10 Sai lầm khi đầu tư chứng khoáng mà bạn nên biết

Trong thế giới tài chính đầy biến động, đầu tư chứng khoán không chỉ là một hình thức kiếm lợi nhuận. Mà còn là một thách thức đầy tri thức và sự chiến lược. Đầu tư chứng khoáng không phải chuyện dễ dàng. Bài viết dưới đây, Kehoachviet.com sẽ chia sẻ cho bạn 10 sai lầm khi đầu tư chứng khoáng. Cùng theo dõi nhé!

1. Không nghiên cứu thị trường

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các nhà đầu tư chứng khoán là họ thiếu việc nghiên cứu thị trường. Phần lớn nhà đầu tư thường “mơ hồ” về khả năng dự đoán của chính mình. Tin rằng họ có thể đoán được sự tăng hoặc giảm của thị trường dựa trên một vài lần may mắn “trúng thưởng” trước đó.

Tuy nhiên, với sự biến động không dừng của thị trường chứng khoán. Mọi rủi ro đều có thể xảy ra và nếu nhà đầu tư không thực hiện phân tích cẩn thận về tình hình thị trường. Họ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Theo dõi tín hiệu thị trường chứng khoán qua các biểu đồ điện tử để tìm kiếm những cơ hội đầu tư có tiềm năng sinh lời nhất.

2. Không học hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia

Câu “không có thầy đố mày làm nên” từ ông cha ta thật sự phản ánh đúng trong lĩnh vực chứng khoán. Nếu bạn không tìm được một người thầy giỏi cho mình. Bạn dễ rơi vào tình trạng thị trường thao túng. Đồng thời tăng khả năng mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Kết quả hình ảnh cho THAM KAHI Y KIEN CHUYEN GIATham khảo ý kiến chuyên gia

Chuyên gia chứng khoán là những người có kinh nghiệm thực tế. Luôn tiếp tục theo dõi mọi biến động của thị trường và có khả năng đưa ra những hướng dẫn chính xác về xu hướng thị trường. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ không chỉ giúp bạn tránh được những lỗ đau đớn mà còn cung cấp cho bạn sự tự tin. Hiểu biết sâu sắc hơn về các quy luật của thị trường chứng khoán.

3. Không chịu cắt lỗ, tư duy “Sau cơn mưa trời lại sáng”

Thực chất, tình trạng giảm giá cổ phiếu tạm thời xuất hiện ở nhiều công ty. Thế nhưng cũng có không ít công ty thua lỗ đến mức phải phá sản.

Ví dụ: Năm 2009 thị trường chứng khoán đã phải chao đảo khi hai ông lớn của ngành tài chính ngân hàng thế giới Bear Stearns và Lehman Brothers phá sản. Điều mà không một nhà đầu tư nào có thể ngờ được vì lợi nhuận kinh doanh của hai ngân hàng luôn ở top đầu thế giới trước đó.

Kết quả hình ảnh cho cắt lỗ

Cắt lỗ

Tư duy không cắt lỗ, chờ đợi giá tăng sẽ khiến bạn thụ động trong mọi quyết định và dễ rơi vào bẫy tài chính của “cá mập”. Bởi vậy để khắc phục sai lầm trên. Mỗi nhà đầu tư hãy tự đặt ra cho mình những nguyên tắc cắt lỗ – chốt lời trong đầu tư chứng khoán. Nghiêm túc thực hiện theo các quy định đã đề ra.

4. Mua cổ phiếu khi không biết giá cổ phiếu đã dừng giảm hay chưa

Tâm lý phổ quát của những nhà đầu tư mới thường là tham gia vào việc bắt đáy. Còn được biết đến là “bắt dao rơi”. Hành động này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư nếu thị trường tăng trở lại. Nhưng ngược lại, nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm. Họ có thể đối mặt với rủi ro thất bại. Phải đưa ra quyết định giữ đến khi giá tăng hoặc thoái vốn khỏi thị trường.

Kết quả hình ảnh cho giá cổ phiếu dừng giảm hay chưa

Không biết giá cổ phiếu đã dừng giảm hay chưa ?

Do đó, quan trọng là không nên cố gắng “bắt đáy” mà không xác định được cổ phiếu đã đạt đến đáy hay chưa. Nhà đầu tư nên duy trì sự bình tĩnh và tiếp cận thị trường. Với sự sáng tạo nhất để thực hiện các phân tích thông tin hiệu quả nhất.

5. Mã này đã tăng nhiều rồi làm sao mà tăng được nữa

Khi Warren Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Coca-Cola, giá mỗi cổ phiếu là $41.81. Trong thời gian sau đó, giá cổ phiếu Coca-Cola liên tục tăng. Những người cùng mua cổ phiếu Coca-Cola vào năm 1988 với ông đã quyết định bán hết cổ phiếu của họ. Vì họ nghĩ rằng giá cổ phiếu đã đạt đến đỉnh và không thể tăng thêm nữa. Tuy nhiên, quyết định này đã chứng minh là sai lầm. Vì Warren Buffett đã giữ chặt 400 triệu cổ phiếu Coca-Cola và đến thời điểm hiện tại. Ông đã thu về 16 tỷ USD.

Kết quả hình ảnh cho mua co phieu thoe cam tinh

Đây là một ví dụ rõ cho bài học về việc bán cổ phiếu vội vã mà không nhận ra giá trị tiềm năng của nó. Để tránh tâm lý bị ảnh hưởng bởi mong muốn chốt lời ngay lập tức. Nhà đầu tư cần nỗ lực tìm kiếm danh mục đầu tư chứa đựng cổ phiếu của những công ty có tiềm năng phát triển vượt trội so với thị trường. Bởi vì thực chất, giá cổ phiếu phản ánh khả năng kinh doanh của công ty và nhà đầu tư sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận khi công ty đó phát triển mạnh mẽ.

=>>>> Xem thêm: Nguyên tắc giao dịch chứng khoán

6. Sai lầm khi đầu tư chứng khoáng – Mua cổ phiếu theo cảm tính

Quyết định theo cảm tính là nguyên nhân dẫn đến thất bại của con người ở tất cả mọi lĩnh vực. Trong chứng khoán, mua cổ phiếu theo cảm tính mặc dù biết những biết rõ tin xấu về doanh nghiệp là sai lầm không hề hiếm gặp ở nhiều nhà đầu tư.

Bạn cần biết có rất nhiều cơ hội đầu tư khác trên thị trường, hãy dành thời gian nghiên cứu và phân tích để phát hiện ra các cổ phiếu tiềm năng hơn. Đừng để “phần con” lấn át quyết định của bạn, thay đổi tư duy đầu tư để đón nhận những kết quả tốt đẹp hơn.

7. Mua cổ phiếu theo phong trào

Nghe và phụ thuộc vào quyết định của đám đông thường là đặc điểm của nhiều nhà đầu tư mới. Hãy nhớ rằng số tiền bạn sử dụng trong giao dịch chứng khoán là vốn liếng. Một phần của mồ hôi bạn đã tích góp được. Vì vậy, đừng mạo hiểm đầu tư chỉ vì nghe theo các thông tin “lá cải” từ truyền thông hoặc nhận định không chính xác từ cá nhân nào đó. Thay vào đó, hãy dành thời gian để nghiên cứu các nguồn tài liệu đáng tin cậy về cổ phiếu mà bạn định đầu tư.

8. Mua bình quân giá giảm thay vì giá tăng

Quyết định mua cổ phiếu ở giá 50.000 đồng và tiếp tục mua thêm cổ phiếu giảm bình quân ở mức giá 40.000 đồng và 45.000 đồng là một chiến lược đầu tư nguy hiểm. Mua bình quân giá giảm có thể đưa bạn vào tình trạng thua lỗ hiện tại. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm sâu. Mức lỗ có thể trở nên nghiêm trọng.

Việc giảm giá cổ phiếu không đồng nghĩa với việc nó sẽ tăng trở lại. Thị trường có thể biến động không dự đoán. Có thể đưa giá xuống mức thấp hơn nữa. Nếu bạn tiếp tục mua bình quân giá giảm. Có khả năng bạn sẽ mất nhiều hơn mức bạn đã đầu tư ban đầu.

Thay vào đó, nhà đầu tư cần xem xét lại chiến lược đầu tư của mình. Đánh giá lại cơ hội và rủi ro. Cân nhắc có nên giữ hay thoát khỏi vị thế đầu tư hiện tại. Điều quan trọng là không nên hoạch định quyết định dựa trên việc giảm giá. Mà không xem xét kỹ lưỡng về tình hình thị trường và cơ fundamentals của doanh nghiệp.

9. Không sử dụng biểu đồ phân tích

Thời điểm hoàn hảo nhất để bạn mua một cổ phiếu là khi giá cổ phiếu có dấu hiệu đột phá từ một nền tảng giá ổn định tối thiểu trong khoảng 7 -8 tuần. Thế nhưng để xác định được điểm đột phá đó, nhà đầu tư cần phải biết sử dụng biểu đồ phân tích chứng khoán.

Kết quả hình ảnh cho bieu do phan tich

Biểu đồ phân tích

Biểu đồ sẽ cung cấp cho bạn các điểm giá tăng – giảm và khối lượng giao dịch của cổ phiếu theo từng thời kỳ. Từ đó chúng ta nắm bắt được xu hướng vận động của thị trường và để tránh mua phải những loại cổ phiếu “rởm”.

10. Mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ

Khi đạt được một số thắng lợi, nhà đầu tư thường có xu hướng mong muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng và dễ dàng hơn nữa. Tuy nhiên, sự tham lam quá mức có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Như việc mua vào ở vùng giá cao mà không kịp thời bán khi thị trường giảm sâu…

Kết quả hình ảnh cho mong muon lọi nhuan nhan ma de

Mong muốn lợi nhuận nhanh và dễ

Do đó, để đạt được lợi nhuận bền vững khi tham gia chứng khoán, nhà đầu tư cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đặc biệt là tính kỷ luật và khả năng kiểm soát bản thân trước khi tiếp cận thị trường. Điều này bao gồm việc không để tâm lý tham lam chi phối quyết định. Giữ cho chiến lược đầu tư được đặt ra một cách có chặt chẽ và tuân thủ kế hoạch đầu tư. Tính kỷ luật này giúp ngăn chặn những quyết định vội vã. Giữ cho nhà đầu tư ổn định trong mọi tình huống thị trường.

=>>>> Xem thêm: Động lực để thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng trưởng

Bài viết trên, Kehoachviet.com đã chia sẻ cho bạn 10 sai lầm khi đầu tư chứng khoáng. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận