Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Phước

Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Bình Phước

Logo lapduan.net, logo lập dự án, logo lapduan, lập dự án đầu tư, lập dự án việt, lập dự án vay vốn, lapduan.net, lap du an, lập dự án nông nghiệp, tư vấn vay vốn, lập dự án á châu, duanviet.com.vn, duanviet

Trước những diễn biến khó lường của các loại dịch bệnh như hiện nay người tiêu dùng càng quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với yêu cầu sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Trong các bữa ăn hàng ngày, món rau xanh hết sức cần thiết cho con người khó có thể thay thế được. Thế nhưng, khi đời sống thu nhập của người dân ngày càng cao càng đòi hỏi khắt khe hơn để được ăn đa dạng, phong phú chủng loại rau nhưng phải an toàn. Sản xuất rau an toàn (RAT) đang đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc về giải pháp, quy trình và đặc biệt là mối quan hệ giữa người trồng rau và người tiêu dùng chưa gặp nhau.

Về tiềm năng tỉnh ta có nhiều vùng đất bãi ven sông phù sa mầu mỡ gắn với một số địa danh có kinh nghiệm về nghề trồng rau. Tuy nhiên thói quen tập quán canh tác trồng rau thông thường, rau đại trà của nông dân các vùng rau có tiếng này vẫn là bón nhiều đạm và đặc biệt là phun thuốc trừ sâu tùy tiện,… khiến người tiêu dùng ăn phải có nguy cơ mắc bệnh, ngộ độc, ung thư rất cao.

Trước sự báo động của bệnh tật, môi trường ô nhiễm nặng và cũng là vấn đề đáng quan tâm trong nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng mô hình sản xuất RAT. Mặc dù đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn cấp phát tài liệu và hỗ trợ 1 phần vật tư phân bón sạch nhưng việc sản xuất RAT vẫn gặp nhiều khó khăn, khó mở rộng do nhiều nguyên nhân.

Những hộ tham gia nhận thức và thói quen của nông dân chưa có sự chuyển biến nên vẫn còn tình trạng bón nhiều đạm, dùng nước phân chuồng tươi, bón cho rau dẫn đến hàm lượng NO3, các kim loại nặng, dư lượng hóa chất tồn dư quá cao. Điều đặc biệt quan tâm là do chưa có cơ quan nào cấp đăng ký, tạo thương hiệu cho RAT nên giá bán không chênh lệch nhiều với rau thông thường nên chưa khuyến khích được người trồng rau.

Khái niệm RAT ở nước ta còn rất mới, để người tiêu dùng nhận biết được RAT cần phải tuyên truyền, khuyến cáo và có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều cấp; Nhà nước và DN, tập thể (HTX) và nông dân. Mặc dù ở đây đã tuân thủ quy trình sản xuất như xử lý đất, không dùng phân tươi, hạn chế tối đa dùng thuốc trừ sâu, bệnh, bảo đảm thời gian cách ly… nhưng cho đến nay vẫn chưa có đơn vị nào xác nhận chất lượng sản phẩm vì thế giá bán RAT không cao hơn rau thông thường, trong khi đó chi phí sản xuất cao hơn nhiều. Hiện tại người trồng rau phải tự bán trôi nổi trên thị trường.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: Sản xuất RAT hết sức nan giải do chưa có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm vấn đề này. Hiện nay chưa có DN và hệ thống cửa hàng đứng ra bao tiêu RAT, chưa có cơ quan chức năng kiểm định xác định thương hiệu cho RAT… Lý do chính là rất khó kiểm tra được chất lượng do khâu kiểm soát quy trình sản xuất RAT gặp nhiều khó khăn.

Việc đăng ký nơi sản xuất, nguồn gốc RAT có thể làm được nhưng gắn thương hiệu cho RAT ở từng điểm thì chưa làm được. Thực tế hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thị trường RAT lớn nhưng việc tính toán quy hoạch vùng, chọn điểm sản xuất RAT còn khó khăn do địa bàn rộng, nhiều hộ tham gia, nên không đủ cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát, kiểm soát và cái bí là vẫn loay hoay chưa có “đầu ra” cho RAT trong khi rau sạch, rau mất an toàn cứ lẫn lộn.

Để khắc phục vấn đề trên: Phải bắt đầu từ quá trình sản xuất, đào tạo huấn luyện nhân dân, quy hoạch vùng và phải có quy trình giám sát trong lĩnh vực sản xuất RAT. Cần có cơ chế của tỉnh, trước mắt có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật và sự phối hợp liên kết “4 nhà” để thực hiện đồng bộ các giải pháp: Quy hoạch vùng RAT (chọn đất, nguồn nước tưới sạch, hộ trồng rau có kinh nghiệm …) có cơ quan giám sát để công nhận gắn thương hiệu cho RAT. Tìm kiếm DN, khách sạn, hệ thống cửa hàng ký hợp đồng tiêu thụ. Như vậy rất cần sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước để chi phí cho các hoạt động kiểm tra, phân tích đất, nước đủ điều kiện, giám sát quy trình và lấy mẫu, xây dựng thương hiệu cho RAT.

Sản xuất và tiêu thụ RAT đang là bài toán nan giải cần sự giải quyết nỗ lực từ phía Nhà nước (Sở, ban, ngành liên quan), người trồng rau, DN (đơn vị thu mua, dịch vụ) và người tiêu dùng với một sự liên kết phù hợp có một chính sách rõ ràng. Không chỉ đổ lỗi cho người trồng rau, nông dân ở vùng có kinh nghiệm đã gắn bó với cây rau nhiều năm qua đang mong chờ một cơ chế, chính sách phù hợp để yên tâm sản xuất RAT phục vụ cho thị trường trong thời buổi hiện nay để rau không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mặt khác, tỉnh Bình Phước thuộc vùng kinh tế trọng phía nam (KTTĐPN) đây là thị trường tiêu thụ rau với số lượng lớn nhất cả nước (1,5 triệu tấn/năm), đặc biệt là các loại rau an toàn. Tính đến năm 2009 sản xuất rau của 8 tỉnh vùng KTTĐPN mới đáp ứng 65% nhu cầu  về rau thực phẩm còn rau an toàn mới chỉ cung cấp được 10-15%. Trong khi các tỉnh Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương tốc độ công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng thu hẹp dần diện tích trồng rau.

Bình Phước đất đai dồi dào, ít ảnh hưởng các khu công nghiệp, khả năng phát triển rau an toàn (RAT) là rất lớn. Thực tế Rau sản xuất tại Bình phước năm 2009 mới đáp ứng tỷ lệ thấp so với nhu cầu nội tỉnh (25 – 30%), Số lượng rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao, người sản xuất rau ở nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, phân tán thiếu ổn định, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn chậm phát triển, gắn kết giữa các khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ rau và rau an toàn giữa các thành phần kinh tế chưa rõ nét, do còn bất cập trong khâu kiểm tra và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.

Trong quá trình đô thị hoá và xây dựng các khu công nghiệp tập trung của tỉnh, yêu cầu hình thành vùng sản xuất rau an toàn để có được thực phẩm an toàn vệ sinh, tránh được những vụ ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và phát triển nòi giống trong tương lai… Trước tình hình trên Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 06/2007/CT-TT ngày 28/03/2007 về việc triển khai các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ thị cho Bộ Nông nghiệp và các địa phương triển khai ngay các quy hoạch, đề án, đầu tư hoặc các chương trình phát triển rau an toàn; Bộ Nông nghiệp ban hành Quyết định 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, thực hiện Chỉ thị trên tỉnh Bình Phước ra Công văn số 2438/UBND-SX ngày 10/10/2007 về việc tham mưu thực hiện sản xuất và tiêu thụ Rau an toàn và Công văn số 1427/UBND-SX  ngày 22/5/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy hoạch các vùng sản xuất và tiêu thụ an toàn.

Tiếp tục phát huy kết quả sản xuất rau đã đạt được, đồng thời tận dụng tiềm năng lợi thế, khắc phục tồn tại nhằm phát triển rau an toàn một cách bền vững đặt ra yêu cầu phải tiến hành lập quy hoạch phát triển rau an toàn trình UBND tỉnh phê duyệt tạo cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện Quyết định số 99/2008/QĐ – BNN đạt kết quả.

Để lại một bình luận