Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài chính đầu tư / SAI LẦM KHI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

SAI LẦM KHI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

 

 

 

 

SAI LẦM 1: MUỐN KIẾM LỜI NHANH
Hiện nay, biên độ dao động giá hàng ngày của các cổ phiếu niêm yết tại HOSE là 7%/ngày, HNX là 10%. Như vậy, về lý thuyết, một nhà đầu tư giỏi có thể kiếm được 7% đến 10% lợi nhuận mỗi ngày. (Một số trường hợp cá biệt, có thể tận dụng dao động mạnh của cổ phiếu mà kiếm 14% – 20% chỉ trong một ngày).Điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể kiếm được 140% – 200% lợi nhuận mỗi tháng trong thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như vậy. Bạn càng trở nên THAM LAM, tức là lúc bạn càng gần với sự THUA LỖ. Rất nhiều người “ngây thơ” đặt mục tiêu lợi nhuận hàng năm lên đến vài trăm phần trăm, thập chí hơn một nghìn phần trăm. Không khác gì những con thiêu thân lao vào sới bạc.


Vài người trong số họ, thực hiện được kế hoạch đó trong 1 hoặc 2 năm…Sau đó họ khánh kiệt hoàn toàn, thậm chí nợ nần chồng chất. Giống như bạn cố hết sức của mình để chạy và nhanh nhất trong 100m đầu tiên, và sau đó bạn về cuối cùng trong cuộc thi marathon cự ly 40km.

Năm 1957, Warren Buffett bắt đầu tự nghiệp huyền thoại của mình với công ty đầu tư Buffett Associates. Và 58 năm sau, ông trở thành người giàu nhất giới đầu tư chứng khoán, và giàu thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 72 tỷ đô la Mỹ. Con số kim cương mà rất nhiều người giàu mơ ước, là tỷ suất lợi nhuận mà Buffett đã tạo ra bền vững trong dài hạn là 22%/ NĂM.

————–

Bạn lưu ý rằng tôi nhấn mạnh cụm từ “BỀN VỮNG TRONG DÀI HẠN” nhé.
Vì vậy, hãy quên đi các MỤC TIÊU lợi nhuận “THƠ NGÂY” nếu có, và hướng mục tiêu lợi nhuận từ đầu tư của Bạn vào sự bền vững và khoa học.

Nếu cứ mãi đuổi hoa bắt bướm, và phiên lưu với những con số siêu lợi nhuận đến kỳ quặc, chẳng chóng thì chày bạn sẽ “NẾM ĐÒN” của Ngài Thị Trường.

 

SAI LẦM 2 : DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG
Điều hão huyền nhất trong đầu tư là tin rằng mình có thể “DỰ ĐOÁN” được thị trường sẽ tăng hay giảm. Các nhà đầu tư cá nhân thường có xu hướng rất thích dự đoán.Và được nghe dự đoán. Tôi thường nói với các học viên của mình rằng: “nếu có ai đó nói với Anh/Chị rằng họ biết chính xác thị trường sẽ tăng hay giảm… Hãy cảm ơn họ và ĐỪNG BAO GIỜ TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ”.

Ngay cả Warren Buffett hay George Soros cũng thừa nhận rằng không thể dự đoán thị trường. Liệu chúng ta có tài giỏi hơn 2 huyền thoại sống này ?

—————

SAI LẦM 3: KHÔNG CHỊU HỌC HỎI
Việc kinh khủng nhất mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày ở thị trường mua bán chứng khoán này, là hàng chục nghìn người sẵn sàng TRẢ HỌC PHÍ cho Ngài Thị Trường với cái giá đắt gấp hàng nghìn lần, hàng vạn lần so với việc đầu tư cho tri thức của chính mình. Rất nhiều người thà mua bán cổ phiếu và thua lỗ vài tỷ, vài chục tỷ đồng mà nhất quyết không chịu đầu tư 10 triệu, 20 triệu để đi học về đầu tư chứng khoán !

Hãy tìm những người đầu tư thành công xung quanh mình và học hỏi họ. Bạn cũng có thể đầu tư tiền để mua sách chứng khoán về và tự nghiên cứu. Sự học hỏi không bao giờ là thừa, đầu tư cho tri thức của bản thân mình luôn là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

Phần thưởng của 05% số nhà đầu tư vượt lên trên cái “TÔI BIẾT RỒI”, chịu khó học hỏi là LỢI NHUẬN, và phần thưởng cho 95% số còn lại là “ĐƯỢC THAM GIA” vào thị trường .

—————–

 

SAI LẦM 4: TẬP TRUNG VÀO GIÁ CẢ HƠN GIÁ TRỊ
Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán sẽ biến động theo quy luật… NGẪU NHIÊN.

Đôi khi bạn sẽ thấy thị trường cực kỳ PHI LOGIC. Chẳng hạn thông tin công bố GDP tăng trưởng rất tốt, thị trường chứng khoán lại giảm mạnh ?

Hay giá xăng tăng, thị trường chứng khoán giảm và sau đó giá xăng giảm thị trường… vẫn cứ giảm tiếp ?
Doanh nghiệp ra báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thu lỗ nặng, mà giá cổ phiếu cứ tăng liên tục ?

Vì sao như vậy ? Trong ngắn hạn thị trường biến động gần như hoàn toàn biến động theo tâm lý của dòng tiền. Cuộc chơi ngắn hạn : TIỀN LÀ VUA. Nhà đầu tư cá nhân thường chỉ nắm giữ một lượng tiền nhỏ, và yêu cầu giá cả thị trường biến động theo ý nghĩ của mình là ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.

—————-
Cho nên, nếu bạn cứ nhìn vào biến động GIÁ của thị trường hay cổ phiếu để giao dịch, Bạn không thể tạo được thành quả lâu bền.Vậy muốn tạo dựng một hệ thống đầu tư tạo lợi nhuận bền vững, thì điều gì là quan trọng nhất?

Warren Buffett đã hướng dẫn điều này một cách không thể dễ hiểu hơn:
HÃY MUA 1 CÁI GÌ ĐÓ GIÁ TRỊ 1 $ VỚI GIÁ CHỈ 50 CENT.
GIÁ CẢ là số tiền mà bạn bỏ ra, và GIÁ TRỊ là cái mà bạn nhận được.

Ví dụ, vào tháng 7/2014, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu MPC xứng đáng với mức giá 120.000 đ/CP trong khi GIÁ CẢ của MPC chỉ hơn 37.000 đ/CP. Sau đó chúng tôi tiến hành mua và 5 tháng sau đó bán ra với giá trên 90.000 đ/CP.
Vào thời điểm tôi viết những dòng này, đang có nhiều cơ hội tương tự đang chờ đón bạn. Chỉ cần tìm mua những cổ phiếu đáng giá 100 đồng, và mua chúng ở dưới mức đó. Công thức đầu tư thành công thực sự cực kỳ đơn giản.

——————

 

SAI LẦM 5 : CẢM XÚC
Hãy lưu ý, tất cả những điều bạn biết, không có nghĩa là bạn sẽ HÀNH ĐỘNG đúng như vậy !
Công thức thành công: SUY NGHĨ -> CẢM XÚC -> HÀNH ĐỘNG = KẾT QUẢ.
Nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến HÀNH ĐỘNG của bạn là CẢM XÚC.
Bạn biết rõ điều gì là an toàn, bền vững, nhưng CẢM XÚC mách bảo bạn rằng hãy phiêu lưu đi, MẠO HIỂM ĐI !

Đêm hôm trước, bạn đã nghiên cứu, kết luận rằng ngày hôm sau sẽ mua VNM. Ngày hôm sau, bạn vào sàn chứng khoán và thấy rất nhiều người lao vào mua THV như thể đó là cơ hội cuối cùng vậy. Cô nàng CẢM XÚC lại thỏ thẻ bên tai bạn. Thế là bạn mua THV, để rồi 06 tháng sau nó giảm giá 70% và rời khỏi sàn HOSE trong khi VNM tăng giá 50%!

————–
Bí quyết là gì ?
Hãy kiểm soát và huấn luyện cảm xúc của chúng ta.
Bạn có thể kết bạn với những nhà đầu tư thành công để học hỏi từ họ, tham gia các CLB, nhóm đầu tư có tư duy và cảm xúc đầu tư tốt, tham gia các lớp học về chứng khoán, đọc sách của những nhà đầu tư thành công, nghĩ về các phương pháp đầu tư hiệu quả đã được học trước khi enter lệnh mua/bán…
Ngoài ra, thiền định hay yoga cũng có những tác dụng rất tốt giúp bạn sáng suốt hơn trước mỗi quyết định đầu tư.

—————-
TÓM LẠI, 05 sai lầm là :
1) THAM LAM KIẾM LỜI NHANH
2) THÍCH DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG
3) KHÔNG CHỊU HỌC HỎI
4) TẬP TRUNG VÀO GIÁ CẢ HƠN GIÁ TRỊ
5) CẢM XÚC

Đã có quá nhiều người trở nên khánh kiệt vì quá tham lam trên thị trường chứng khoán. Số khác vấp ngã vì không chịu học hỏi, học hỏi sai đường, hoặc trở nên quá tự mãn với kiến thức của mình. Những người khác lại phung phí thời gian, tâm sức của mình vào việc dự đoán thị trường hoặc luôn bị cảm xúc chi phối…

Thắng mà không hiểu vì sao mình thắng, thua cũng không hiểu vì sao mình thua.
Sau một thời gian dài tổng kết lại, phần lớn trở nên thua lỗ, phá sản thậm chí mang cả nợ nần.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *