Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Thuyết Hai Nhân Tố Của Herzberg

Thuyết Hai Nhân Tố Của Herzberg

Sự ra đời thuyết hai nhân tố của Herzberg

Vào năm 1959, ông Herzberg và các đồng nghiệp đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với lớn. Trong đó có hơn 200 kỹ sư và các kế toán của ngành công nghiệp khác nhau. Sau đó ông rút ra được nhiều kết luận thú vị. Ông đặt các câu hỏi về các loại nhân tố đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động như:

  • Khi nào có các tác dụng động viên họ làm việc
  • Khi nào sẽ có tác dụng ngược lại.

Với các kinh nghiệm chuyên môn của mình. Ông đã chia các nhu cầu của con người thành 2 loại độc lập. Và 2 loại này có ảnh hưởng đến hành vi của con người theo những cách khác nhau:

  • Khi con người không cảm thấy thỏa mãn với công việc của mình thì họ rất lo lắng về nơi họ đang làm việc.
  • Khi họ hài lòng thì rất quan tâm đến chính công việc của họ.

Ông đã chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn thành hai nhóm:

Nhóm 1:

Là nhóm yếu tố tạo sự động lực và sự thỏa mãn cho người thực hiện công việc. Đây là nhóm yếu tố thuộc vào lĩnh vực công việc và các nhu cầu cá nhân người lao động. Yếu tố này bao gồm những then chốt để tạo động lực và thỏa mãn trong công việc như sau:

  • Sự thành đạt
  • Sự tôn vinh, các công nhận thành tích của tổ chức, lãnh đạo và các đồng nghiệp.
  • Đặc điểm và bản chất bên trong của công việc.
  • Những trách nhiệm trong công việc.
  • Các cơ hội thăng tiến trong công việc.

Nhóm 2:

Chính là nhóm yếu tố thuộc về môi trường tổ chức. Nhóm này mang tính tích cực, giúp ngăn ngừa sự không thỏa mãn của người lao động đối với công việc. Nhưng nếu chỉ có nhóm này thì sẽ không đủ tạo ra các động lực. Và nó không thỏa mãn trong công việc của người lao động. Nhóm này bao gồm các yếu tố sau:

  • Điều kiện làm việc của người lao động.
  • Sự giám sát và quản lý trong công việc.
  • Chính sách và các chế độ quản trị trong các doanh nghiệp.
  • Các chính sách về lương và thưởng.
  • Các mối quan hệ giữa người – người trong doanh nghiệp đó.

Tóm lại, học thuyết của Herzberg đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực và sự thỏa mãn của những người lao động. Chúng có tác động đến việc thiết kế và thiết kế lại các công việc ở các doanh nghiệp. Nhưng học thuyết này không đem lại tính khả thi vì thực tế đối với những người lao động. Những yếu tố này không tách rời với nhau mà chúng hoạt động, tồn tại song song cùng nhau.

Ý nghĩa của thuyết hai nhân tố của Herzberg có ý nghĩa với các nhà quản trị ở các mặt sau:

  • Những nhân tố làm thỏa mãn cho người lao động khác với các nhân tố tạo ra những sự bất mãn. Cho nên bạn không thể mong đợi sự thỏa mãn bằng cách đơn giản là sự xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
  • Việc động viên các nhân viên phải được giải quyết một cách thỏa đáng đồng thời cả hai nhóm nhân tố được duy trì và động viên, không thể chú trọng một nhóm nào riêng biệt cả.

Nhưng cũng có những yếu tố không đồng tình với quan điểm của Herzbeg. Những phê phán này liên quan đến việc Herzbeg cho rằng các cách để tạo ra những yếu tố động lực trong các công việc.Con người sẽ cảm thấy rất hài lòng với công việc của mình. Có một vấn đề đặt ra chính là: việc hài lòng có mang lại hiệu quả làm việc cao hơn không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *