Home / Thông tin dự án / Dự án đầu tư / Quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước

Quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước

Quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước

Để tiếp tục phát huy các thành tựu của ngành điều đã đạt được, cũng như tiếp tục khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; đồng thời khắc phục các tồn tại – hạn chế  phát sinh nhằm phát triển ngành điều bền vững trong nền kinh tế thị trường, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số: 1381/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 08 năm 2006 về việc phê duyệt đề cương và dự toán “Quy hoạch ngành Điều tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2006 – 2020”. Cụ thể từng nội dung như sau:

  • Xem xét đánh giá thực trạng sản xuất và chế biến điều trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở định hướng phát triển sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây điều, quy hoạch thành khu chế biến, sản xuất trên cơ sở phù hợp với diện tích sản xuất điều đã được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị cao về kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Định hướng phát triển theo hướng vừa tập trung vừa phân tán, tận thu toàn bộ các sản phẩm từ cây điều để chế biến thành các sản phẩm có giá trị, nâng cao thu nhập cho người trồng điều, bảo vệ môi trường.
  • Xây dựng vùng sản xuất điều tập trung và phân tán nhằm đảm bảo cung cấp đủ và ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cung cấp cho các Nhà máy chế biến hạt điều đóng trên địa bàn tỉnh; xây dựng phương án sản xuất mang lại hiệu quả cao cho người trồng điều; nghiên cứu và đưa ra mô hình trồng cây điều tại các mốc thời gian.

Lập dự án Á Châu tự hào là đơn vị lập Quy hoạch ngành Điều tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2006 – 2020 được duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức điều hành phát triển điều cũng như các địa phương và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu điều coi đây làm căn cứ lập quy hoạch phát triển dự án đầu tư và chương trình kế hoạch thực hiện giai đoạn 2006 –  2020.

I. Quan điểm và định hướng phát triển.

  • Xác định vùng sản xuất điều tập trung nhằm đảm bảo cung cấp đủ và ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cao cung cấp cho các nhà máy chế biến hạt điều đóng trên địa bàn tỉnh. Nhằm tạo tiền đề cho các dự án đầu tư về giống, cải tạo vườn điều đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân trồng điều trong tỉnh.
  • Xây dựng phương án sản xuất tiên tiến nhằm mang lại hiệu quả cao cho người dân trồng điều trong vùng quy hoạch.
  • Xem cây điều là cây công nghiệp chứ không phải là cây lâm nghiệp. Nên việc trồng trên đất lâm nghiệp không khả thi.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công phương án sản xuất, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.
  • Phát triển ngành điều bền vững, trên cơ sở phát huy đầy đủ hiệu quả mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất – thu mua – chế biến và tiêu thụ.
  • Phát triển công nghiệp chế biến điều theo hướng công nghiệp hiện đại với bước đi phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến đồng thời với nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường xuất khẩu nhân điều và tiêu thụ trong nước.

II. Mục tiêu:

II.1. Mục tiêu chung.

  • Tạo bước đột phá về sản xuất – thu mua – chế biến và tiêu thụ; nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất điều từ 23% năm 2006 lên khoảng 33% trong tổng giá  trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010.
  • Chủ động kiểm soát sản lượng, chất lượng khắc phục tình trạng gian lận thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường trong và ngoài nước;
  • Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý (thấp), có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Khai thác triệt để các lợi thế đất đai, lao động, giống để nâng cao, giữ vững tốc độ phát triển ngành điều.
  • Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích : kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước.
  • Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng trồng điều tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
  • Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Huy động nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, giống và quy trình canh tác.

II.2. Mục tiêu cụ thể.

1. Mục tiêu ngắn hạn (2007-2010).

  • Về sản xuất (chi tiết phụ lục 16).
    • Giảm diện tích từ 171.723 ha năm 2007 xuống còn 165.092 ha (giảm 6.631 ha) vào năm 2010.
    • Năng suất điều tăng từ 1,28 tấn/ha năm 2007 lên 1,53 tấn/ha năm 2010.
    • Sản lượng hạt điều tăng từ 153.602 tấn năm 2007 lên 240.852 tấn vào năm 2010.
  • Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
  • Giá trị sản xuất điều tăng từ 23% (306 triệu đồng) năm 2006 lên khoảng 33% (1.445 tỷ đồng) trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010.

2. Mục tiêu dài hạn đến năm 2015 và năm 2020.

  • Năm 2015:
  • Về sản xuất.
    • Diện tích tổng số: 149.012 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là: 136.786 ha.
    • Năng suất điều trung bình đạt: 1,88 tấn/ha.
    • Sản lượng hạt điều đạt: 257.312 tấn.
  • Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
  • Giá trị sản xuất điều đạt: 544 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994). Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 260 triệu USD.
  • Năm 2020:
  • Về sản xuất.
    • Diện tích tổng số: 137.700 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là: 130.817 ha.
    • Năng suất điều trung bình đạt: 2,21 tấn/ha. Đối với vùng năng suất cao đạt 2,55 tấn/ha.
    • Sản lượng hạt điều đạt: 288.764 tấn.
  • Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
  • Giá trị sản xuất điều đạt: 1.733 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994). Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 292 triệu USD.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU.

Để quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước triển khai tốt theo các mục tiêu đề ra, khâu tổ chức thực hiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quy hoạch. Đặc biệt, phát triển ngành điều không chỉ là công việc riêng của ngành Nông nghiệp, mà còn liên quan đến nhiều ngành (thương mại, Công nghiệp, tài nguyên – môi trường,…) nên việc triển khai thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ mới đạt được hiệu quả. Cơ quan tư vấn xin đề nghị như sau:

  • UBND tỉnh: UBND tỉnh cần ra các quyết định và cụ thể hóa các chính sách để thực hiện quy hoạch sản xuất điều, điều kiện chế biến và buôn bán tiêu thụ sản phẩm.
  • Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch ngành điều: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch ngành điều. Sở Nông nghiệp-PTNT làm chủ quản, kết hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Công thương, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài chính, Sở Khoa học – Công nghệ, cùng các phó chủ tịch các huyện – thị là thành viên. Đặc biệt, khi có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, Ban này sẽ kết hợp với các cấp Ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc,… thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch để xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp khẩn cấp. Mặt khác, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo chức năng chuyên ngành. Giám sát và đôn đốc các ngành có liên quan cùng tham gia thực hiện quy hoạch chăn nuôi gia súc. Báo cáo kịp thời tiến độ thực hiện để UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *