Home / Phát triển doanh nghiệp / Tài Liệu / Việc biết 2 ngôn ngữ không hoàn toàn có lợi như bạn tưởng

Việc biết 2 ngôn ngữ không hoàn toàn có lợi như bạn tưởng

Việc thông thạo một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ đã trở nên quá phổ biến trên toàn thế giới. Theo ước tính có khoảng hơn một nửa dân số thế giới hiện nay là người song ngữ, và con số đó vẫn đang trên đà tăng lên.

Việc biết 2 ngôn ngữ không hoàn toàn có lợi như bạn tưởng

Theo các nhà tâm lý học nhận thức (cognitive psychologists), não của những người biết nhiều ngôn ngữ được vận động và luyện tập nhiều hơn do họ phải chuyển qua chuyển lại giữa các thứ tiếng để phù hợp với thời điểm nói, điều này giúp não khỏe mạnh và thông minh lên (tương tự như cơ bắp khi tập luyện).

Việc chuyển đổi qua lại này cũng giúp người biết ngoại ngữ tăng cường khả năng tập trung và hạn chế phân tán tốt hơn so với người chỉ biết một ngôn ngữ.

Do có thể tập trung và hạn chế thông tin nhiễu loạn tốt hơn, nên những người biết nhiều thứ tiếng có khả năng quan sát thế giới xung quanh tốt hơn, đồng thời khả năng multi-tasking – làm việc đa nhiệm cũng được nâng lên. Những khả năng này được giới chuyên môn gọi là “chức năng điều hành” (executive function).

Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một bộ não song ngữ có tốc độ lão hóa chậm hơn và chứng mất trí khi về già cũng xảy ra muộn hơn đến 5 năm.

Nhưng gần đây các nhà khoa học đã bắt đầu hoài nghi về việc liệu biết ngoại ngữ có thật sự mang lại toàn lợi ích về mặt nhận thức cho con người hay không.

Một cách tiếp cận mới

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Multilanguage & Cognition tại Đại học Anglia Ruskin của Anh đã quyết định sử dụng một phương pháp mới để hiểu được cách thức hoạt động của một bộ não song ngữ. Lần này họ tiến hành so sánh độ chính xác trong việc tự đánh giá khả năng làm việc của mình giữa những người song ngữ và độc ngữ.

Khả năng tự đánh giá bản thân này được gọi là “siêu nhận thức” (metacognition). Siêu nhận thức là “khả năng đánh giá khả năng nhận thức của chính mình” hoặc nói cách khác là khả năng “suy nghĩ về suy nghĩ”.

Khả năng này cực kì quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ khi một doanh nhân đánh giá tình hình doanh nghiệp của mình, anh ta cần phải phân tích một loạt các yếu tố, chẳng hạn doanh thu, chi phí và rủi ro, để đánh giá xem liệu công ty có đang hoạt động tốt hay không.

Niềm tin vào khả năng hoạt động của công ty do chính mình quản lý có thể là yếu tố quyết định trong việc lựa chọn có nên đầu tư thời gian và công sức cho công ty nữa không hay từ bỏ để tìm kiếm công việc khác.

Và thật đáng ngạc nhiên, các nhà khoa học nhận thấy những người biết ngoại ngữ có sự thấu hiểu về bản thân thấp hơn so với những người chỉ nói được 1 ngôn ngữ.

Cuộc thí nghiệm với các dấu chấm

Trong thí nghiệm này, các ứng viên phải quan sát 2 vòng tròn được tạo thành từ những dấu chấm trên màn hình và đoán xem vòng tròn nào có nhiều dấu chấm hơn. Sau đó người tham gia được hỏi về độ tự tin của họ đối với quyết định của chính mình, chấm trên thang điểm từ ít tự tin đến tự tin hơn so với bình thường.

Sau thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng nhóm song ngữ và nhóm độc ngữ đều có khả năng lựa chọn vòng tròn có số chấm cao hơn tương đương nhau. Tuy nhiên những người độc ngữ lại thể hiện tốt hơn trong việc phân biệt giữa lần họ đúng và lần họ sai.
Sau thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rằng nhóm song ngữ và nhóm độc ngữ đều có khả năng lựa chọn vòng tròn có số chấm cao hơn tương đương nhau. Tuy nhiên những người độc ngữ lại thể hiện tốt hơn trong việc phân biệt giữa lần họ đúng và lần họ sai.

Nói cách khác, những người song ngữ có sự thấu hiểu bản thân thấp hơn so với người độc ngữ. Điều này đi ngược lại với dự đoán ban đầu. Kết quả trên chỉ ra rằng việc biết nhiều hơn một ngôn ngữ không phải hoàn toàn có lợi cho việc nhận thức, mà còn có những mặt trái nhất định.

Thành NT

Theo Trí Thức Trẻ

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *