Home / Phát triển doanh nghiệp / xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để không mắc lỗi

xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào để không mắc lỗi

1.      Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không có kế hoạch

Một trong những sai lầm thường thấy là nhiều nhà lãnh đạo chỉ có ý tưởng trong đầu “cần phải ngay lập tức xây dựng một nền văn hóa tích cực”. Điều đó tốt thôi! Nhưng nếu không có kế hoạch, cũng giống như bạn nhảy lên một con thuyền và lao ra biển không cần xác định trước đi theo hướng nào. Có thể bạn sẽ lạc đến một hoang đảo, cũng có thể bạn đặt chân lên một mảnh đất màu mỡ. Nhưng một điều chắc chắn là bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để tới đó. Chưa kể là có thể bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng do những khó khăn giông tố cản đường.

Bạn cần xem qua văn hóa mà bạn hiện đang có, nghiên cứu và nhìn nhận nó (bất kể bạn có kế hoạch hay không) và tìm các khía cạnh cần phải cải tiến. Bạn cần quyết định hướng đi của doanh nghiệp trong 3-5 năm tới, và xem xét lại các tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của bạn.

Trong bài viết “Quản lý thay đổi văn hóa doanh nghiệp” tác giả khẳng định rằng:

“Hai yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự thay đổi văn hóa tổ chức là hỗ trợ điều hành và đào tạo.”

Hỗ trợ điều hành: Giám đốc điều hành phải hỗ trợ thay đổi văn hóa theo những cách vượt xa so với hỗ trợ bằng lời nói. Họ phải thể hiện sự ủng hộ thay đổi văn hóa bằng cách thay đổi hành vi của chính mình.

Đào tạo: Thay đổi văn hóa phụ thuộc vào thay đổi hành vi. Các nhân viên phải hiểu rõ lãnh đạo mong đợi ở họ những gì và làm thế nào để thực sự áp dụng các hành vi văn hóa mới. Dùng đào tạo để truyền đạt những kỳ vọng và hành vi văn hóa mới giúp nhân viên học hỏi và thay đổi nhanh chóng.

Nếu bạn không lên kế hoạch trước cho những hoạt động này, bạn sẽ khó có thể đạt được kết quả mong đợi.

2.      Thiếu giao tiếp trong xây dựng văn hóa

Một sai lầm khác cần tránh khi bạn đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đó là không truyền đạt kế hoạch xây dựng văn hóa của bạn với bất kỳ ai.

Bạn cần phải đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là bất kỳ các cấp quản lý nào cũng đều phải hiểu rõ chiến lược văn hóa của doanh nghiệp là gì và dự kiến họ sẽ đóng vai trò định hình hay thay đổi văn hóa ở phương diện nào

Nhân viên không phải là nhà ngoại cảm, họ không thể làm theo cảm tính. Họ cần bạn truyền đạt rõ ràng kế hoạch kế hoạch của bạn là gì, phần nào trong văn hóa hiện tại bạn cảm thấy cần phải cải thiện. Nhận thức được những vấn đề như vậy là bước đầu tiên để giải quyết triệt để – bạn cần chia sẻ điều này với những người khác, để nó hoạt động thực sự hiệu quả.

KHÁM PHÁ:  Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?

Xem thêm: Văn hóa nội bộ cần phải được đa dạng hóa như thế nào để tạo nên giá trị?

3.      Tập trung vào tiêu cực quá nhiều

Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ cần dành phần lớn công việc để tái thiết lập nhịp điệu cho công ty. Bạn cần cảnh giác với tâm trạng và sóng năng lượng của mình đang lan truyền đến đội ngũ nhân viên. Nếu bạn cảm thấy có những yếu tố tiêu cực trong văn hóa hiện tại, bạn đừng lải nhải phàn nàn ca thán về nó, thay vào đó hãy tìm phương án giải quyết dứt điểm tránh những động thái tiêu cực lan truyền.

Nếu bạn muốn được nhân viên yêu mến như một đồng nghiệp thân thiện mang lại năng lượng tích cực cho văn phòng, hãy chủ động đề xuất khắc phục các vấn đề, thay vì luôn phàn nàn hoặc lan truyền sự tiêu cực.

Hãy xua đuổi tiêu cực trước khi nó bắt đầu lan rộng.

Hãy xua đuổi tiêu cực trước khi nó bắt đầu lan rộng.

4.      Ra quyết định tuyển dụng yếu kém

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực khó có thể toàn diện nếu lựa chọn tuyển dụng nhân sự tùy tiện. Bạn hãy ghi nhớ câu ngạn ngữ “Tuyển dụng chậm. Sa thải nhanh”. Nếu bạn có các nhân viên luôn đánh giá thấp người quản lý trực tiếp của họ, hoặc luôn lây truyền tiêu cực, có lẽ đã đến lúc để họ ra đi.

Trong quá trình tuyển dụng, bạn sẽ cần phải tìm một ứng viên xuất sắc đáp ứng đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc để giúp công ty phát triển. Tuy nhiên bạn cũng cần phải đánh giá lựa chọn liệu ứng viên này có phù hợp văn hóa hay không.

Nếu bạn phải lựa chọn giữa kỹ năng, tính cách và động lực làm việc, hãy nhớ rằng bạn có thể đào tạo kỹ năng cho bất kỳ ai, nhưng không dễ để đào tạo họ thay đổi tính cách.

Giữa 2 nhân viên bạn tuyển, 1 người kỹ năng rất giỏi nhưng suy nghĩ tiêu cực, 1 người kỹ năng còn yếu nhưng tính cách chính trực và sống tích cực. Bạn sẽ chọn ai? Nếu bạn hỏi tôi thì tôi sẽ chọn người sống tích cực.

Bài viết liên quan: Làm thế nào để tuyển dụng nhân sự phù hợp văn hóa doanh nghiệp?

5.      Thiếu thiết lập mục tiêu

Mục tiêu là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời mà bạn có thể thấy tự hào về nó. Mục tiêu thúc đẩy tất cả chúng ta tập trung và làm việc hướng tới kết quả được chia sẻ.

Tuy nhiên, bạn cần học cách ưu tiên mục tiêu của mình đúng cách vì đây là một kỹ năng quan trọng sẽ giúp bạn và doanh nghiệp thành công. Hãy lưu ý rằng các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn có suy nghĩ cân bằng về kế hoạch ngắn hạn và tư duy dài hạn.

“Thiết lập mục tiêu là bước đầu tiên để biến cái vô hình thành hữu hình.”

– Tony Robbins –

6.      Phớt lờ các nhu cầu xã hội

Một sai lầm phổ biến khác cần tránh khi bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không quan tâm đến các nhu cầu xã hội của nhân viên. Các nhà lãnh đạo vĩ đại khuyến khích tình bạn trong công việc vì nó giúp xây dựng văn hóa theo kiểu gia đình.

Nhân viên không chỉ muốn sáng cắp ô đi chiều cắp ô về. Họ muốn trải nghiệm một việc làm có ý nghĩa mà họ được tích cực tham gia vào đó. Vì vậy, hãy cố gắng chọn một vài ý tưởng gắn kết nhân viên thật hiệu quả, và hãy đồng hành cùng với họ.

7.      Không xác định rõ các giá trị cốt lõi

Ngày nay, có rất nhiều lãnh đạo đang cố gắng xây dựng một nền văn hóa tích cực nhưng không dựa trên các giá trị cốt lõi hay tuyên bố về sứ mệnh được viết ra đầy đủ.

KHÁM PHÁ:  Phù hợp Văn hoá – Tiêu chí vàng gắn kết và giữ chân nhân viên

Giá trị cốt lõi như bánh lái của một con thuyền. Chúng đem đến sự vững bền và là bản lề quan trọng trong tiến trình phát triển. Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản ánh bản sắc của doanh nghiệp.

Nếu không xác định được giá trị cốt lõi, doanh nghiệp sẽ phải tự mình quyết định xem những nguyên tắc ứng xử nào là quan trọng nhất. Đôi khi dẫn tới nhầm lẫn và chồng chéo.

Do vậy, hãy viết đầy đủ các giá trị cốt lõi dựa vào tầm nhìn vào sứ mệnh đã có và đảm bảo rằng bạn và đồng nghiệp cùng thể hiện những phẩm chất có trong các giá trị cốt lõi đó.

Xem thêm: Tầm nhìn và Sứ mệnh khác nhau như thế nào?

8.      Đừng quá cứng nhắc

Đôi khi tôi xem những bộ phim truyền hình, khi vị sếp to đi đến thì những tiếng cười nói khúc khích bỗng dưng biến mất, thay vào đó là những cái nhìn khép nép và sợ sệt cho đến khi bóng dáng của ông sếp khuất ra khỏi phòng.

Mỗi người cũng cần có một hạnh phúc nho nhỏ trong cuộc sống của họ, vì vậy đừng quên tận hưởng một vài niềm vui và nụ cười. Những dấu hiệu của một văn hóa doanh nghiệp tích cực có thể bạn sẽ thấy được chào đón với một khuôn mặt tươi cười hoặc bạn nghe thấy những lời chúc tốt đẹp vào buổi sáng, hay những lời khen của các nhân viên trò chuyện ở góc nào đó của văn phòng.

Điều này xảy ra ở nơi làm việc của bạn? Bạn cũng nên biết rằng, đôi khi nhân viên cũng cần tiếng cười để có niềm vui trong công việc. Là một người lãnh đạo tốt, đôi lúc bạn hãy khuyến khích một chút tiếng cười vang lên đâu đó ở trong văn phòng.

Xem thêm: 10 cách thúc đẩy Văn hóa Doanh nghiệp tích cực

9.      Suy nghĩ trong silo

Suy nghĩ trong silo là một kiểu tư duy đóng, hoặc hệ thống đóng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong một lĩnh vực kinh doanh của mình, hãy lường trước những tác động đối với các lĩnh vực khác trong doanh nghiệp. Suy nghĩ trong silo làm giảm hiệu quả của mọi người, hạn chế ý tưởng và làm suy yếu hiệu suất của tổ chức. Doanh nghiệp của bạn là một hệ thống hoàn chỉnh. Do vậy, khi bạn xây dựng văn hóa, hãy dự đoán những tác động của nó trong toàn công ty.

10.  Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ một lần là xong

Cuối cùng, sai lầm cuối cùng là quá phổ biến – một số nhà quản lý có ý tưởng sai về văn hóa là một mục danh sách kiểm tra mà bạn có thể thay đổi, đánh dấu và quên đi.

Đó là xa thực tế. Một văn hóa công ty tích cực cần có xu hướng liên tục, và định hướng. Bạn nên làm cho nó thường xuyên để xem xét mọi thứ đang diễn ra như thế nào, và những lĩnh vực bạn nên tập trung vào quý sau, sáu tháng hoặc năm.

Lời kết

Dù bạn có xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp của mình hay không thì nó cũng dần tự hình thành, có thể tốt hoặc xấu. Chủ động xây dựng văn hoá sẽ biến doanh nghiệp thành một nơi tuyệt vời để làm việc. Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hấp dẫn hơn cho bản thân và đội ngũ nhân viên.

Các giải pháp cho 10 sai lầm trên là;

  1. Luôn có kế hoạch trước
  2. Truyền thông rõ ràng với đội ngũ nhân viên
  3. Tránh lan truyền tiêu cực
  4. Tuyển dụng phù hợp văn hóa ngay từ đầu
  5. Đặt mục tiêu cho bản thân và nhân viên
  6. Đừng bỏ qua nhu cầu xã hội
  7. Xác định rõ các giá trị cốt lõi
  8. Suy nghĩ mở
  9. Luôn vui vẻ
  10. Nuôi dưỡng nền văn hóa tích cực

Nắm bắt những điều này, và bắt đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp của bạn để đạt được kết quả mà bạn mong muốn và đội ngũ nhân viên cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *