Home / Hỏi Đáp / Thì trường chứng khoán

Thì trường chứng khoán

Theo thời gian, thị trường chng khoán toàn cầu đã phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà giao dịchHọ đòi hỏi tính thanh khoản, phí giao dịch và chi phí phát sinh do trì hoãn đầu tư (delay cost) thấp, tính minh bạch cũng như giao dịch phải chắc chắn được hoàn thành. Dựa vào các yêu cầu trên, một số cấu trúc giao dịch thị trường chứng khoán đã trở nên thịnh hành trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các cấu trúc thị trường phổ biến nhất hiện nay.

THỊ TRƯỜNG ĐẤU GIÁ THEO LỆNH

Còn được biết đến với tên gọi thị trường dealer (tồn tại các nhà tạo lập thị trường), thị trường đấu giá theo lệnh gồm người mua, người bán giao dịch với những nhà tạo lập thị trường (market maker) hoặc đại lý (dealer). Các nhà tạo lập thị trường sẽ niêm yết giá mua vào (bid) và giá bán ra (ask) cho các loại cổ phiếu mà họ muốn mua hay bán trên thị trường. Chỉ có một vài đại lý nhất định mới được phép thực hiện chức năng tạo lập thị trường và đổi lại, họ được hưởng những đặc quyền như niêm yết giá, nhận thông tin về dòng lệnh giao dịch, bảng đấu giá và thường chỉ phải trả phí thấp hoặc không phải trả phí cho sở giao dịch.

Cấu trúc đấu giá theo lệnh thường thấy trong các thị trường phi tập trung (OTC) như trái phiếu, ngoại hối hay cổ phiếu. Nasdaq và London SEAQ là hai ví dụ về thị trường cổ phiếu được xây dựng từ thị trường đấu giá theo lệnh. Cũng phải chú ý rằng cấu trúc của Nasdaq cũng bao gồm một phần của thị trường đấu giá theo giá.

Ưu điểm của thị trường đấu giá theo lệnh thể hiện rõ nhất trong các thị trường thanh khoản kém. Trong các thị trường chứng khoán giao dịch thưa (khối lượng giao dịch thấp), đại lý có thể giúp làm tăng tính thanh khoản bằng cách nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngay tức thời. Từ việc tạo thanh khoản cho thị trường, các đại lý thu lợi từ chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Để kiếm lời, họ mua rẻ bán đắt và giữ tỷ lệ cổ phiếu được giao dịch trên toàn danh mục ở mức cao.

THỊ TRƯỜNG ĐẤU GIÁ THEO GIÁ

Một loại cấu trúc thị trường phổ biến khác là thị trường đấu giá theo giá. Loại cấu trúc này khớp lệnh của người mua và bán mà không cần người trung gian như thị trường đấu giá theo lệnh. Giá cả sẽ được xác định bằng lệnh giới hạn của nhà đầu tư cho các loại chứng khoán cụ thể. Phần lớn loại cấu trúc thị trường này hoạt động dựa trên quy trình đấu giá – người mua tìm kiếm giá chào mua thấp nhất và người bán tìm kiếm giá chào bán cao nhất. Giao dịch được thực hiện khi yêu cầu của hai bên khớp nhau.

Điểm mạnh của việc điều tiết thông qua đặt lệnh trong một thi trường có tính thanh khoản cao là sẽ có một lượng lớn người mua và bán chứng khoán. Thông thường, số lượng người giao dịch càng lớn thì giá cả càng trở nên cạnh tranh, dẫn đến người giao dịch được hưởng giá tốt hơn. Hạn chế của cấu trúc này là trong thị trường có ít người giao dịch, tính thanh khoản có thể rất thấp và Toronto Stock Exchange (TSX) ở Canada là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, có hai loại trên thị trường đấu giá theo giá đó là: khớp lệnh định kì và khớp lệnh liên tục. Trong thị trường khớp lệnh định kì, các lệnh mua và bán sẽ được thu thập tại những thời điểm xác định trong ngày, chúng sẽ được khớp lệnh để xác định giá chứng khoán. Ngược lại, trong thị trường khớp lệnh liên tục, các lệnh sẽ được khớp liên tục trong suốt khung giờ giao dịch miễn là lệnh mua và lệnh bán khớp với nhau.

THỊ TRƯỜNG LAI

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là một ví dụ điển hình cho loại hình cấu trúc này. Cấu trúc thị trường lai kết hợp đặc điểm của thị trường điều tiết qua giá niêm yết và thị trường hoạt động thông qua đặt lệnh. NYSE phần lớn sử dụng phương thức khớp lệnh giữa người mua và bán, tuy nhiên, nó cũng tận dụng các nhà tạo lập thị trường nhằm làm tăng thanh khoản cho thị trường khi cần. Ngoài việc là một thị trường lai, NYSE còn là thị trường khớp lệnh liên tục.

THỊ TRƯỜNG QUA MÔI GIỚI

Đây là thị trường cần người người môi giới ở trung gian để tìm các bên mua bán. Khi khách hàng yêu cầu môi giới đặt lệnh, người môi giới sẽ tìm kiếm trong hệ thống các bên thích hợp để giao dịch. Thông thường, thị trường qua trung gian môi giới được sử dụng cho các loại chứng khoán không có thị trường thứ cấp và/hoặc tính thanh khoản không cao. Thị trường này cũng thường phổ biến cho giao dịch với lô lớn các trái phiếu hoặc cổ phiếu thanh khoản thấp.

Thị trường bất động sản trực tiếp là một ví dụ cho thị trường qua trung gian. Thị trường này giao dịch tài sản khá đặc thù và thanh khoản không cao. Khách hàng thường phải thuê môi giới để tìm người mua nhà của mình. Trong loại hình thị trường này, không thể có đại lý nào đủ lớn để nắm giữ một khối lượng tài sản như trong thị trường đấu giá theo lệnh. Ngoài ra, cấu trúc thị trường đấu giá theo giá không thể áp dụng trong thị trường này vì tính thanh khoản thấp và giao dịch xảy ra không thường xuyên.

KẾT LUẬN

Có nhiều loại cấu trúc thị trường khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người giao dịch. Cấu trúc thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc xác định chi phí giao dịch chung cho các giao dịch lớn và có thể ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận của mỗi giao dịch. Thêm vào đó, chiến lược giao dịch của bạn có thể không phù hợp vơi tất cả các cấu trúc thị trường, vì vậy, hiểu biết về những cấu trúc thị trường hiện hành có thể giúp bạn xác định thị trường phù hợp nhất cho chiến lược giao dịch của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *