I. Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing được hiểu là một bản “kế hoạch tiếp thị tổng thể” của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Chiến lược này xác định cách doanh nghiệp tiếp cận, thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thực sự.
Một chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nó không chỉ là công cụ quan trọng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến đúng đối tượng mục tiêu. Mà còn là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng và củng cố vị thế thương hiệu trong lòng khách hàng.
II. Chiến lược marketing có thực sự quan trọng với doanh nghiệp ?
Một doanh nghiệp có chiến lược marketing hiệu quả thì doanh nghiệp ấy sẽ hiểu rõ ai là khách hàng tiềm năng của họ. Từ đó xây dựng các kế hoạch tiếp cận và thu hút những khách hàng này một cách hiệu quả. Tạo ra lợi thế cạnh tranh, nổi bật so với các đối thủ và chiếm lĩnh thị phần.
Chiến lược marketing còn giúp xây dựng và củng cố thương hiệu thông qua các hoạt động tiếp thị. Một chiến lược marketing được lên kế hoạch kỹ lưỡng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, bao gồm tài chính, nhân lực và thời gian, đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Điều cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
III. Có bao nhiêu chiến lược marketing hiện nay?
- Chiến lược Marketing-Mix: Là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Ban đầu, Marketing Mix gồm 4P: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả), Promotion (xúc tiến thương mại). Sau này, 3P khác được thêm vào là People (con người), Process (quy trình), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý), tạo thành 7P.
- Chiến lược Marketing Đại Trà: Marketing nhắm đến toàn bộ thị trường với một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nhằm thu hút một lượng lớn khách hàng. Chiến lược này phù hợp cho sản phẩm ít phân biệt về tính năng hoặc nhu cầu người dùng.
- Chiến lược Marketing Tập Trung: Marketing nhắm vào một phân đoạn thị trường cụ thể. Được doanh nghiệp coi là quan trọng nhất. Mục tiêu là giành vị thế ổn định trên thị trường này. Làm nền tảng cho sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai.
- Chiến lược Marketing Phân Biệt: Marketing nhắm đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Với các sản phẩm và chiến dịch quảng cáo riêng biệt cho từng phân khúc. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể.
=>>> Xem thêm: Những cách marketing online hiệu quả cho doanh nghiệp mới
IV. Cách lên chiến lược marketing cho doanh nghiệp
1. Định hình chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng là một yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing. Nếu bạn không thể tóm gọn rõ đối tượng khách hàng trong một câu, đó là thời điểm cần thực hiện.
Ví dụ: JUNO có thể xác định chân dung khách hàng mục tiêu như sau: “Phụ nữ, khoảng 20-50 tuổi, có gu thời trang, sống tại khu vực ngoại ô, đang tìm kiếm cửa hàng thời trang với giá bình dân.”
=> Với mô tả này, bộ phận marketing của Macy’s có thể phác thảo định nghĩa khách hàng mục tiêu một cách rõ ràng hơn. Khách hàng mục tiêu cần có các thông tin cơ bản như nhân khẩu học và tâm lý. Bao gồm độ tuổi, chức danh công việc, thu nhập, địa điểm, sở thích và vấn đề của họ.
2. Phân tích thực trạng doanh nghiệp
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng chiến lược Marketing. Việc đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Mô hình SWOT sẽ giúp bạn làm điều này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đối thủ cạnh tranh. Sau đó, tạo ra một bảng đánh giá tổng thể để có cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh hiện tại. Tiếp theo, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó xác định hướng phát triển phù hợp và lợi thế cạnh tranh của mình.
Bằng cách tổng hợp nhiều thông tin và đưa ra đánh giá chính xác, việc xây dựng chiến lược phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn.
3. Lựa chọn các công cụ phù hợp
Khi đã xác định mục tiêu, việc quan trọng tiếp theo là đảm bảo doanh nghiệp sở hữu các công cụ phù hợp để đo lường những mục tiêu trong chiến lược marketing. Các công cụ trực tuyến như HubSpot Marketing Hub, Trello, TrueNorth, Monday.com… cung cấp các dữ liệu phân tích và hỗ trợ người dùng theo dõi những nội dung khách hàng yêu thích và không thích.
Ngoài ra, các công cụ như Google Analytics cũng rất hữu ích để đo lường hiệu suất của bài viết blog và trang web. Việc sử dụng các công cụ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách mà chiến lược marketing của họ đang hoạt động và có thể điều chỉnh, tối ưu hóa để đạt được kết quả tốt nhất.
4. Xác định phân khác khách hàng
Sau khi hoàn thành đánh giá tổng quan về doanh nghiệp. Bước tiếp theo quan trọng là xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có định hướng đến phân khúc thị trường cao cấp hay bình dân? Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt.
Việc xác định phân khúc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng người tiêu dùng. Dựa trên thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, hành vi, thói quen… Bạn có thể chọn lựa kênh truyền thông phù hợp. Tạo ra những thông điệp mang tính đặc trưng nhất cho từng nhóm khách hàng.
5. Lên kế hoạch các chiến dịch truyền thông
Trong quá trình thực thi chiến lược marketing, doanh nghiệp cần xem xét các kênh truyền thông hiện có. Có thể phân chia chúng thành 3 nhóm chính: Paid media, Owned media và Earned media.
- Paid media: Đây là những kênh truyền thông mà doanh nghiệp phải trả phí để sử dụng nhằm thu hút khách hàng mục tiêu. Đây có thể là các kênh offline như TV, email trực tiếp, biển quảng cáo và cũng có thể là các kênh trực tuyến như social media quảng cáo, quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và trang web.
- Owned media: Đây là tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát. Bao gồm hình ảnh, video, podcast, ebook, infographic và các nội dung khác.
- Earned media: Đây là khái niệm tương đương với nội dung được tạo ra bởi người dùng. Điển hình là các hoạt động chia sẻ trên mạng xã hội, tweet về doanh nghiệp. Việc đăng ảnh trên Instagram và đánh dấu thương hiệu. Đây là các nội dung mà không phải trả phí. Thường được coi là có giá trị cao vì sự ảnh hưởng từ người dùng thực sự.
6. Cách lên chiến lược marketing – Thực thi chiến lược
Để thực thi chiến lược marketing một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau: <1> Nghiên cứu thị trường <2>Lập kế hoạch thực thi <3> Phân bổ nguồn lực <4>. Tổng hợp kế hoạch thực thi Một chiến lược marketing hiệu quả thường có tầm nhìn dài hạn, kéo dài đến 12 tháng. Với mỗi tháng được xác định các mốc thời gian để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là phần digital marketing trong chiến lược. Với một chiến lược cụ thể, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và thách thức.
V. Những lưu ý khi lên chiến lược marketing
Với những cách lên chiến lược marketing cho doanh nghiệp thì cần chú ý những vấn đề sau:
- Mục tiêu chiến lược marketing cần cụ thể (Specific), có thể đo lường (Measurable), khả thi (Achievable), phù hợp (Relevant) và có thời hạn (Time-bound)
- Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
- Đánh giá tổng quan thị trường
- Theo dõi các chỉ số hiệu quả chính (KPI) để đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing.
- Sử dụng nội dung sáng tạo và thu hút
- Thường xuyên tương tác với khách hàng
- Cần có các công cụ đo lường nhất định
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Kehoachviet.com tổng hợp