Home / Hỏi Đáp / QUỸ TƯƠNG HỖ VÀ RỦI RO TIỀM TIỀM TÀNG

QUỸ TƯƠNG HỖ VÀ RỦI RO TIỀM TIỀM TÀNG

Nhiều nhà đầu tư khá thụ động và chấp nhận cách quản lý quỹ kém cỏi. Kể cả khi đáng nhẽ ra họ phải phàn nàn thì vì ngại ngùng, rất ít khi họ lên tiếng – ngay cả khi tình hình trở nên tồi tệ vào giữa những năm 2000 và 2003, trong vụ sụp đổ của dotcom. Việc các nhà đầu tư giữ kín về vấn đề quản lí yếu kém đã mở ra tiềm năng cho các nhà quản lý quỹ để tận dụng điều này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy lý do tại sao bạn nên đóng một vai trò tích cực trong sự hiểu biết và đánh giá danh mục đầu tư của bạn, ngay cả khi nó đã được thực hiện tốt.

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ BỊ DỤ BỞI NGƯỜI ĐOẠT GIẢI CUỐI NĂM

Tháng 3 năm 2004, nghiên cứu tại Đại học Cologne ở Đức, “Family Matters: The Performance Flow Relationship in the Mutual Fund Industry”, đã chỉ ra sự phổ biến của yếu tố không may mắn nhưng lại là những qui trình phổ biến được sử dụng bởi các nhà đầu tư thành công năm ngoái. Theo nghiên cứu, bất chấp những lời cảnh báo chống lại cách sử dụng hiệu suất của năm trước như là một yếu tố dự báo thành công trong tương lai, các nhà đầu tư vẫn dễ bị ấn tượng bởi lợi nhuận trong quá khứ, và tiếp tục quyết định những khoản đầu tư của họ dựa trên dữ liệu này.

Điều này có nghĩa rằng để thu hút các nhà đầu tư mới mỗi năm, các nhà quản lý quỹ cần phải thể hiện được các kết quả tốt từ những năm trước. Điều này thường dẫn tới việc nhà quản lý quỹ sẽ dễ dàng nhắm mắt dưa chân và đi vào những thương vụ đầy rủi ro- điều này không có vấn đề gì khi kinh tế nở rộ, nhưng nó cũng có thể là thảm họa trong một ‘‘thị trường giảm giá xuống”.

Khi đánh giá một quỹ đầu tư, nhà đầu tư cần phải tâm niệm “vinh quang trong quá khứ không đảm bảo thắng lợi trong tương lai”.

QUẢN LÝ QUỸ THÚC ĐẨY HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ

Bởi vì các nhà đầu tư có thường ngại ngừng trong việc chuyển đổi từ nhà quản lý này sang nhà quản lý khác – có thể vì lệ phí gia nhập hoặc chỉ là sự thờ ơ – nhà quản lý quỹ có thể lợi dụng để tạo những rủi ro quá mức với các nhà đầu tư hiện tai để thu hút những người mới. Nói cách khác, các nhà quản lý quỹ không bị trừng phạt một cách thích hợp trong việc đánh cược với số tiền của khách hàng bởi vì hầu hết các nhà đầu tư vẫn trung thành với một quỹ ngay cả khi nó có hiệu suất thấp.

Trong những trường hợp này, nhà đầu tư mất rất nhiều bởi vì họ không có được những gì họ mong muốn hoặc dự kiến ​​về rủi ro của họ. Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của ngành tài chính là không ai phải chịu tổn hại vì những rủi ro mà họ không phe chuẩn từ đầu. Tuy nhiên, điều này xảy ra quá thường xuyên trong môi trường quỹ tương hỗ khi mà người ta quan tâm đến việc thu hút nhà dầu tư mới nhiều hơn là bảo vẹ quyền lợi của nhà đầu tư cũ.

Quá trình cũng có thể diễn ra ngược lại, khi mà các nhà quản lý thành công trở nên quá thận trọng. Ví dụ, khi một nhà quản lý có một cơ sở khách hàng vững vàng, người đó có thể trở nên quá thận trọng và chỉ tập trung khai thác vào những chuẩn mực cho phép hoặc vào chỉ số an toàn của thị truờng. Đối với nhà đầu tư đang dựa vào cách quản lý chủ động và khai thác cơ hội thị trường hiện tại, đây không phải là thái độ mà họ mong muốn.

VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

Câu hỏi đặt ra là, những hiện tượng kể trên có xảy ra thường xuyên hay không? Những vấn đề đều rất nghiêm trọng ở Mỹ, nơi kinh doanh rủi ro là đặc biệt có lợi cho các nhà quản lý quỹ. Stefan Ruenzi của Trung tâm Nghiên cứu tài chính ở Cologne đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng rằng các khoản tiền xấu không bị trừng phạt một cách thích hợp bởi luồng tiền ra. Nghiên cứu của ông cho thấy rằng những quỹ thuộc nhóm top 20% của năm này sẽ kéo được về thêm 10% doanh số so với những nhóm ở top 40%- mặc dù khong có sự khác biệt nhiều lắm về hiệu suất.

Khi những quỹ hàng đầu kêu gọi được thêm khách hàng thì nhà quản lý ở những quỹ này thường bị thôi thúc phải chiến thắng thị trường bằng cách chấp nhận dược nhiều rủi ro hơn. Điều này có lý ở một thị trường đang lên nhưng tất nhiên nó cũng sẽ tuột dốc không phanh ở một thị trường đang xuống.

Quá nhiều nhà quản lý quỹ nhìn vào chỉ số thị trường và cố gắng đánh bại chúng, nhưng đáng nhẽ ra họ nên tập trung vào những gì thực sự quan trọng cho các nhà đầu tư của mình- là liệu quản lý quỹ của họ có đang giữ mức rủi ro ở giới hạn cho phép. Hơn được vài phần trăm vào thời diểm kinh tế tốt thì chả có nghĩa lý gì nếu chỉ trong chớp mắt bạn làm mất sạch tích lũy của 5-10 năm đầu tư.

GANH ĐUA ĐỂ ĐÁNH BẠI CHỈ SỐ THỊ TRƯỜNG HIẾM KHI CÓ KẾT QUẢ

Các nhà đầu tư cũng nên nhớ rằng một trong những bí mật lớn nhất của ngành tài chính là chỉ có một vài quỹ liên tục thành công trong nhiều năm trong việc đánh bại thị trường. Vì lý do này, các nhà đầu tư tốt nhát là nen tạp trung vào những sản phẩm tài chính không hứa hẹn những đột phá thần kỳ nhưng đảm bảo ít nhất có thể theo sát hiệu quả thị trường. Chúng thường được gọi là tracker.

Ngoài ra, nếu điều này không hấp dẫn bạn thì hãy tìm một quỹ đầu tư  mà cố tình đi ngược thị trường và không xét đến các chỉ số. Nếu bạn chọn một quỹ làng nhằng ở giữa thì rát dễ là bạn sẽ phải chịu tổn hại lớn- vừa tốn tiền phí, vừa không mang lại hiệu quả đầu tư.

TÌM HIỂU CÁC MỨC ĐỘ RỦI RO

Để tránh bị mắc kẹt trong một quỹ tương hỗ hoạt động kém, các nhà đầu tư cũng cần phải kiểm tra các nguy cơ của các quỹ cụ thể thông qua các trang web như Morningstar và Feri Trust. Những dịch vụ internet này cung cấp thông tin dựa trên hồ sơ rủi ro của các quỹ và thậm chí còn cung cấp các bảng xếp hạng rủi ro. Ngoài ra, các nhà đầu tư không nên ngần ngại khi yêu cầu các ngân hàng, các nhà môi giới và các nhà cố vấn của mình thông tin chính xác về độ rủi ro (tương đối)  của mỗi một khoản đầu tư-xem xem liệu chúng có đáng để đánh cược dựa trên nhu cầu và hoàn cảnh của chính họ.

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Tài chính nhấn mạnh rằng nhà đầu tư cần phải biết cách mà các nhà quản lý quỹ tự trả lương cho mình. Nếu điều này phụ thuộc vào số lượng khoản kinh doanh được sinh ra, tất cả các mối nguy hiểm trên đều hiện hữu. Hãy tìm hieur xem người quản lý quỹ của bạn dược trả lương theo cách nào và họ sẽ thu dược lợi lộc từ sự thành công nào cũng như thé nào thì dược tính là thành công.

Hầu hết các nhà quản lý được đánh giá dựa trên lợi nhuận trong sư so sánh với chỉ số thị trường (trung bình của một số lượng lớn cổ phần) hoặc một nhóm các quỹ tương tự. Những gì thường ít được công bố như là bao nhiêu tiền một nguoi quản lý quỹ có để thu hút trong một thời gian nhất định. Thậm chí hiếm hơn là các thông tin có thể quan trọng nhất: Các quỹ đang hoạt động hiệu quả đến đâu và các mức rủi ro của họ đang là gì.

Cả hai gồm thị trường và các công ty đều khen thưởng một cách hậu hĩnh cho những nhà quản lí quỹ khi họ kiếm ra tiền ở thời kỳ kinh tế tốt, trong khi dó, họ lại ít khi bị trách phạt đủ ở thời kì kinh tế kém. Điều này đã gây nên tình trạng người quản lí quỹ đánh cược với rủi ro nhiều hơn mức bình thường. Rất ít nhà quản lý được trả tiền để giữ đúng mức độ rủi ro mặc dù thực tế rằng trong suốt thời gian biến động của thị trường, điều này có thể là cách duy nhất để ngăn chặn thiệt hại mà các nhà đầu tư không bao giờ sẵn sàng để đánh cược. Kết quả là, nhà đầu tư yêu cầu khoản đầu tư có nguy cơ rủi ro trung bình hoặc thấp đều thường xuyên phải chấp nhận những danh mục đầu tư với rủi ro từ mức trung bình tới cao ngất ngưởng.

KẾT LUẬN

Trung tâm Nghiên cứu tài chính cho thấy rằng trong tương lai, một số quỹ có thể bắt đầu trả tiền quản lý của họ không chỉ dựa trên lợi nhuận thu được, mà còn vào mức độ rủi ro cần thiết để đạt được lợi nhuận đó. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, viễn cảnh đó sẽ sắp xảy ra thôi. Vì vậy, các nhà đầu tư phải cố gắng làm quen với các mức rủi ro của danh mục đầu tư và đảm bảo rằng mức đó trùng khớp với khả năng chịu rủi ro của bản thân họ.

NGUỒN : THEO SAGA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *