Home / Phát triển doanh nghiệp / Phát triển dự án / Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nội Dung Chính

Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

quy hoạch vùng trồng rau, lập dự án trồng rau

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỐ 5391 /QĐ-BNN-TT

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;
Căn cứ Thông tư số 05/TT-BKHĐT ngày 31/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bộ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1349/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

  1. Phát triển sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh cần có quyết tâm cao của chính quyền các cấp, sự đồng thuận của người sản xuất và sự hưởng ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng.
  2. Phát triển sản xuất rau an toàn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các phương án quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh trong vùng quy hoạch.
  3. Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa các khâu trong chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
  4. Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở phát huy lợi thế của các địa phương, ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đa dạng chủng loại… đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sán xuất rau an toàn tại các địa điêm tập trung (có quy mô từ 3 ha trở lên) đe tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

II. MỤC TIÊU

  1. Đối với thành phố Hà Nội

Quy hoạch khoảng 22 – 26 ngàn ha đất nông nghiệp để sản xuất rau an toàn tại 9 tỉnh/thành phố thường xuyên cung cấp rau cho TP.Hà Nội, bao gồm: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Son La, Hòa Bình, Lào Cai và TP. Hà Nội.

  1. Đối với thành phố Hồ Chí Minh

Quy hoạch khoảng khoảng 29-39 ngàn ha đất nông nghiệp để sản xuất rau an toàn tại 7 tỉnh/thành phổ thường xuyên cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh.

III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

  1. Đến năm 2020 và 2025

Vùng cung cấp rau cho TP. Hà Nội

  • Tổng diện tích đất quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn của các tỉnh, thành phố có cung cấp cho TP. Hà Nội khoảng 22 – 26 ngàn ha; trong đó, phân bổ ở các vùng tập trung như sau: Hà Nội 6.940 ha, Vĩnh Phúc 2.500 ha, Hà Nam 915 ha, Hưng Yên 710 ha, Bắc Giang 3.000 ha, Bắc Ninh 2.035 ha, Scm La 460 ha, Hòa Bình 5.000 ha, Lào Cai 600 ha.
  • Năm 2020, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng
  • tấn; trong đó, TP. Hà Nội tự sản xuất 100 tấn, các tỉnh khác cung cấp 360.900 tấn. Đến năm 2025, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.205.000 tấn, TP. Hà Nội tự sản xuất 799.200 tấn, còn lại 405.800 tấn được cung cấp từ các tỉnh khác,

Vùng cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh

  • Tổng diện tích đất quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho Hồ Chí Minh khoảng 29 – 39 ngàn ha; trong đó, phân bố ở các vùng tập trung như sau: TP. Hồ Chí Minh 4.500 ha, Tây Ninh 1.500 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 1.400 ha, Vĩnh Long 650 ha, Long An 2.400 ha, Tiền Giang 7.400 ha, Lâm Đồng
  • Năm 2020, nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hồ Chí Minh khoảng
  • tấn; trong đó, sản xuất tại TP Hồ Chí Minh 200 tấn, các tỉnh khác cung cấp 687.800 tấn. Đen năm 2025, nhu cầu sử dụng rau an toàn khoảng
  • tấn, TP. Hồ Chí Minh tự sản xuất 636.000 tấn, các tỉnh khác cung cấp
  • tấn.
  1. Định hướng đến năm 2030

a) Vùng cung cấp rau cho TP. Hà Nội

  • Diện tích gieo trồng rau an toàn tại các tỉnh trong vùng quy hoạch đạt khoảng 106-125 ngàn ha, sản lượng từ 2,7 – 3,1 triệu tấn.
  • Nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hà Nội khoảng 1.315.000 tấn; trong đó, sản xuât tại Hà Nội 867.500 tẩn, các tỉnh khác cung cấp 447.500 tấn.

b) Vùng cung cấp rau cho TP. Hồ Chí Minh

  • Diện tích gieo trồng rau an toàn tại các tỉnh trong vùng quy hoạch đạt khoảng 144-190 ngàn ha, sản lượng từ 4,5 – 5,8 triệu tấn.
  • Nhu cầu sử dụng rau an toàn tại TP. Hồ Chí Minh 1.535.000 tấn; trong đó, Hồ Chí Minh tự sản xuất 686.200 tấn, các tỉnh khác cung cấp 848.800 tấn.

(Diện tích quy hoạch tại các tỉnh chi tiết theo phụ lục đỉnh kèm)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

  1. Quản lý quy hoạch và các yếu tố gây ô nhiễm nguồn đất, nước tưới

Phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở các vùng sản xuất rau đã hình thành tại các địa phương.

Trên cơ sở phương án quy hoạch này, các địa phương cần rà soát cụ thể và quản lý quy hoạch theo quỵ định hiện hành. Đồng thời, quản lý tốt các yếu tố gây ô nhiêm (bao gôm cả thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kính thích tăng trưởng…) đât và nguồn nước tưới, hoặc có giãi pháp sử dụng nguồn nước tưới thay thế,

  1. Tổ chức sản xuất
  • Khuyến khích người sản xuất áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuân VietGAP, GlobalGAP… để tạo ra sản phẩm chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Tiếp tục xã hội hóa công tác chứng nhận sản phẩm rau an toàn, gắn với truy suât nguôn gôc sản phâm; đồng thời, tăng cường công tác thanh ưa, kiểm tra, giám sát việc câp chứng nhận sản phẩm rau an toàn.

  • Khuyên khích doanh nghiệp/Hơp tác xà liên kết với người sản xuất theo chuôi từ khâu trông trọt đến sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
  1. Khoa học công nghệ
  • Tiêp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất rau an toàn nhăm hoàn thiện hệ thông pháp lý phục vụ quản lý nhà nước về rau an toàn.
  • Vê chọn tạo giông: Với nhóm rau chủ lực (cà chua, dưa chuột, dưa hâu…), tập trung nghiên cứu lai tạo giống F1 năng suất, chất lượng cao, phù hợp với các vùng sinh thái; nhóm rau không có điều kiện ra hoa ở Viẹt Nam (cà rot bãp cải, hành tây…), nhập nội đê khảo nghiệm, đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao.

Tiếp tục khuyển khích các thành phần kinh tế trong nước sản xuất giống nhóm rau chủ lực. Với nhóm rau không có điều kiện ra hoa ở Việt Nam, tiêp tục nhập khâu hạt giông. Đông thời, quản lý tổt nguồn cây giống cung cấp ra thị trường, đảm bảo người sản xuât được sử dụng giống đúng chất lượng

Vê kỳ thuật canh tác: Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuât rau an toàn; ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau (máy xới tay, máy phun thuốc, hệ thống tưới tiết kiệm… áp dụng các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả cao (nhà lưới, phủ bạt, khay gieo hạt…); ứng đụng các ché phẩm sinh học trong canh tác (phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học…); nghiên cứu khai thác thiên địch để phòng chống sâu bệnh hại, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV.

  • Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, kỳ thuật của các cơ quan nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh giống rau nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giống rau cho sản xuất.
  1. Thị trường tiêu thụ
  • Tiep tục hoàn thiện hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, trọng tâm là các doanh nghiệp/Hợp tác xã; kết nôi chặt chẽ các khâu từ trồng đến thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
  • Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm rau an toàn nhăm nâng cao nhận thức, ý thức châp hành và thực thi pháp luật của người sản xuât, kinh doanh và người tiêu dùng sản phâm rau an toàn.
  1. Cơ chế chính sách

Tiếp tục triển khai, điều chỉnh, bổ sung một số chính sách đã ban hành: Quyêt định sô 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một sô chính sách hô trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tôt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Nghị định sổ 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định sổ 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ vê chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngay 25/10/2013 của Thu tướng Chính phủ vê chính sách khuyên khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn…

Tiếp tục nghiên cứu ban hành bổ sung các chính sách thu hút nguồn lực đâụ tư phát triên sản xuât rau an toàn, trọng tâm là đâu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn (giao thông, thủy lợi, sơ chế…).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
  • Cục Trồng trọt chủ trì tham mưu cho Bộ hướng dẫn các địa phương trong vùng quy hoạch triên khai thực hiện phương án quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn cung câp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hàng năm, tổng họp kêt quả đê Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.
  • Các đơn vị khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Cục Trông trọt triên khai, thực hiện phương án quy hoạch.
  1. Các Bộ, ngành Trung ưong

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối họp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương kiêm tra, giám sát thực hiện phương án quy hoạch; báo cáo câp có thâm quyên ban hành các chính sách sản xuất rau an toàn.

  1. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố thuộc vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Tham mưu cho ủy ban nhân dân các tỉnh: (i) Chỉ đạo tổ chức thực hiện định hướng phát triển rau an toàn tại địa phương; (ii) Ban hành cơ chế chính sách hồ trợ phát triển chuỗi giá trị sản xuất rau an toàn, trọng tâm là chỉnh sách khuyển khích doanh nghiệp liên kết với người sản xuất tiêu thụ sản phẩm; (iii) Hàng năm báo cáo kết quả để Bộ Nông nehiệp và PTNT tổng hợp.

  1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau an toàn

Phổi hợp với chính quyền địa phương tổ chức liên kết với nông dân xây dựne vùng sản xuất rau an toàn, thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ rau an toàn; tăng cường đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ bảo quản, chế biến các sản phấm rau an toàn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuẩt, kinh doanh. Đồng thời, đề xuất điều chỉnh, ban hành cơ chế chính sách phát triển rau an toàn.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trong vùng quy hoạch chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • Thủ tướng Chính phú (để b/c);
  • Bộ trường, các Thứ trường Bộ NN&PTNT;
  • Vãn phòng Chính phũ;
  • Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,

Công Thương, Khoa học và Công nghệ;

  • UBND và Sở NN&PTNT các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Hòa Binh, Lào Cai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa — Vũng Tàu; Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang và Lâm Đồng;
  • Website Bộ NN&PTNT;
  • Lưu VT, TT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *