Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Tuyên ngôn Bootstart

Tuyên ngôn Bootstart

Khi nào là thời điểm tốt nhất để biến những ý tưởng thành hiện thực, đây có lẽ là điều khó khăn đối với nhiều người, hãy xem bản tuyên ngôn Bootstart này có thể giúp bạn như thế nào nhé.

1. DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP Ở KHẮP NƠI

Trong cuộc sống, con người có sự khác biệt về diện mạo và ngôn ngữ. Chúng ta đang sống trong thời kì phục hưng của phong trào khởi nghiệp trên toàn thế giới. Điều này được thể hiện qua sự bùng nổ của các chương trình đào tạo kinh doanh trong đại học, những mô hình tăng tốc khởi nghiệp và vườn ươm mầm sáng tạo ở khắp mọi nơi chỉ trong vòng 5 năm qua.

Chúng ta đều có những mối quan tâm và lo ngại như nhau.

2. HÌNH MẪU VỀ DOANH NGHIỆP KHỞI ĐẦU TỪ GARA XE ĐÃ THAY ĐỔI

Những người khởi nghiệp không còn chỉ là hai người làm việc trong một gara xe nữa. Họ có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Lý do cho sự biến đổi đột ngột này có thể là:

1. Nợ sinh viên gia tăng

Gói vay hỗ trợ sinh viên ở Hoa Kỳ đã vượt qua mức 1 nghìn tỷ đô la. Thế hệ tiếp theo vẫn đang được đào tạo để trở thành nhân viên làm công ăn lương với chi phí tăng cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên công việc tốt ngày càng khó kiếm … Nhiều sinh viên thay vào đó tìm kiếm những chương trình đào tạo và kinh nghiệm khởi nghiệp từ khi học đại học (thậm chí là từ trung học) – một số có khát vọng tạo ra một Facebook tiếp theo, trong khi những người khác đơn giản chỉ muốn trang bị thêm kiến thức cho mình.

2. Sự biến mất của việc làm công ăn lương cả đời

Chế độ hưu trí cũng bị mất đi khi chúng ta bị mất đi sự ổn định trong công việc, nhiều người đang tìm cách kiểm soát tình hình và làm chủ số phận của mình. Việc khởi nghiệp bên cạnh một công việc chính đang là một xu thế.

3. Các công ty lớn: Đổi mới hoặc sụp đổ

Tốc độ của siêu đổi mới (disruptive innovation) – tạo ra giá trị, thị trường hoàn toàn mới, đánh thẳng vào thị trường đang có sẵn – tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua. Thậm chí những đột phá cũ cũng đang bị phá vỡ bởi những nhân tố mới.  Điều này đã làm tăng thêm vai trò ngày càng quan trọng của những người khởi nghiệp trong một tổ chức sẵn có (intrapreneur) – một doanh nhân làm việc cho một doanh nghiệp lớn để phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hiện biến các sáng kiến, sáng tạo ấy của mình thành những đột phá lợi nhuận cho doanh nghiệp cưu mang mình, theo sự chu cấp tài chính dồi dào của doanh nghiệp lớn ấy.

3. GIỜ LÀ LÚC THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ BẮT ĐẦU

Điều thực sự thúc đẩy sức hút của tinh thần khởi nghiệp là lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả chúng ta, ít nhiều, đều có thể truy cập vào các công cụ, kiến thức và tài nguyên tương tự như nhau nhờ Internet, toàn cầu hóa, công nghệ được cung cấp bởi Open Source và Điện toán đám mây. Việc thành lập một doanh nghiệp mới trở nên rẻ và nhanh chóng hơn bao giờ hết, và bây giờ là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầù.

Đây là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả chúng ta.

Tuy nhiên có một góc khuất trong tất cả những điều này.

4. HẦU HẾT CÁC SẢN PHẨM VẪN KHÔNG THÀNH CÔNG

Một thực tế đáng buồn là tỷ lệ thành công của sản phẩm không tỷ lệ thuận với số lượng ngày càng gia tăng của chúng. Một doanh nghiệp còn non trẻ rất khó để đạt được thành công và thật không may họ vẫn thất bại.

Và đó là một vấn đề thực sự.

Chúng ta dành rất nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực vào các sản phẩm này. Đặc biệt đối với những người khởi nghiệp lần đầu tiên, các thất bại này có thể là trở ngại lớn đối với tình hình tài chính cũng như tinh thần của họ.

5. MỘT TÁ LÝ DO TẠI SAO SẢN PHẨM KHÔNG THÀNH CÔNG

Dưới đây là mười hai lý do  thường được giải thích cho những ý tưởng thất bại:

  • Không có tiền
  • Đồng đội thiếu năng lực
  • Sản phẩm kém
  • Sai thời điểm
  • Không có khách hàng
  • Cạnh tranh gay gắt
  • Thiếu sự tập trung
  • Thiếu niềm đam mê
  • Địa điểm không thuận lợi
  • Không mang lại lợi nhuận
  • Đội ngũ kiệt sức
  • Vấn đề pháp lý

6. LÝ DO ĐẦU TIÊN TẠI SAO SẢN PHẨM THẤT BẠI

Trong tất cả những lý do trên, lý do cốt lõi chính là:

Chúng ta đơn giản chỉ là làm ra một thứ mà người khác không cần sử dụng.

Tại sao điều này xảy ra? Tôi cho rằng chính niềm đam mê cá nhân  của những người khởi nghiệp đối với các giải pháp do mình làm ra là yếu tố tiên quyết gây ra thất bại.

Đây được gọi là Innovator’s Bias- nghĩa là chúng ta chỉ tập trung vào vào việc làm thế nào để xây dựng cho ra được sản phẩm của mình mà không để ý đến sản phẩm đó giải quyết vấn đề gì trong hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chính cách tiệm cận là bắt tay vào làm ngay lại là một bước lùi. Bạn không thể cố ép bản thân cho ra được một đáp án rõ ràng, hiệu quả mà không biết vấn đề cần giải quyết là gì.

7. LÝ DO THỨ HAI KHIẾN SẢN PHẨM THẤT BẠI

Thất bại khi bạn bắt đầu là điều khó tránh khỏi. Lý do thứ hai tại sao các sản phẩm thất bại là chúng thậm chí còn chưa được triển khai xây dựng. Chúng ta dành quá nhiều thời gian để phân tích, lên kế hoạch, tìm lý do bào chữa – chúng ta chờ phải có bản kế hoạch kinh doanh trước, phải tìm nhà đầu tư, hoặc phải chuyển được đến Silicon Valley.

8. BẠN KHÔNG CẦN ĐƯỢC CHO PHÉP ĐỂ BẮT ĐẦU

Ngày nay mọi thứ đã thay đổi. Trước kia khởi nghiệp vốn đắt đỏ. Chỉ một thập kỷ trước thôi, chi phí để bắt đầu tiến hành làm cái gì đó đã rất tốn kém, từ việc xin giấy phép để xây dựng sản phẩm, hoặc tìm văn phòng để họp nhóm, vốn đầu tư .

Giờ đây, tất cả những điều này là miễn phí.

Câu hỏi hiện giờ không phải là:

“Chúng ta có thể xây dựng nó hay không?”

mà là,

“Chúng ta có nên xây dựng nó hay không?”

Bạn không cần nhiều tiền, con người, hoặc thời gian để trả lời câu hỏi này. Dưới đây là giải pháp.

9. NẮM RÕ VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ĐƯA RA GIẢI PHÁP CỦA BẠN

Trước tiên hãy thay đổi tư duy nền tảng của bạn. Khách hàng không muốn hiểu về giải pháp của bạn bằng việc mục tiêu của họ có đạt được hay không. Xác định được các vấn đề hoặc trở ngại họ gặp phải, và bạn sẽ biết phải xây dựng giải pháp như thế nào.

Chỉ tập trung vào giải pháp của bạn hơn là vấn đề của khách hàng là một vấn đề.

10. ĐỪNG VIẾT MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH DÀI DÒNG

Những kế hoạch kinh doanh thường dài dòng và mất nhiều thời gian và cũng không ai đọc hết nó. Hãy đưa ra một mô hình kinh doanh dài 1 trang. Bạn sẽ chỉ mất 20 phút thay vì 20 ngày. Mọi người có thể đọc luôn và chia sẻ suy nghĩ của họ.

11. MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA BẠN CHÍNH LÀ SẢN PHẨM

Kinh doanh mà không có doanh thu thì không phải là kinh doanh. Doanh thu cũng giống như oxy. Bạn  không sống vì oxy, nhưng bạn cần oxy để sống. Ý tưởng về sản phẩm thay đổi thế giới cũng tương tự như vậy.

Trước khi lao vào làm sản phẩm, hãy chắc chắn là vấn đề  mà bạn xác định cần giải quyết sẽ đáng giá với công sức và số tiền mà bạn bỏ ra.

12. HAY QUAN TÂM TỚI VỐN THỜI GIAN VÀ THỜI ĐIỂM

Bạn không thể biết thời điểm nảy ra ý tưởng là lúc nào nhưng bạn có thể kiểm soát thời gian dành cho nó. Không giống như tiền hay nhân lực,có thể dư dả hay thiếu thốn, thời gian trôi đi sẽ không thể lấy lại.

Thời gian là nguồn tài nguyên khan hiếm nhất của bạn. Hãy dùng nó một cách khôn ngoan.

Xác định thời gian là tất cả. Sức mạnh của deadling là nó xác định trước cho mọi người khoảng thời gian mà nó sẽ đến. Xác định khoảng thời gian cần thiết cho tất cả mọi việc. Đặt một cuộc hẹn với nhóm của bạn để chia sẻ kết quả của bạn và thảo luận làm thế nào để bạn có thể đi tiếp đến deadline từ bất cứ nơi nào bạn kết thúc. Đặt ra một deadline tiếp tới và tiếp tục hành động. Đây là cách tốt nhất để bạn giữ tính trách nhiệm của mình.

13. KHÔNG CHỈ CÓ TĂNG TỐC MÀ CÒN GIẢM TỐC

Tối ưu hóa thời gian không có nghĩa là làm mọi thứ thật nhanh, mà là làm chậm lại để tập trung vào thứ cần thiết. Hãy áp dụng quy tắc 80/20 của Pareto. Kết quả lớn nhất của bạn sẽ đến từ một vài hành động mang tính quyết định.

Việc của bạn là ưu tiên những gì được cho là mạo hiểm và nguy hiểm nhất lên đầu tiên. Hãy tạm gác lại những phần khác – cho đến khi những phần đó trở thành điều đáng lo ngại nhất.

14. KHÔNG PHẢI LÀ SỰ CÔNG NHẬN GIẢ TẠO, THỰC TẾ LÀ SẢN PHẨM CỦA BẠN ĐƯỢC CÔNG NHẬN MỚI QUAN TRỌNG

Những con số về các đặc tính, số lượng nhân lực hay số tiền mà bạn có trong ngân hàng không phải là những thước đo cho tiến độ phát triển.

Thước đo duy nhất là sự công nhận.

Sự công nhận là tỷ lệ thể hiện bạn thu được bao nhiêu giá trị kinh tế từ khách hàng.

Đừng hỏi người khác xem họ nghĩ gì về ý tưởng của bạn. Khách hàng mới quan trọng.

Đo lường những gì họ làm.

15. LOẠI BỎ TỪ THẤT BẠI RA KHỎI TỪ ĐIỂN CỦA BẠN

Những điều thất bại một cách nhanh chóng vốn dĩ là do nó được cho là những điều sinh ra để thất bại. Tuy nhiên, điều cấm kỵ trong thất bại là hầu hết mọi người nỗ lực để tránh khỏi, tô vẽ hoặc chạy trốn khỏi thất bại. Điều này là phản tác dụng. Thay vào đó, bạn cần loại bỏ hoàn toàn từ “thất bại” ra khỏi từ điển của mình.

  • Chia những ý tưởng hay chiến lược lớn của bạn thành các thí nghiệm nhỏ, nhanh, mang tính bổ sung.
  • Sử dụng triển khai theo giai đoạn để thực hiện ý tưởng của bạn theo quy mô từ nhỏ đến lớn.
  • Đào sâu những ý tưởng tốt, và âm thầm loại bỏ những ý tưởng tồi của bạn.

Khi bạn làm ba điều này, các bạn sẽ tránh được thất bại và hướng đến một mục tiêu lớn hơn.

Hãy khắt khe với ý tưởng của chính bạn nhưng hãy có niềm tin vào bản thân mình.

16. THỜI ĐIỂM ĐỂ THỰC HIỆN Ý TƯỞNG LỚN CỦA BẠN ĐÃ ĐẾN

Thế giới vốn luôn tồn tại rất nhiều vấn đề. Là một doanh nhân, bạn cần là người nhận ra chúng và có trách nhiệm kiếm tìm giải pháp. Tất cả những gì bạn phải làm là chú ý tới đúng vấn đề. Bạn giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng phải đó là tất cả những gì quan trọng sao?

Đừng lãng phí khoảnh khắc này. Hãy lục lại những ý tưởng mà sâu thẳm trong thâm tâm bạn muốn làm và bắt đầu hành động.

Đã đến lúc tái khởi động lại, nâng cấp và bắt đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *