Thống kê tình hình doanh nghiệp phá sản Quý I/2015

Năm 2008, khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.
Giai đoạn 2011-2014 dưới tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt khó khăn thách thức: tốc độ tăng trưởng chậm giao động quanh mức 5-7%/năm, sức mua trong nước giảm, doanh nghiệp phá sản hàng loạt…
Bảng: Doanh nghiệp Việt Nam phá sản giai đoạn 2011-2014

Năm 2011 2012 2013 2014
Phá sản 52739 54261 60767 67823
Thành lập mới 77552 69874 76955 74842
Số vốn đăng ký(Tỷ) 513478 467265 398700 432200

Nguồn Tổng Cục Thống Kê

dn

dangkyvon

Một vài nguyên nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ đi đến tình trạng bị phá sản là :

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thương mại của Việt Nam, chính vì vậy, các doanh nghiệp dễ bị ảnh hưởng, gặp khó dẫn tới giải thể.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vốn đầu tư thấp, tay nghệ, trình độ quản lý kinh doanh thấp … nên khả năng cạnh tranh thấp. Điều này cũng dễ dẫn tới việc doanh nghiệp dễ phá sản, giải thể khi không thể cạnh tranh được trên thương trường.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt nhỏ bé về quy mô nên tâm lý của các ông chủ cũng dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, chuyện từ bỏ kinh doanh này chuyển sang kinh doanh việc khác là chuyện diễn ra hằng ngày.

Và cuối cùng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo quản lý lao động còn yếu kém, công tác quản lý hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ ở nước ta còn nhiều hạn chế, còn thua kém các nước khác rất nhiều.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quý I/2015 cả nước có trên 19.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 111,2 nghìn tỷ đồng (tăng 3,8% về số doanh nghiệp và 13,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014). Về cơ cấu doanh nghiệp đăng ký theo lĩnh vực hoạt động, có những ngành có xu hướng tốt lên như: Nghệ thuật, vui chơi, giải trí (127,1%); kinh doanh bất động sản (48,5%); nông lâm nghiệp và thủy sản (36,4%)

Báo cáo trên cũng cho biết, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong quý I/2015 của cả nước là 2.565 doanh nghiệp, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước, hầu hết các doanh nghiệp phá sản đều có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
Ngoài ra báo cáo còn thống kê số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động là 16.175 doanh nghiệp, tăng 14,2% so với quý I/2014, gồm 5.548 doanh nghiệp đăng kỹ ngừng hoạt động có thời hạn; 10.627 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Nguồn Tổng Hợp

Để lại một bình luận