của khách hàng).

Để thiết lập persona, bạn cần liệt kê những đặc tính cần có của đối tượng khách hàng lý tưởng mà doanh nghiệp bạn đang khao khát tìm kiếm. Những đặc điểm mà bạn cần lưu tâm bao gồm:

  • Vị trí địa lý: Đối tượng khách hàng này đang sinh sống ở đâu?
  • Giới tính.
  • Sở thích của đối tượng khách hàng trọng tâm.
  • Trình độ học vấn.
  • Tình trạng nghề nghiệp.
  • Mức thu nhập.
  • Tình trạng hôn nhân.
  • Ngôn ngữ họ đang sử dụng.
  • Website đối tượng khách hàng của bạn thường xuyên truy cập.
  • Insight của khách hàng bạn đang tìm kiếm là gì?
  • Những yếu tố sẽ tác động, cản trở tới hành vi mua hàng của khách hàng là gì?

Việc thiết lập những đặc tính cơ bản (persona) của đối tượng khách hàng mục tiêu chỉ là một bước nhỏ trong việc xác định chi tiết các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng (demographic) nhằm phục vụ cho chiến lược marketing về sau.

Khi đã thấu hiểu những đặc tính của đối tượng khách hàng trọng tâm, đã đến lúc doanh nghiệp của bạn tiến hành bước tiếp theo trong hoạt động xây dựng chiến lược marketing.

Việc thiết lập buyer persona còn giúp doanh nghiệp xây dựng chính xác Customer Journey map – bản đồ hành trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả tương tác với khách hàng

II. Xác định kết quả và thiết lập KPI

Xác định mục tiêu:
  • Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Vì Digital Marketing là một mắt xích trong bức tranh toàn cảnh, chúng phải phù hợp với tầm nhìn chung.
  • Trả lời câu hỏi: Các mục tiêu lớn nào mà bạn muốn đạt được thông qua Digital Marketing? (ví dụ: bạn có muốn định vị công ty là một nhà cung cấp linh kiện máy tính trực tuyến ở châu Âu không?)
Thiết lập và đo lường KPI:
  • Thiết lập những KPI cụ thể bằng cách xác định các chỉ số mà bạn chịu trách nhiệm phải đạt được.
  • Khi thiết lập KPI cần chú ý tính thực tế, nên phân tích các chiến lược Digital Marketing trước đó để hiểu và dự đoán được mức tăng trưởng phù hợp với nguồn lực hiện tại, tránh đặt kỳ vọng quá cao.
  • Xác định các công cụ, phương pháp giúp đo lường các KPI. Ví dụ: sử dụng Google Analytics để đo lường sự chuyển đổi, dùng BuzzSumo để đánh giá sự thành công của chiến dịch Content Marketing,…
  • Trước khi bắt đầu lập kế hoạch KPI cho bản thân, hãy tìm ra các chỉ số mà CEO cho là quan trọng.

III. Khảo sát đối thủ cạnh tranh

Ngay cả khi bạn đang công phá thị trường ngách, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với một vài đối thủ trực tiếp ngang tầm.

Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Việc khảo sát chiến lược marketing từ chính các đối thủ cạnh tranh của bạn là một điều vô cùng quan trọng, giúp bạn hiểu rõ cách thức chinh phục khách hàng từ chính đối thủ, và đưa ra những chiến thuật đối đầu sao cho phù hợp.

Trong bước thực hiện này, bạn nên lưu tâm một số khía cạnh như:

  • Giải mã xem đối thủ đang áp dụng chiến lược gì, và có những chiến lược đối phó hiệu quả.
  • Hoặc tận dụng những cơ hội mà thị trường đang có để đối phó với những chiến thuật từ đối thủ cạnh tranh.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để tìm kiếm và xác định chiến lược marketing mà đối thủ cạnh tranh của mình đang áp dụng để tiếp thị khách hàng không chỉ trên nền tảng Digital. Từ đó, doanh nghiệp bạn tự mình xác định những chiến lược marketing có thể trực tiếp cạnh tranh và đối phó với đối thủ của mình một cách chính xác và phù hợp.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể đăng ký email trong các hoạt động marketing của đối thủ. Bạn có thể hình dung tổng quan chiến lược marketing mà doanh nghiệp đối thủ đang triển khai và thực hiện là gì qua những mail mà họ gửi về.

IV. Xác định kênh truyền thông

Hiên nay có rất nhiều những kênh truyền thông tiếp thị hiệu quả mà doanh nghiệp của bạn có thể chọn lựa, từ kênh quảng cáo truyền thống qua các phương tiện đại chúng như báo đài, radio, cho tới những kênh marketing kỹ thuật số hiện đại như SEO, SEM, Facebook Ads hay TikTok Ads.

Dù lựa chọn kênh truyền thông nào, bạn cũng phải xác định rõ chúng có phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu hay không, và có khả năng chuyển đổi từ leads thành khách hàng hay không.

Trong marketing, người ta phân các kênh truyền thông thành ba khu vực, gồm owned media (kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu), earned media (kênh truyền thông lan tỏa), và paid media (kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải bỏ tiền). Thường các doanh nghiệp sử dụng chiến thuật 2:1:1 để lựa chọn và đầu tư vào các kênh marketing phù hợp, cụ thể là:

  • 2 kênh truyền thông doanh nghiệp sở hữu (owned).
  • 1 kênh truyền thông lan tỏa (earned).
  • 1 kênh truyền thông trả tiền (paid).

V. Lập kế hoạch kinh doanh

Cần hiểu rằng, mọi kế hoạch không thể hoàn hảo ngay từ đầu. Không phải mọi giả định bạn đưa ra đều đúng. Và mặc dù đã cẩn thận xây dựng kế hoạch dựa trên một loạt các nỗ lực phân tích cụ thể, bạn vẫn không thể dự đoán chính xác cách phản ứng của khách hàng. Do đó, điều cần thiết là liên tục đo lường và giám sát hiệu quả của chiến lược Digital Marketing và thay đổi các yếu tố khi cần thiết.

Xây dựng Digital Marketing Calendar:
  • Hãy tạo timeline bằng Google Calendars, bạn có thể chia sẻ nó với các thành viên trong nhóm và cho phép họ chỉnh sửa khi cần thiết.
  • Làm nổi bật các chiến dịch chính sẽ được thực hiện và quảng bá trong cả năm để phân bổ khung thời gian hợp lý cho từng chiến dịch.
  • Tài liệu về các kênh Digital cần thiết để đảm bảo thành công cho mỗi chiến dịch.
Kiểm tra các chiến lược Marketing và xác định những thay đổi cần thiết:
  • Tạo một kế hoạch đo lường và giám sát (điều này cũng sẽ giúp bạn đo lường KPI).
  • Kiểm tra hiệu quả của các yếu tố riêng lẻ trong chiến lược Digital Marketing trong các khoảng thời gian liên tục.
  • Nếu có yếu tố nào đó làm cho chiến dịch không đạt mục tiêu đề ra, hãy thử từng yếu tố một và tìm ra nguyên nhân (ví dụ: thời gian đăng bài không hợp lý hoặc tagline chưa thu hút,…)
  • Kiểm tra các phân tích, khách hàng, phân bổ ngân sách và cân nhắc thử một cái gì đó mới.
  • Thiết lập các KPI rõ ràng và cụ thể cho các kế hoạch mới.

Để lại một bình luận