Home / Phát triển doanh nghiệp / Lập kế hoạch kinh doanh / Cách lập kế hoạch kinh doanh

Cách lập kế hoạch kinh doanh

Sau đây là những bước quan trọng để hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh 1 cách chuyên nghiệp:

>> Mẫu sườn kế hoạch kinh doanh bản full
>> Làm sao để lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp?
>> Dự báo doanh thu như thế nào?
>> 
Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh
>> Dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp

1. Xác định các yêu cầu mà bản kế hoạch cần phải có: kế hoạch 1 năm hay 5 năm, kế hoạch để huy động vốn hay để lên chương trình hoạt động, tập trung vào chi tiết hay tổng thể…

2. Lựa chọn cấu trúc phù hợp:

  • Kế hoạch để huy động vốn, ký kết hợp đồng hay tiến hành các hoạt động đối ngoại thì phải tổng quan toàn diện, đảm bảo người đọc biết đủ về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên việc bố trí nội dung phải cân đối đủ nhưng không nên quá nhiều, và không nên quá đi sâu vào chi tiết.
  • Kế hoạch để doanh nghiệp triển khai hoạt động trong 1 khoảng thời gian nhất định thì nên tập trung vào những nội dung quan trọng như: phân tích thị trường, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing… Các phần giới thiệu nên trình bày vắn tắt rút gọn.
  • Kế hoạch bán hàng hoặc kế hoạch marketing thì cấu trúc nên tập trung trình bày thật chi tiết, cụ thể các chiến lược, chiến thuật, các kế hoạch cụ thể.

3. Lên kế hoạch nháp

  • Triển khai ý cơ bản trên bản kế hoạch: triển khai các ý có sẵn lên cấu trúc đã chọn và có thể edit lại cấu trúc 1 chút cho dễ triển khai ý hơn.
  • Tìm kiếm tài liệu để bổ sung những phần còn thiếu ý hoặc để thông tin cung cấp cho người đọc chính xác thuyết phục hơn.
  • Ước tính doanh số, doanh thu và cân đối tài chính tạm thời để hoàn thành bản nháp.

4. Hoàn thiện phần nội dung

  • Sắp xếp các ý vào đúng vị trí.
  • Chỉnh sửa, cắt bỏ những ý không đúng hoặc không cần thiết.
  • Tính toán các dữ liệu để đưa ra dự báo doanh số, doanh thu từ đó lên kế hoạch tài chính và phân bổ ngược lại tài chính cho bán hàng, marketing, nhân sự. Cân đối như thế cho đến khi tất cả số liệu khớp với nhau.

5. Tham khảo ý kiến các bên liên quan

  • Tham khảo ý kiến khách hàng, cấp trên hoặc các bên có liên quan đến bản kế hoạch xem có gì cần phải bổ sung hay chỉnh sửa không?

6. Hoàn thiện kế hoạch

  • Chỉnh sửa kế hoạch để đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan.
  • Sửa lỗi chính tả, thiết kế kế hoạch, dịch thuật…
  • Chỉnh sửa lại các phần cần thiết trước khi bàn giao kế hoạch.

7. Bàn giao, thực thi và đánh giá

8. Chỉnh sửa kế hoạch định kỳ

  • Các kế hoạch dù đã hoàn thiện thì vẫn cần phải chỉnh sửa định kỳ nhằm phù hợp hơn với tình hình và chỉnh sửa những sai sót còn lại.

Trong quá trình lên kế hoạch nháp thì không nên quá chau chuốt câu từ mà nên gi lại càng nhiều ý tưởng xuất hiện càng tốt, các ý tưởng này nếu không phù hợp có thể dễ dàng cắt bỏ sau.

Khi lập kế hoạch kinh doanh sẽ có nhiều lúc bạn không có ý tưởng những lúc như vậy thì bạn không nên đứng dậy đi vòng vòng mà nên tập trung đánh máy hoặc gi chép thật nhanh và thật nhiều tất cả những gì bạn có thể gi ra được. Nếu vẫn không có ý tưởng nào được viết ra thì hãy tạm thời bỏ quan phần đó và làm sang những phần khác rồi quay lại sau.

Nếu bạn quá mệt mỏi trong quá trình lập kế hoạch thì nên nghỉ ngơi. Tinh thần thoải mái các ý tưởng sẽ nhiều và chất lượng hơn.

Nguồn http://kehoachviet.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *