I. Nghiên cứu marketing là gì?
Nghiên cứu Marketing ( Marketing research ) là hoạt động thu thập, ghi nhận và phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu liên quan đến sản phẩm, dịch vụ marketing. Mục tiêu chính của nghiên cứu marketing là cung cấp thông tin chi tiết và chính xác. Để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý và hiệu quả.
II. Nghiên cứu marketing quan trọng như thế nào?
Nghiên cứu marketing là một công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó cung cấp thông tin chi tiết về hành vi tiêu dùng, xu hướng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Bằng cách phân tích dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu marketing. Doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội kinh doanh mới. Phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
Nghiên cứu marketing cũng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh kịp thời để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu thông qua nghiên cứu marketing. Giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo sự trung thành từ khách hàng. Tóm lại, nghiên cứu marketing đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
=>>> Xem thêm: Những cách marketing online hiệu quả cho doanh nghiệp mới
III. Các bước nghiên cứu marketing
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing
Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh của bạn, nhiệm vụ đầu tiên trong các bước nghiên cứu marketing là xác định mục tiêu nghiên cứu:
- Phát hiện vấn đề: Xác định chính xác vấn đề là bước quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu. Việc xác định vấn đề bạn cần giải quyết sẽ quyết định bạn cần thông tin gì và làm thế nào để có được thông tin đó.
- Xác định mục tiêu: Trong quá trình nghiên cứu marketing, bạn cần thiết lập các mục tiêu nghiên cứu của mình. Mục tiêu có thể ở tầm vi mô đối với các chiến dịch marketing ngắn hạn và mang tính vĩ mô đối với các chiến dịch dài hạn.
Để phát hiện chính xác vấn đề và thiết lập mục tiêu đúng đắn. Bạn cần đặt ra và phát triển các câu hỏi. Thông thường, đây là những câu hỏi về thị trường mục tiêu hoặc người mua lý tưởng của bạn là ai. Dưới đây là hai dạng câu hỏi phổ biến mà bạn có thể áp dụng:
1. **Bạn muốn gì?** Mục tiêu bạn hướng tới là gì?
2. **Bạn phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó?**
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Khi bạn đã biết mình đang giải quyết vấn đề gì, đã đến lúc phát triển và thiết kế kế hoạch nghiên cứu. Có nhiều phương pháp bạn có thể kết hợp trong kế hoạch nghiên cứu của mình, điển hình là 3 phương pháp phổ biến sau:
- Phân tích dựa trên quan sát, ý thức và kinh nghiệm cá nhân.
- Sử dụng bảng câu hỏi khảo sát.
- Thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ hoặc mời khách hàng dùng thử để lấy ý kiến, đánh giá.
Bước 3: Thu nhập thông tin
Bước thứ 3 trong các giai đoạn của quá trình nghiên cứu marketing là thu thập dữ liệu và thông tin liên quan. Trong nghiên cứu tiếp thị, tùy theo mức độ của chiến dịch marketing. Bạn sẽ quyết định lựa chọn thu thập các kiểu dữ liệu khác nhau từ thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh:
- Định lượng: Hầu hết dữ liệu bạn thu thập được khi nghiên cứu tiếp thị sẽ là định lượng. Bao gồm các con số hoặc dữ liệu cụ thể.
- Định tính: Đây là dữ liệu mô tả và quan sát, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các hành vi và xu hướng của khách hàng.
Bước 4: Xác định phân khúc thị trường
Xác định phân khúc thị trường là quá trình chia thị trường khách hàng mục tiêu thành các nhóm cụ thể và có thể tiếp cận được. Phân khúc thị trường dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, nhu cầu, sở thích, hành vi và tâm lý của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp các chiến lược triển khai trở nên hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu thị trường – tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Thông tin có thể bao gồm số lượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường.
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh – là việc tìm hiểu về các đối thủ trực tiếp và gián tiếp của bạn. Để xác định ưu điểm và nhược điểm của họ.
Bước 5: Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin và dữ liệu cần thiết, bạn tiến hành phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu:
Phân tích dữ liệu:
- Tổng hợp và phân tích thông tin thu thập được để biến chúng thành những dữ liệu cô đọng nhất. Giúp người quản trị lựa chọn được kế hoạch marketing đúng đắn nhất.
- Lưu ý: Điều quan trọng là phải tìm kiếm các xu hướng trái ngược với các phần thông tin cụ thể. Đừng cố tìm các mẫu dựa trên các giả định của bạn trước khi thu thập dữ liệu.
Báo cáo kết quả:
- Viết một bản tóm tắt nghiên cứu, bao gồm quy trình bạn đã theo dõi, kết quả, kết luận. Những bước bạn đề xuất thực hiện dựa trên những kết quả đó.
- Việc phân tích kỹ lưỡng và báo cáo chính xác sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và ra quyết định chiến lược hiệu quả hơn.
Bước 6: Lên kế hoạch hành động
Bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu marketing là lên kế hoạch hành động. Sau khi đã có được kết quả nghiên cứu ở bước 5. Bạn tiến hành phát triển các chiến dịch tiếp thị:
- Đưa các chiến dịch, dự án marketing vào chạy sau khi trải qua thử nghiệm: Trước khi triển khai rộng rãi, các chiến dịch và dự án marketing cần được thử nghiệm để đảm bảo hiệu quả và điều chỉnh những điểm chưa phù hợp. Việc thử nghiệm giúp giảm thiểu rủi ro. Tăng khả năng thành công khi chiến dịch được áp dụng thực tế.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá, hoàn thiện dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc: Quá trình này bao gồm việc liên tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Dựa trên những dữ liệu và phản hồi thu thập được. Bạn cần thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa kết quả. Việc giám sát và đánh giá liên tục giúp đảm bảo rằng chiến dịch luôn đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
IV. Bước nào là bước quan trọng trong nghiên cứu marketing
Trong tất cả các bước nghiên cứu marketing mà Kehoachviet.com đã nêu trên thì bước nào cũng quan trọng như nhau. Tuy nhiên việc xác định vấn đề nghiên cứu marketing là quan trọng nhất. Nếu phát hiện đúng vấn đề thì bạn đã giải quyết được một nửa.
Còn nếu phát hiện sai vấn đề thì tức là nghiên cứu của doanh nghiệp bạn đã đã đi lạc hướng. Dẫn đến chi phí, thời gian bỏ ra là vô ích. Ngoài ra còn nhiếu vấn đề phát sinh khi xác định sai vấn đề nghiên cứu.
V. Một số quá trình nghiên cứu Marketing mẫu
1. Quá trình nghiên cứu marketing của Coca – Cola
Năm 2013, Coca-Cola đã tiến hành một nghiên cứu marketing về mối liên hệ giữa giá cả và nhu cầu tiêu dùng đồ uống. Quy trình nghiên cứu marketing được thực hiện như sau:
- Mục tiêu nghiên cứu:
- 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa giá cả và nhu cầu tiêu dùng đồ uống của khách hàng.
- Đề xuất giải pháp marketing để tối ưu chiến lược giá cả và nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại.
- Phân tích thống kê: phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích biến số, phân tích đa biến, phân tích nhân tố, phân tích chuỗi.
- Quy trình nghiên cứu marketing của Coca-Cola
- Thiết kế và chuẩn bị cho cuộc nghiên cứu.
- Thực hiện cuộc nghiên cứu: khảo sát trực tuyến hơn 1.000 người tiêu dùng (18 – 60 tuổi) trên phạm vi toàn cầu.
- Phân tích và đánh giá kết quả của cuộc nghiên cứu.
- Hành động dựa trên kết quả nghiên cứu.
2. Quá trình nghiên cứu marketing của Vinamilk
Trong năm 2016, Vinamilk đã tiến hành một cuộc nghiên cứu Marketing về thị trường sữa đặc tại Việt Nam. Với các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Đánh giá thị trường cạnh tranh và xác định cơ hội phát triển cho sản phẩm sữa đặc của thương hiệu Vinamilk tại thị trường Việt Nam.
- Đề xuất các chiến dịch marketing phù hợp để tăng cường hiệu suất kinh doanh.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp khách hàng thông qua các kênh online và offline.
- Phân tích dữ liệu thu thập được bằng cách sử dụng các công cụ thống kê.
- Tiến hành so sánh với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá vị thế của Vinamilk trên thị trường.
- Quy trình nghiên cứu marketing của Vinamilk:
- Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
- Phỏng vấn khách hàng để thu thập thông tin.
- Tiến hành khảo sát thị trường để hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức.
- Phân tích dữ liệu để rút ra các kết luận và đề xuất chiến lược.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của cuộc nghiên cứu để điều chỉnh và cải thiện.
- Xác định các hành động cụ thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả.
=>>> Xem thêm: Cách lên chiến lược marketing bứt phá cho doanh nghiệp mới
Nguồn: Kehoachviet.com tổng hợp