Home / Phát triển doanh nghiệp / Thống kê / Thống kê dân số / THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ THỐNG KÊ DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2020

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VÀ THỐNG KÊ DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2020

I. Dân số Việt Nam

Theo kết quả công bố của Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc dân số Việt Nam năm 2019 có gần 96,2 triệu người. Với cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 68%, đây là đối tượng đông đảo và mức chi tiêu cao. Dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi chiếm khoảng 65,4 triệu người đây là những khách hàng rất tiềm năng sẽ gia nhập thị trường trong thời gian tới.

Trong năm 2020, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.254 người và đạt 97.734.158 người vào đầu năm 2021. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương, vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 945.967 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm -115.713 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ ít hơn so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Theo ước tính của chúng tôi, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Việt Nam vào năm 2020 sẽ như sau: 4.293 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày 1.701 người chết trung bình mỗi ngày -317 người di cư trung bình mỗi ngày Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người mỗi ngày trong năm 2020 (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

I. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam

[1]

Theo IMF, năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mức 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người, đó là: Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc.

Theo bà Era Dabla-Norris, đại diện Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF, bước sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phục hồi mạnh mẽ với GDP dự kiến tăng lên 6,5%.

Lý giải về điều này, bà Era Dabla-Norris nhận định, năm 2021, khi các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước được bình thường hóa, những chính sách củng cố tài khoá thận trọng trong năm 2020 sẽ là bước tạo đà cho Việt Nam vượt qua các bất ổn và phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP.

Việt Nam đã kiểm soát, khống chế dịch bệnh Covid-19 trong khi dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới, cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cho rằng Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, có cách làm đúng, kịp thời, hiệu quả, chi phí thấp.

IMF đánh giá: “Thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cho thấy một minh chứng điển hình về cách một quốc gia đang phát triển có thể chống lại đại dịch, đem đến một bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác”.

Trước đó, tại báo cáo vào hồi tháng 10, IMF dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam dự báo sẽ đạt 12.100 USD vào năm 2020 và tăng lên 16.100 vào năm 2025 (tính theo phương pháp PPP).

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *