Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện?

Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện?

Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà ngày nay lại quan trọng đến thế? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tư duy phản biện là gì?

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.

Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).

Đặc điểm của tư duy phản biện

Tư duy phản biện không chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. người có tư duy phản biện tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.

Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.

Phương pháp rèn luyện

Không ngừng chau dồi kiến thức cho bản thân

Một suy nghĩ sai lầm mà rất nhiều người gặp phải. Đó là người có tư duy phản biện tốt là người nói giỏi. KHV muốn nhấn mạnh lại rằng, ở kỹ năng này, điều được đề cập đến đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất là Tư Duy. Trước khi nói ra, lập luận một vấn đề, cần phải hiểu rõ vấn đề đó. Để có thể có cái nhìn khách quan, tổng quát nhất. Điều đầu tiên phải làm đó là học tập. Không ngừng chau dồi thêm kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề.

Một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Đó là điều cần thiết. Ngược lại, nếu thiếu kiến thức nền tảng hay kiến thức chung, tổng quát của vấn đề. Phản biện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí đi vào bế tắc và buộc phải dừng lại.

Đánh giá mọi việc khách quan

Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi vào đó. Vấn đề sẽ không được mở rộng, phân tích cũng như giải quyết triệt đề. Vì vậy, thay vì suy nghĩ mọi thứ theo hướng cá nhân. Hãy loại bỏ góc nhìn chủ quan mà mở rộng, khách quan trong mọi việc. Từ đó, vấn đề sẽ được xem xét một cách logic, hạn chế rào cản trong phản biện.

Luôn đặt ra giả định và lật lại, xem xét lại vấn đề

Để tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu nhất. Việc đưa ra những câu hỏi giả định và lật lại vấn đề là điều không thể thiếu. Khi tiếp cận với một vấn đề hoặc một thông tin mới, cần luôn luôn đặt câu hỏi. Các câu hỏi giả định được đặt ra có thể liên quan đến vấn đề, liên quan đến các đánh giá về vấn đề. Từ đó, chủ đề được đưa ra sẽ sâu sắc hơn, hiểu chi tiết hơn.

Câu hỏi giả định có thể liên quan đến đánh giá của bản thân mình. Bạn có thể đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề. Đặt thêm nhiều câu hỏi để tư duy của bạn thêm hoàn thiện, hoàn hảo hơn.

Sau khi có những câu hỏi giả định và đưa ra được những đánh giá riêng. Hãy đem vấn đề ra để lật lại một lần nữa. Xem xét chúng theo khía cạnh ngược lại, có thể bạn sẽ tìm thêm được niều ý tưởng mới. Thậm chí, có thể phát hiện ra lỗ hỏng trong những suy nghĩ, lập luận trước đó.

Kết luận của vấn đề phải được đưa ra dựa trên tình hình thực tế

Trong quá trình tư duy phản biện, có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trước những phản bác, bạn đừng vội kết luận kết quả. Hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế. Xem xét sự việc đúng sai dựa trên những điều đã được chứng minh trước đó. Và tự đúc kết cho mình những kiến thức riêng.

Kết luận vấn đề theo cảm tính là điều tối kỵ. Điều này không chỉ khiến những tư duy và kiến thức của bạn bị sai, lệch. Nó còn khiến bạn mất tự tin trong những lần sau đó.

 

One comment

  1. Liệu có ai đã từng mong biết đến tử duy phản biện sớm hơn để biết rằng, ta cần chủ động tiếp thu kiến thức với một trái tim cầu thị, phải luôn biết cách đặt câu hỏi, phân tích vấn đề và soi xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhờ thế mà tư duy phản biện mang lại rất nhiều lợi ích cho chính cá nhân sở hữu tư duy phản biện tốt. Lợi ích của tư duy phản biện chính là khiến những người có lối tư duy ấy có khả năng phát triển tự thân từ đó có thể tìm hiểu bất kỳ vấn đề gì một cách rõ ràng và cụ thể nhất. Đọc thêm tại https://youth.com.vn/posts/loi-ich-cua-tu-duy-phan-bien-chu-thay-lieu-co-tra-cho-thay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *