Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / SEC-THÀNH PHẦN KINH TẾ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

SEC-THÀNH PHẦN KINH TẾ GIA ĐÌNH LÀ GÌ?

SEC là chữ viết tắt của Social Economical Class, nghĩa là thành phần kinh tế gia đình trong xã hội. Được dùng trong các cuộc khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định bằng cách hỏi người chủ gia đình với câu hỏi sau đây:

Anh/Chị vui lòng cho biết mức thu nhập trung bình hàng tháng trong hộ gia đình của anh/chị (bao gồm anh/chị) là bao nhiêu, nằm trong khoảng nào sau đây:

A – từ 15,000,000 đồng trở lên.
B – từ 7,500,000 đến 14,999,000 đồng.
C – từ 4,500,000 đến 7,499,000 đồng.
D – từ 3,000,000 đến 4,499,000 đồng.
E – từ 1,500,000 đến 2,999,000 đồng.
F – dưới 1,500,000 đồng.

Đối với Class A, thì được phân loại thành 5 bậc, từ A1 cho đến A5, tương ứng với các khoản thu nhập trung bình hàng tháng của cả hộ gia đình, như sau:

A1: từ 15,000,000 đến 29,999,999 đồng.
A2: từ 30,000,000 đến 44,999,999 đồng.
A3: từ 45,000,000 đến 74,999,999 đồng.
A4: từ 75,000,000 đến 149,999,999 đồng.
A5: từ 150,000,000 đồng trở lên.

Việc xác định thành phần kinh tế của hộ gia đình trong các cuộc nghiên cứu thị trường, nhằm để phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau về thành phần kinh tế để các nhà nghiên cứu (researchers) và các chuyên gia marketing (marketers) thấu hiểu được những thói quen & hành vi tiêu dùng của từng nhóm khách hàng. Ví dụ như nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao, thuộc class A & B thì có thói quen mua hàng tiêu dùng tại các siêu thị, với tỉ lệ % người trả lời phỏng vấn, cao hơn so với nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn, thuộc class C & D cho cùng một kênh mua sắm, là siêu thị. Hoặc ta sẽ biết được các đối tượng có tầng lớp kinh tế thuộc class A mới có khả năng mua dùng các sản phẩm đắt tiền hơn, ví dụ như: các nhà sản xuất xe ô tô chỉ có thể tìm cách tiếp cận với nhóm đối tượng này.

Các ngành hàng tiêu dùng như mì ăn liền, nước tương, nước mắm, dầu ăn….thì có thể tiếp cận với các đối tượng thuộc tầng lớp kinh tế E,F trở lên, tùy theo từng loại sản phẩm và phân khúc khách hàng mà tiếp cận. Ví dụ như mì gói và mì ly có giá từ 5,000-6,000 đồng trở lên thì nên tiếp cận với nhóm khách hàng thuộc tầng lớp kinh tế AB. Còn mì gói có giá thấp hơn, chẳng hạn như mức 3,000 – 4,000 đồng / gói, thì nên tiếp cận nhóm khách hàng thuộc tầng lớp kinh tế CDEF. Tương tư, đối với các ngành hàng khác, mà ta biết cách tiếp cận để bán hàng cho có hiệu quả!

Nguồn: Phạm Văn Phát

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *