Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Sự khác biệt trong kinh doanh ăn uống ở Việt Nam

Sự khác biệt trong kinh doanh ăn uống ở Việt Nam

Khi nhắc đến kinh doanh thức ăn nhanh thì có một cái tên vô cùng nổi tiếng mà không thể bỏ qua đó là McDonald’s, ông lớn này đã  gia nhập thị trường thức ăn nhanh Việt Nam từ năm 2014 với cơ sở đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh sau đó tiếp tục mở rộng ra hiện có 17 cơ sở tại thành phố này và 1 cơ sở tại Hà Nội.

Khi kinh doanh tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã gặp rất nhiều thách thức và khó khăn. Việc mở rộng nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh, McDonald’s sau khi mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội thì phải mất đến 2 năm nữa mới quyết định mở chi nhánh thứ 2 tại đây. Và đại diện McDonald’s đã chia sẻ: Hà Nội và miền Bắc sẽ là thị trường mà McDonald’s đầu tư hướng đến trong thời gian tới.

Đối với từng thị trường thì ông lớn này luôn dành thời gian để nghiên cứu khảo sát để đưa  ra những chính sách hợp lý. McDonald’s luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ thị trường rồi mới quyết định đầu tư. “Chậm mà chắc” chính là chiến lược kinh doanh của thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng này.

Và sau 2 năm, với sự đầu tư trong khâu chọn địa điểm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm thì cơ sở thứ 2 tại đường Hoàng Đao Thúy, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng.

Nhìn chung thì có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các ông lớn nước nước ngoài khi lấn sân sang thị trường Việt Nam. Có thể nói, số lượng cơ sở của McDonald’s tại Việt Nam khá khiêm tốn so với hai đối thủ là KFC và Lotteria, nhưng McDonald’s vẫn đi theo chiến lược của mình. Ban lãnh đạo của McDonald’s tin rằng với sự đầu tư trong suốt một thời gian dài, những sản phẩm, dịch vụ mà McDonald’s giới thiệu đến khách hàng sẽ tốt nhất, mang đến những trải nghiệm khó quên.

Với chiến lược này, chúng ta không thể nói McDonald’s phát triển chậm tại Việt Nam, mà đây chính là chiến lược kinh doanh khôn ngoan của họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *