Home / Phát triển doanh nghiệp / Chiến lược Marketing / Nghề affiliate marketing là gì? Thu nhập của nghề này là bao nhiêu?

Nghề affiliate marketing là gì? Thu nhập của nghề này là bao nhiêu?

I. Affiliate marketing là gì?

Affiliate Marketing  (Tiếp thị liên kết) là một hình thức Marketing dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ cho các nhà cung cấp. Đây là một cách kiếm tiền online mới, tiện lợi. Mang lại hiệu quả nhanh chóng và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Do không giới hạn độ tuổi hay giới tính, bất kỳ ai cũng có cơ hội trở thành đối tác của các nhà cung cấp sản phẩm.

II. Nghề affiliate marketing là gì?

Nghề affiliate marketing là một hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó một cá nhân hoặc tổ chức (được gọi là “nhà tiếp thị liên kết”) quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác. Thông qua các đường link giới thiệu đặc biệt. Khi người dùng nhấp vào link này và thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, hoặc tải ứng dụng, nhà tiếp thị liên kết sẽ nhận được một khoản hoa hồng.

Đây là một phương thức kiếm tiền online phổ biến nhờ vào chi phí bắt đầu thấp và tính linh hoạt. Cho phép bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể tham gia. Các nhà tiếp thị liên kết cần có kiến thức về Digital Marketing và kỹ năng sáng tạo nội dung để thành công. Bởi họ phải thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. Việc liên tục trau dồi kiến thức và duy trì tương tác trên các nền tảng mạng xã hội là chìa khóa giúp họ xây dựng thương hiệu cá nhân và tăng thu nhập.

III. Ưu và nhược điểm của nghề affiliate marketing

Ưu điểm

  • Chi phí bắt đầu thấp: Bạn sẽ không cần trả chi phí hoặc chỉ trả rất ít để tham gia vào Affiliate Marketing. Vì hầu hết các công ty đều cung cấp dịch vụ này miễn phí.
  • Tham gia dễ dàng: Hiện nay, việc tham gia Affiliate Marketing khá dễ dàng và đơn giản.
  • Không cần lo lắng về vấn đề hàng hóa, vận chuyển hay đổi trả. Vì các nhà cung cấp sẽ xử lý những việc này.
  • Có thể kiếm thêm thu nhập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải ở một nơi cố định.

Nhược điểm

  • Bạn cần có thời gian để giới thiệu và người dùng biết đến các đường link liên kết của mình.
  • Bạn cần có kiến thức về tiếp thị và Digital Marketing.
  • Một số nền tảng Affiliate Marketing hạn chế việc quảng cáo. Nên bạn sẽ không thể sử dụng PPC để gia tăng thu nhập từ Affiliate Marketing.
  • Có thể có yêu cầu về số tiền tối thiểu nhất định để được chi trả thu nhập từ Affiliate Marketing.

=>>>> Xem thêm: Cách lên chiến lược marketing bứt phá cho doanh nghiệp mới

IV. Thu nhập của nghề affiliate marketing?

Trong thực tế, không có giới hạn về mức thu nhập đối với nghề Affiliate Marketing. Thu nhập của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và năng lực của bạn.

Bạn có thể kiếm từ vài trăm ngàn đồng đến vài trăm triệu đồng từ Affiliate Marketing. Để tăng nguồn thu nhập một cách ổn định hơn. Bạn cần liên tục trau dồi và cập nhật kiến thức về Affiliate Marketing. Cũng như thị trường mà bạn hoạt động. Điều này có thể bao gồm việc nắm vững các kỹ thuật tiếp thị mới nhất. Hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Xây dựng mối quan hệ mạng lưới chặt chẽ với các đối tác và nhà cung cấp.

V. Các hình thức affiliate marketing tại Việt Nam

  • Trả tiền cho mỗi lần bán hàng (CPS – Cost Per Sale): Với mỗi đơn hàng được đặt thông qua link giới thiệu và được thanh toán, nhận hàng thành công. Bạn sẽ nhận được phần trăm hoa hồng tương ứng dựa trên số giao dịch thành công đó.
  • Trả tiền cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL – Cost Per Lead): Với mỗi thao tác đăng ký, điền bảng, để lại email, số điện thoại của người dùng. Bạn sẽ được trả số tiền tương ứng.

  • Trả tiền trên mỗi lần nhấp chuột (CPC – Cost Per Click): Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất của Affiliate Marketing. Với mỗi lượt click vào website của nhà cung cấp thông qua quảng cáo. Người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận được hoa hồng đã thỏa thuận trước đó.
  • Trả tiền cho mỗi đơn đặt hàng (CPO – Cost Per Order): Khác với CPS, chỉ cần người dùng xem qua link sản phẩm mà bạn cung cấp và hoàn thành bước đặt hàng. Bạn sẽ được tính phần trăm hoa hồng ngay lập tức.
  • Trả tiền trên mỗi lần cài đặt ứng dụng di động (CPI – Cost Per Install): Khi khách hàng tải và cài đặt ứng dụng từ link tiếp thị liên kết. Bạn sẽ nhận được tiền tương ứng với giá trị cài đặt đó. Hình thức này thường được áp dụng cho các quảng cáo liên quan đến ứng dụng game trên điện thoại di động.

VI. Học gì để làm nghề affiliate marketing?

Cũng giống như Content Creator, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhà tiếp thị liên kết. Nhưng không phải ai cũng sẽ thành công. Hiếm khi thành công đến nhanh chóng hay dễ dàng. Nhưng khi thực hiện đúng cách và đầu tư thời gian. Bạn có thể tạo ra thu nhập ấn tượng.

1. Kiến thức Digital Marketing

Bạn có thể đăng ký các khóa học bài bản hoặc tự học. Điều quan trọng là nên trau dồi và đầu tư thêm kiến thức về Digital Marketing. Những kiến thức từ các khóa học về SEO, SEM, Video Marketing và hiểu biết về các nền tảng thương mại. Giúp bạn có nền tảng vững chắc để phát triển kênh Affiliate Marketing của mình. Ngoài ra, học cách xây dựng và sử dụng mạng xã hội, website và Email Marketing sẽ giúp công việc của bạn đạt kết quả tốt hơn.

2. Kỹ năng sáng tạo nội dung

Nội dung quyết định rất nhiều đến việc người dùng có hành động mua, click, hoặc đăng ký trên kênh của bạn. Vì vậy kỹ năng sáng tạo nội dung là rất cần thiết. Sáng tạo nội dung tốt không chỉ giúp bạn thu hút nhiều khán giả. Mà còn xây dựng sự tin tưởng và quan tâm từ người dùng. Liên tục trau dồi kỹ năng và tìm kiếm ý tưởng để tạo ra nội dung hay, ý nghĩa, và hữu ích cho người xem là cách tốt nhất để thu hút và giữ chân khán giả của bạn.

3. Kỹ năng Xây dựng hình ảnh bản thân

Bạn nên xác định thị trường ngách để tiếp thị nhằm giảm sự cạnh tranh và xây dựng thương hiệu bền vững. Từ đó, sử dụng một hay nhiều nền tảng để tiếp cận nhiều người với mục đích gia tăng lượng tương tác và tạo niềm tin. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì tương tác trên các kênh mạng xã hội một cách nhất quán. Mạng xã hội giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện lượt truy cập, lượt tương tác và lượt tiếp cận đối với các kênh Affiliate Marketing. Việc duy trì tương tác trên mạng xã hội đảm bảo rằng nhiều người sẽ nhìn thấy kênh của bạn hơn.

=>>>> Xem thêm: Email marketing là gì? Các hình thức email marketing phổ biến

Nguồn: Kehoachviet.com tổng hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *