Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bình Phước 2006-2020

Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bình Phước 2006-2020

Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bình Phước 2006-2020

Chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Phước những năm trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 (năm 2004) đã có những kết quả đáng ghi nhận như : năm 2003 quy mô đàn gia cầm đạt cao nhất : 1.600.588 con; đặc biệt xuất hiện các trại nuôi gà công nghiệp quy mô nhỏ và vừa (5.000 – 10.000 con/trại), nhất là các trại nuôi gia công cho Công ty CP đã áp dụng kiểu chuồng và đổi mới phương thức nuôi với kỹ thuật tiến tiến, giảm chi phí lao động, tăng năng suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và chủ động kiểm soát vệ sinh thú y dịch tễ. Đây là mô hình chăn nuôi gia cầm trong nền kinh tế hàng hóa đang được khuyến khích phát triển.

Bên cạnh những kết quả của chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Phước đã đạt được, cũng bộc lộ khá nhiều tồn tại, yếu kém và phát sinh cần tập trung giải quyết khi khôi phục phát triển gia cầm sau dịch cúm gia cầm H5N1; đó là :

– Chăn nuôi gia cầm tự phát, nuôi ở hộ nhỏ lẻ, phân tán trong các nông hộ vẫn là hình thức phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong tổng đàn gia cầm. Phương thức chăn nuôi gia cầm quảng canh nên năng suất không cao, hiệu quả thấp và không ổn định; đồng thời rất khó kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh thú y cũng như không thể kiểm soát nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, năm 2004 – 2005 xảy ra dịch cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt hại khá lớn cho cả người nuôi và nền kinh tế của tỉnh.

– Từ bài học đắt giá rút ra từ dịch cúm gia cầm H5N1, cần nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về những tồn tại, yếu kém đối với người sản xuất cũng như ngành chăn nuôi – thú y,… ở các khâu như : chưa quy hoạch rõ những vùng có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia cầm sản xuất hàng hóa và lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, hệ thống chính sách để phát triển chăn nuôi gia cầm chưa đồng bộ, hệ thống quản lý ngành còn thiếu cả về nhân lực và trang thiết bị, tổ chức chỉ đạo phát triển sản xuất, hoạt động phòng chống dịch và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu.

– Cơ sở giết mổ, bảo quản gia cầm (bán công nghiệp hoặc công nghiệp) đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm và vệ sinh thú y – kiểm soát ô nhiễm môi trường,… chưa được hình thành, hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, thủ công,… không gắn kết theo hệ thống từ khâu nuôi đến thu mua – giết mổ – bảo quản+chế biến và tiêu thụ.

– Việc phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa gìn giữ bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng, tổ chức lại sản xuất và hình thành vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, đảm bảo gắn kết 4 khâu, tạo ra thực phẩm an toàn, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng là một đòi hỏi cấp thiết.

Từ các lý do kể trên, vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành nghiên cứu Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 – 2020. Kết quả quy hoạch sẽ là chiến lược, định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm toàn diện và bền vững nhằm luận cứ đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn, xác định những vùng chăn nuôi gia cầm sản xuất hàng hóa tập trung, phương án phát triển ngành chăn nuôi gia cầm có tính khả thi cao với giải pháp đồng bộ.

Nghiên cứu lập “Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 – 2020” do Sở Nông nghiệp-PTNT tỉnh Bình Phước chủ trì phối hợp với cơ quan tư vấn Lập dự án Á Châu thực hiện.

  1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2020

II.1. Định hướng phát triển :

– Phát huy tối đa các lợi thế phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Phát triển chăn nuôi gia cầm gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ, đồng thời với ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

– Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm (thịt, trứng gia cầm) có chất lượng cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong trong nội bộ tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là TP. Hồ Chí Minh và hướng đến xuất khẩu.

 

– Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ vốn xây dựng trang trại nuôi gia cầm tập trung, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở giết mổ chế biến thịt gia cầm, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc,… Đồng thời, tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám định sản phẩm về chăn nuôi gia cầm và thú y để các văn bản pháp luật và chính sách được thực thi có kết quả.

II.2. Mục tiêu :

II.2.1. Mục tiêu chung :

– Tạo ra bư­ớc đột phá mới về hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia cầm từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ.

– Nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm từ 8,64% năm 2005 lên 17 – 18% trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi vào năm 2010, 16 – 17% vào năm 2015 và 15 – 16% vào năm 2020.

– Chủ động kiểm soát và khống chế đ­ược dịch cúm gia cầm, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh khác gây ra, đảm bảo an toàn dịch tễ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia cầm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt nhất đàn gia cầm.

– Xây dựng các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung, sản xuất ra sản phẩm gia cầm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và về lâu dài sẽ hướng đến xuất khẩu.

– Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống gia cầm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm.

II.2.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. Mục tiêu ngắn hạn (2006  2010):

– Sắp xếp một bước hệ thống sản xuất gia cầm. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung hàng hóa (công nghiệp và bán công nghiệp), thực hiện đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất chăn nuôi gia cầm. Tiến hành di dời các trại chăn nuôi và lò mổ gia cầm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ra khỏi khu dân cư.

– Kiểm soát và khống chế đ­ược dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người. Hoàn thiện mạng lưới thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng – giết mổ – chế biến – bảo quản – phân phối – tiêu thụ – bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt đàn gia cầm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

– Khôi phục sản xuất chăn nuôi gia cầm để đạt giá trị sản xuất gia cầm tương đương năm 2003. Đến năm 2010 đạt chỉ tiêu số l­ượng và sản phẩm gia cầm cụ thể nh­ư sau (trong đó coi trọng phát triển chăn nuôi gà, hạn chế phát triển thủy cầm ) :

  • Tổng đàn gia cầm khoảng: 2,0 triệu con.
  • Tổng khối l­ượng thịt gia cầm: 5.300 tấn.
  • Tổng sản l­­ượng trứng: 17,6 triệu quả.

– Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo hướng trang trại, gia trại chiếm trên 60%; trong đó, đàn gia cầm nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 50% tổng đàn, sản lượng thịt gia cầm chiếm 65% tổng sản lượng và trứng gia cầm chiếm trên 47%.

  1. Mục tiêu dài hạn đến năm 2015 và năm 2020:

– Năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo hướng trang trại, gia trại chiếm trên 80%; trong đó, đàn gia cầm nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp chiếm trên 70% tổng đàn, sản lượng thịt gia cầm chiếm 84% tổng sản lượng và trứng gia cầm chiếm 53%. Đạt chỉ tiêu số l­ượng và sản phẩm gia cầm cụ thể nh­ư sau:

  • Tổng đàn gia cầm khoảng: 2,4 triệu con.
  • Tổng khối l­ượng thịt gia cầm: 8.300 tấn.
  • Tổng sản l­­ượng trứng: 17,4 triệu quả.

– Đến năm 2020: Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm hàng hóa theo hướng trang trại, gia trại chiếm 94%. Chăn nuôi nhỏ lẻ ở nông hộ chỉ còn chiếm tỷ trọng 12%, đàn gia cầm nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 88% tổng đàn, sản lượng thịt gia cầm chiếm 95% tổng sản lượng và trứng gia cầm chiếm trên 82%. Chỉ tiêu về số l­ượng và sản phẩm gia cầm nh­ư sau:

  • Tổng đàn gia cầm khoảng: 2,8 triệu con.
  • Tổng khối l­ượng thịt gia cầm: 13.000 tấn.
  • Tổng sản l­­ượng trứng: 17,3 triệu quả.

III. QUY HOẠCH CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ  GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN  2006 – 2020

Trong nền kinh tế thị trường, muốn phát triển sản xuất nói chung và sản xuất chăn nuôi nói riêng, không thể sản xuất theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, phải chủ động tổ chức sản xuất tập trung với quy mô lớn để tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường, ổn định cả về số lượng và thời gian cung cấp với chất lượng tốt và đạt tiêu chuẩn theo từng loại sản phẩm; đồng thời sản phẩm sản xuất có giá thành hợp lý, sức cạnh tranh cao và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo tránh gây ô nhiễm môi trường. Do đó, cần quy hoạch xác định các vùng chăn nuôi gia cầm tập trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *