Tôn Tử viết:
– Phàm đến chiến địa trước đợi địch là chiếm được thế chủ động an nhàn, đến chiến địa sau ứng chiến với địch là lâm vào thế mệt mỏi. Vì thế, người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch chứ không thể theo sự điều khiển của quân địch.
– Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhữ địch. Khiến địch không thể đến nơi nó muốn, ấy là do ta ngăn cản được nó. Do thế, địch đang nghỉ ngơi, ta phải làm cho nó mệt mỏi, địch đầy đủ lương thảo, ta phải làm cho chúng đói khát, địch đóng trại yên ổn, ta phải làm cho chúng di chuyển, đó là vì nơi ta tấn công, địch ắt phải đến ứng cứu. Quân ta đi được nghìn dặm mà không mệt mỏi là do ta đến những nơi không bị địch ngăn trở, ta đánh mà chắc thắng là do ta tấn công vào nơi địch không cách gì phòng thủ, ta phòng thủ vững chắc do ta biết trước nơi sẽ bị địch tấn công.
– Người giỏi tiến công là người có thể làm cho địch không biết nơi mà phòng thủ, người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho địch không biết phải tiến công vào nơi nào. Vi diệu, vi diệu đến mức vô hình. Thần kỳ, thần kỳ đến mức vô thanh. Vì thế mà ta có thể nắm vận mạng của quân địch trong tay. Ta tiến công mà địch không cản nỗi vì ta như tiến vào chỗ không người, ta thoái lui mà địch không đuổi theo vì ta hành động nhanh lẹ, địch không đuổi kịp. Bởi thế, ta muốn đánh thì dù địch có lũy cao hào sâu cũng phải ứng chiến với ta vì ta đánh vào nơi địch buộc phải ứng cứu, ta không muốn đánh thì vạch đất mà phòng thủ, địch cũng không thể đến đánh ta vì ta làm cho chúng phải đổi hướng tiến công.
– Ta khiến địch để lộ thực lực mà ta thì vô hình thì ta có thể tập trung binh lực, còn địch thì phân tán lực lượng. Ta tập trung binh lực ở một nơi mà địch phân tán lực lượng ở mười chốn, tức là ta dùng mười đánh một (he he … địch không chột cũng … chết vì bị hội đồng), như thế quân ta đông quân địch ít, lợi thế hẳn cho ta. Dùng nhiều đánh ít, tương quan lực lượng ta với địch rõ ràng là mình thắng. Nơi ta muốn tiến công, địch chẳng thể nào biết, không thể biết ắt địch phải bố trí phòng thủ nhiều nơi, đã phòng bị nhiều nơi thì quân số bị phân bố ắt nơi ta cần tiến công sẽ có ít quân địch. Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chỗ.
– Vì thế, biết trước chiến địa và thời gian giao tranh thì dù xa ngàn dặm cũng có thể giao phong với địch. Không biết sẽ đánh ở đâu và vào lúc nào thì cánh trái không thể tiếp ứng cánh phải, cảnh phải không thể ứng tiếp cánh trái, mặt tiền không thể ứng cứu với mặt hậu, mặt hậu không thể ứng cứu mặt tiền, huống hồ xa ngoài ngàn dặm, gần trong vài dặm thì thế nào? Theo ý ta, vượt người về số quân đâu có ích chi cho ta trong việc thắng bại, thắng lợi có thể do ta tạo thành. Quân địch tuy đông, có thể làm cho chúng không thể đấu với ta được.
– Phải bày mưu lập kế, phân tích kế hoạch tác chiến của quân địch, khiêu khích địch để nắm tình hình và phương cách hành quân của địch, trinh sát xem chỗ nào có lợi, chỗ nào bất lợi, đánh thử xem binh lực của địch mạnh yếu thực hư thế nào. Ta ngụy
trang thật khéo khiến địch không tìm ra tung tích thì dù gián điệp có vào sâu trong đội hình cũng không biết rõ được quân ta, kẻ địch khôn ngoan mấy cũng chẳng biết cách đối phó với quân ta. Căn cứ vào sự thay đổi tình hình của địch mà vận dụng linh hoạt chiến thuật, dù có bày sẵn thắng lợi trước mắt chúng cũng không nhận ra sự ảo diệu của nó. Người ngoài chỉ biết ta dùng phương kế thắng địch chứ không biết ta đã vận dụng phương kế đó thế nào. Vì vậy, chiến thiến lần sau không lặp lại phương thức đã dùng trong lần trước mà phải thích ứng với tình hình mới, biến hóa vô cùng vô hình.
– Cách dùng binh cũng như dòng chảy của nước vậy, quy tắc vận hành của nước là từ chỗ cao đổ xuống thấp. Thắng lợi trên chiến trường là do ta biết tránh chỗ cứng, chỗ thực của quân địch mà đánh vào chỗ mềm, chỗ hư của địch. Nước tùy địa hình cao thấp mà định được hướng chảy, tác chiến căn cứ vào tình hình của địch mà quyết định cách đánh. Dụng binh tác chiến không có hình thế cố định, không có phương thức nhất định. Dựa vào biến đổi của địch mà chiến thắng thì gọi là dụng binh như thần. Ngũ hành tương sinh tương khắc, không có hành nào luôn thắng, bốn mùa nối tiếp nhau thay đổi, không có mùa nào cố định mãi, bóng mặt trời lúc dài lúc ngắn, vành trăng có khi tròn khi khuyết.
Mục Lục
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Nhất Thủy Kế
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Hai Tác Chiến
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Ba Mưu Công
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Bốn Quân Hình
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Năm Binh Thế
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Sáu Hư Thực
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Bảy Quân Tranh
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Tám Cửu Biến
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Chín Hành Quân
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Mười Địa Hình
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Mười Một Cửu Địa
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Mười Hai Hỏa Công
- Tôn Tử Binh Pháp: Thiên Thứ Mười Ba Dụng Gián
- Tôn Tử Binh Pháp: 36 Kế
- Tôn Tử Binh Pháp: Phương pháp 4 làm chủ
- Tôn Tử Binh Pháp: Các loại địa hình chiến đấu
- Tôn Tử Binh Pháp: Tôn Vũ đã cầm quân bao nhiêu lần