Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Tại sao doanh nghiệp nên lập kế hoạch kinh doanh?

Tại sao doanh nghiệp nên lập kế hoạch kinh doanh?

Tìm kiếm nguồn tài chính, nhà đầu tư, đối tác cho doanh nghiệp có thể trở nên khó khăn nếu doanh nghiệp không có kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh giúp cho mọi người hiểu thêm về doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp huy động tài chính cũng thực hiện những việc cần thiết khác. Xây dựng kế hoạch kinh doanh rất quan trọng, kế hoạch kinh doanh chi tiết, sát sườn với tình hình thị trường và công ty sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đáng tin cậy.

Hiểu về kế hoạch kinh doanh

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu thế nào là kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp chú trọng vào nhu cầu trước mắt và tương lai của doanh nghiệp, giúp định hướng và hiểu được doanh nghiệp cần làm gì, giúp thảm thiểu chi phí rủi ro,.. Kế hoạch kinh doanh chỉ ra được đâu là sản phẩm/dịch vụ chính doanh nghiệp cung cấp đi kèm với thông tin về phân khúc thị trường mục tiêu. Kế hoạch kinh doanh nên đi kèm với thông tin nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing và dự báo tài chính cho doanh nghiệp. Ngay cả đối với doanh nghiệp lâu năm, doanh nghiệp cũng cần cập nhật kế hoạch kinh doanh để định hướng cho những bước phát triển vững chắc về sau.

Lựa chọn nội dung bản kế hoạch kinh doanh

Một việc quan trọng khác bạn cần phải hiểu là nội dung chính của bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh nên bao gồm:

  • Tóm tắt
  • Nhiệm vụ/mục tiêu
  • Yếu tố thành công
  • Phân tích thị trường
  • Kế hoạch / chiến lược kinh doanh
  • Kế hoạch marketing – bán hàng – nhân sự

Những yếu tố trên không chỉ cho người đọc thấy rằng doanh nghiệp đã thực hiện dự báo về tài chính mà còn giúp chủ doanh nghiệp có định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Điều này cho phép doanh nghiệp hiểu về chi phí hòa vốn và từ đó tìm cách tập trung tạo ra nhiều doanh thu để phát triển doanh nghiệp.

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể

Kế hoạch kinh doanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và đặc thù của doanh nghiệp. Bản kế hoạch không nên chung chung mà nên lập ra bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Số liệu tài chính từ các năm trước chiếm một phần lớn trong bản kế hoạch kinh doanh. Doanh nghiệp cần bỏ nhiều thời gian hơn để thu thập đầy đủ các tư liệu cần thiết, tổng hợp lại và trình bày với các đối tượng cung cấp vốn cho doanh nghiệp . Sau đây là một số điều quan trọng cần trình bày với đối tượng cung cấp vốn cho doanh nghiệp:

  • Dự báo dòng tiền: Nếu doanh nghiệp đã có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sử dụng chúng để phát triển dự báo dòng tiền doanh nghiệp trong tương lai. Các dự báo nào giúp đối tượng cung cấp vốn cho doanh nghiệp biết được vốn của họ được doanh nghiệp sử dụng như thế nào và khả năng hoàn vốn ra sao. Dòng tiền mặt rất cần thiết đối với doanh nghiệp, thiếu nó doanh nghiệp khó có thể duy trì hoạt động.
  • Kế hoạch phát triển: Kế hoạch phát triển rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Làm thế nào đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng? Một chiến lược kinh doanh/ chiến lược marketing – bán hàng tốt sẽ cho đối tượng cung cấp vốn cho doanh nghiệp thấy doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển như thế nào.

Cấu trúc bản kế hoạch kinh doanh

Khi đã có tất cả tài liệu cần thiết, hãy tổng hợp chúng lại theo cấu trúc hợp lý. Đây là thứ tự cần thiết của bản kế hoạch kinh doanh:

  • Tóm tắt
  • Thông tin về công ty
  • Sản phẩm và dịch vụ
  • Phân tích thị trường ( nghiên cứu các số liệu về phân khúc, đối thủ, swot,…)
  • Chiến lược và thực hiện ( các chiến lược phù hợp với thị trường và tình hình doanh nghiệp,..)
  • Cơ cấu quản lý
  • Kế hoạch tài chính ( dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…)

Hãy chuẩn bị tất cả tài liệu liên quan, cần thiết cho việc lên kế hoạch kinh doanh, sau đó sắp xếp và tổng hợp chúng lại theo từng mục. Luôn luôn để từ 2 đến 3 người khác kiểm tra bản kế hoạch kinh doanh để đảm bảo thông tin cung cấp là chính xác và không có điều quan trọng nào bị bỏ sót. Nhà cung cấp vốn cho doanh nghiệp có thể phát hiện ra những sai sót trong bản kế hoạch kinh doanh và quyết định từ chối cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *