Home / Phát triển cá nhân / Xác định mục tiêu cuộc đời

Xác định mục tiêu cuộc đời

Trong doanh nghiệp, các mục tiêu (goals) là những vấn đề mà cả doanh nghiệp phải đạt đến, nhằm thực hiện trọn vẹn mục đích (purpose hay target).
Mục tiêu = kết quả mong muốn của một mục đích + thời hạn để thực hiện.
{Tất cả hành động của con người đều có một mục đích nào đó, họ chỉ hạnh phúc khi thỏa được ước nguyện của mình -Aristotle, nhà hiền triết người Hy Lạp}
 {Nhu cầu lớn nhất của con người tìm kiếm ý nghĩa và mục đích cuộc sống- Victor Frankl, nhà sáng lập trường phái tâm lý phân tích hiện thực về ý nghĩa cuộc sống}
Lợi ích lớn nhất khi bạn thiếtlập mục tiêu là bạn sẽ định hướng được con đường cần đi cho chính mình, để rồi làm việc có hiệu quả hơn và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ hơn.
Để hiểu rõ hơn sức mạnh to lớn của mục tiêu đối với sinh viên, trường đại học Yale đã tiến hành một cuộc khảo sát. Họ khảo sát những  sinh viên sắp tốt nghiệp của trường và những mục tiêu cụ thể của họ sau khi ra trường. Chỉ có 3% học sinh được khảo sát có mục tiêu cụ thể về công việc, số tiền muốn kiếm được và những khát khao thành công nào, họ còn thiết kế cuộc sống trong vòng 15-20 năm tới. Số còn lại 97% sinh viên không có mục tiêu lại cho rằng chuyện gì đến sẽ đến. Thật ngạc nhiên 20 năm sau, cuộc khảo sát đã cho thấy nhóm 3% có thu nhập cao gấp 3 lần thu nhập của nhóm 97%. Hay nói cách khác trung bình một sinh viên có xác định mục tiêu có thu nhập cao gấp 97 lần sinh viên không xác định mục tiêu.
Sau đây là một ví dụ về sự thành công của một người đã biết xác định mục tiêu từ rất sớm.Đó là chị Hi Tuệ Lâm tổng giám đốc tập đoàn đầu tư giáo dục quốc tế Trung Quốc, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn giáo dục trực tuyến đầu tiên của Trung Quốc. Chị luôn có hoài bão là sẽ trưởng thành sớm hơn mọi người, đi làm sớm hơn mọi người và đạt được thành công cũng sớm hơn mọi người. Do vậy, ngay từ khi 4 tuổi, Tuệ Lâm đã được bố mẹ cho đi học lớp một. Với thành tích học tập xuất sắc, nửa năm sau cô được đặc cách lên học lớp 3.Ngoài ra “14 tuổi học đại học, 18 tuổi làm giảng viên đại học. Năm 22 tuổi, một mình mang 20.000 đô la Mỹ đầu tư vào thị trường phố Wall tại Mỹ, và nhanh chóng kiếm được 1 triệu đô la Mỹ trong một thời gian ngắn. Năm 27 tuổi quay trở về quê hương và thành lập tập đoàn giáo dục trực tuyến đầu tiên tại Trung Quốc.Năm 30 tuổi đã đứng đầu một công ty lớn với tài sản lên tới 60 triệu đô la Mỹ”.  Đó là một bằng chứng hùng hồn về lợi ích của việc đặt mục tiêu.  Còn ngần ngại gì nữa mà bạn không thiết lập một mục tiêu cho riêng mình???
Cách xác lập mục tiêu :
Có 2 loại mục tiêu : Mục tiêu ngắn hạn và Mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà bạn muốn sớm đạt được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay và làm tốt bài kiểm tra vào sáng hôm sau. Hoặc như mục tiêu ngắn hạn của một bạn k11 chia sẻ là học kỳ 1 được làm thành viên của clb SSC, GPA trung bình đạt 7.0, học kỳ 2 đạt GPA 7.5 và thi thử Toefl iBT được 80. Còn mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà bạn phải ước tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được như năm sau thi được 100 điểm toefl iBT hoặc thông thạo cả 2 ngoại ngữ Anh và Nhật khi ra trường.Mục tiêu ngắn hạn thường là mục tiêu ngày, tuần, tháng. Còn mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu năm và chục năm trở lên.
6 bước xác lập mục tiêu cụ thể
–          Viết ra những gì bạn muốn một cách cụ thể
–          Liệt kê tất cả các lợi ích và các lý do khiến bạn phải đạt được mục tiêu.
–          Lên kế hoạch hành động
–          Xác định thời hạn
–          Tưởng tượng khi bạn đã hoàn thành mục tiêu để tiếp thêm động lực làm việc
–          Hành động ngay tức khắc để giữ vững tâm thế
Các tiêu chí cần có của mục tiêu:
Ghi các mục tiêu ra thật rõ ràng. Trình bày những gì bạn cần làm chứ không phải những gì bạn nên tránh. Ví dụ: nếu bạn cảm thầy thói quen ăn uống của mình có vấn đề thì bạn có thể đưa ra mục tiêu như sau “Tôi sẽ ăn nhiều hoa quả và rau xanh hơn để có lối sống lành mạnh hơn”. Bạn không nên nói “Tôi sẽ không ăn kẹo, bánh và các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ”. Nếu bạn luôn nghĩ đến những việc bạn cần làm ( thay vì những việc không nên làm ) thì sẽ dễ dàng thành công hơn và sẽ có ý nghĩ tích cực hơn về việc cần làm để đạt được mục tiêu.
– Đặt ra những tiêu chuẩn cao nhưng phải thiết thực.Đưa ra mục tiêu có thể đạt được nhưng đừng đưa ra những mục tiêu có thể dễ dàng đạt được như vậy bạn sẽ thấy các mục tiêu này nhàm chán.Thách thức bản thân cũng là một điều rất quan trọng.
– Phải cụ thể: Nếu bạn đề ra mục tiêu không rõ ràng thì bạn sẽ khó xác định được bạn cần làm những gì để đạt được mục tiêu và bạn sẽ dễ dãi với bản thân khi bạn không thực hiện đúng theo kế hoạch. Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là “tôi muốn học giỏi” thì như vậy quá chung chung. Bạn cần cụ thể bạn muốn giỏi như thế nào, GPA bao nhiêu hay đứng top bao nhiêu trong lớp…
Mục tiêu là thứ gì đó giúp chúng ta tồn tại và đi mãi trên những đoạn đường đời. Một khi chúng ta mất mục tiêu, mất phương hướng thì chúng ta trở nên bồn chồn, lo âu. Bạn có bao giờ để ý thấy bạn chỉ thật sự sung sướng hạnh phúc khi đang thực hiện một điều gì đó chứ không phải là khi bạn đã hoàn thành nó không?
“Đề ra mục tiêu là việc hiển nhiên con người phải làm”.Chúng ta không thể sống mà không có mục tiêu hoặc ít nhất là không có trong một thời gian dài. Bạn nhất thiết phải có một mục tiêu nếu bây giờ bạn chưa đề ra cho mình một danh sách các mục tiêu cần phải thực hiện.
“Mục tiêu gì là không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải có mục tiêu”. Có người cứ tìm cách trì hoãn thực hiện những gì họ nghĩ là có liên quan đến cuộc đời họ. Họ không chắc mục tiêu họ đề ra là hoàn toàn có lợi cho họ hay không, và vì thế họ chẳng bao giờ làm được điều gì cả.
Ví dụ như bạn luôn mong muốn trở lại trường Đại học để học lấy mảnh bằng, thế nhưng bạn không chắc rằng mục tiêu này có hợp lý hay không. Và rồi bạn cứ chần chừ, cứ mong muốn, cứ tính toán như thế mãi. Hai mươi, ba mươi năm sau, khi bạn già rồi thì bạn vẫn còn lưỡng lự, mà thời gian thì hết mất rồi.
Bạn đã không thấy được rằng nếu bạn quyết định quay lại học, và rồi bạn thấy rằng điều đó không cần thiết với bạn nữa thì điều mà bạn có được là: bạn đã hiểu ra vấn đề. Bạn đã biết rõ hơn rằng việc gì sẽ có lợi hay không có lợi cho bạn. Những người thành công là những người cho rằng “Thất bại là mẹ của thành công”; những người không thành công lại là những người cho rằng “Thất bại làm cho ta thêm nhụt chí”.
Như ví dụ ở trên, khi bạn quay trở lại trường Đại học để học tiếp thì đích đến là mảnh bằng Đại học chẳng phải là điều quan trọng nhất mà quan trọng hơn tất cả chính là đoạn đường mà bạn đã đi qua. Một quãng thời gian mà bạn sẽ gặp gỡ thêm được nhiều người, tiếp xúc với nhiều người, học hỏi thêm nhiều điều, hiểu rõ bản thân mình hơn và có thêm nhiều kinh nghiệm.
Nếu như bạn định đi bộ vượt qua Châu Âu hoặc tạo một chiếc xe thể thao đời mới nhất, hay bắt đầu lập một công ty kinh doanh thì điều quan trọng không phải là việc đi bộ, chiếc xe hơi hay công ty kinh doanh mà là bạn phải trở thành một người như thế nào để đạt được mục tiêu đó.
Trong quá trình đi đến mục tiêu, bạn dần dần trở nên can đảm hơn, quyết đoán hơn, phát huy được những thế mạnh của mình, hiểu được nguyên tắc của bản thân, biết chịu đựng hơn, tự tin hơn,…
Những gì bạn thu nhặt được trong quá trình theo đuổi mục tiêu sẽ giúp bạn xem xét việc “Bạn sẽ trở nên như thế nào?”.
Khi bạn bắt đầu thực hiện mục tiêu thì bạn nên nhớ một điều là không phải mọi việc đều xảy ra một cách suôn sẻ. Mục tiêu nào cũng đầy trở ngại khó khăn.
Khi thủy triều dâng lên, nó dâng lên một chút và rút xuống một chút, và nó dần dần dâng lên theo một lộ trình như vậy. Khi một cái cây phát triển, lá rụng đi một ít và lá mới mọc ra nhiều hơn và kết quả là cây dần dần lớn hơn, to ra… Các sự vật diễn biến, phát triển trên hành tinh này đều theo một đồ thị gấp khúc đi lên, là một tiến trình bất di bất dịch.
Ví dụ như bạn bắt đầu một chương trình giảm cân và có lúc thấy mình có lúc giảm cân, có lúc lại tăng cân, thế là bạn cho rằng việc giảm cân khó mà thực hiện được, và thế là bạn đành chấp nhận mình là một người… hơi bị tròn trịa. Hoặc như bạn bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm tiền, và sau vài lần chi tiêu ngoài dự tính, bạn thấy không thể tiết kiệm được và dẹp luôn chuyện sống cần kiệm.
Hãy nhớ rằng, những người thành công không hẳn là những người thông minh kiệt xuất. Đơn giản là họ nắm bắt được quy luật phát triển của sự vật và nhận thấy rằng sự phát triển của họ phải tuân theo quy luật của các sự vật diễn ra xung quanh họ. Họ thấy rằng người ta đạt được đến mục tiêu bằng một quá trình điều chỉnh liên tục. Chúng ta đi sai đường (lệch hướng) thì điều chỉnh lại cho đúng hướng, điều chỉnh, điều chỉnh, và điều chỉnh.
“Hãy viết ra mục tiêu của chính mình”.
Có một điều mà bạn cần làm khi đề ra mục tiêu cho mình là hãy viết ra mục tiêu của mình.
Bạn hãy bỏ đi suy nghĩ “Tất cả mục tiêu đều nằm trong đầu tôi, và cứ thế mà làm thôi” mà lấy ra một tờ giấy, cây viết và làm cho mình một bảng danh sách những mục tiêu cần thực hiện. Bảng danh sách chẳng phải là việc duy nhất cần làm để đạt đến mục tiêu, nhưng có nó sẽ giúp ta định ra hướng đi để đạt được mục tiêu mà chúng ta muốn trong cuộc sống.
 Mục tiêu là cỗ xe chuyên chở chúng ta qua những đoạn đường chứa nhiều khó khăn thử thách, mà qua đó ta trưởng thành hơn. Chúng ta cần phải có mục tiêu không phải vì kết quả cuối cùng mà ta đạt được mà vì những gì thu nhặt được trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Các bước sau đây sẽ giúp bạn thành lập mục tiêu của mình:
  1. Xác định mục tiêu: Ghi ra một mục tiêu ngắn hạn và một mục tiêu dài hạn. Ví dụ: Tôi sẽ học tại một trường đại học ở Hà Nội chuyên nghành tiếng Anh để sau này trở thành giáo viên dạy tiếng Anh.
  2. Những lợi ích mà tôi sẽ có được nếu tôi đạt được mục tiêu của mình là gì?Chẳng hạn như là “Tôi sẽ có thể nói chuyện với người nước ngoài”, “vì tôi có thể hiểu tiếng Anh nên tôi sẽ có thể tiếp cận nhiều nguồn thông tin trên mạng internet.”
  3. Những trở ngại ngăn cản tôi đạt được muc tiêu của mình? Nếu tôi không tạo được thói quen học tốt từ bây giờ tôi sẽ không thể bước vào cổng trường đại học.” Sau khi xác định những trở ngại bạn cần lập ra chương trình thay đổi hành vi để giúp bạn khắc phục được bất kì thói quen nào làm hạn chế khả năng bạn giành được mục tiêu. Để hiểu rõ thêm về thay đổi hành vi hãy xem mục Thay đổi hành vi
  4. Bạn cần phải học hay làm gì? “Tôi phải tập thói quen học tập hợp lý như vậy tôi mới có thể làm tốt các bài thi.”, “Tôi cần học tiếng Anh.”
  5. Ai sẽ đông viên tôi? “Cô giáo tôi, mẹ tôi, hoặc người bạn hàng xóm là người Australia.”
  6. Kế hoạch thực hiện của tôi như thế nào? “Trước tiên tôi sẽ học bài hàng ngày để làm tốt các bài thi. Tôi sẽ dành thời gian để học tiếng Anh và luyện nói tiếng Anh với người bạn Australia. Tôi sẽ nộp hồ sơ vào một trường đại học ngoại ngữ nào đó ở Hà Nội
  7. Ngày hoàn thành: Khi nào tôi sẽ hoàn thành mục tiêu? Ví dụ đưa ra ngày bạn sẽ lên Đại học.

Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu cho bản thân

Vào một buổi chiều hoàng hôn, một người đàn ông bị lạc trong sa mạc, Ông ta bị lạc trong khi đi tìm một chàng trai trẻ cũng bị lạc, Buổi sáng ngày hôm sau, chàng trai quay trở về, còn người đàn ông kia không quay trở về nữa. Chàng trai có kể lại. Anh từng trải qua những trận bão cát, có nhiều lúc tình cảnh hết sức gian nan. Nhưng anh biết rõ mình đang ở đâu, biết rõ mục tiêu của mình là phải quay về được doanh trại, nhờ vậy anh đã quay trở về.
Người đàn ông đi tìm chàng trai trẻ bị lạc ấy, chắc hẳn cũng phải trải qua những trận bão cát, chắc hẳn ông ấy cũng ở trong tình cảnh vô cùng gian nan. Nguyên nhân chủ yếu khiến ông ấy mất tích là: mục tiêu của ông là tìm kiếm một người bị lạc, cái mà ông ấy tìm kiếm lại không ở một vị trí cố định, vì thế ông ấy bị lạc thực sự.
Khi bị rơi vào sa mạc cuộc đời, nếu cứ đi lẩn quẩn thì đương nhiên không nhìn thấy hy vọng và cũng không bao giờ đi ra khỏi sa mạc. Có thể rất nhiều người cho rằng lúc bấy giờ sự dũng cảm và nghị lực sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Nhưng nếu không xác định rõ vị trí của bản thân, không biết được mục tiêu của mình là gì, thì tất cả mọi sự nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.
Nguồn: sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *